Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 7, Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác (Phần 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Thấy được các phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX, phong trào đập phá máy móc và bãi công.

2. Về kỹ năng:

- Biết phân tích đánh giá về quá trình phát triển của phong trào công nhân.

3. Về thái độ:

- HS thấy được tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân.

II. THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh trong SGK (H24,25).

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

? Các cuộc CMTS ở thế kỉ XIX nổ ra ntn?

? Vì sao các nước TB tăng cường XL thuộc địa?

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: Sự phát triển nhanh chóng của CNTB càng khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa 2 giai cấp TS và VS. Để giải quyết mâu thuẫn đó g/c VS đã tiến hành cuộc đấu tranh ntn? Để hiểu vấn đề này chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 3 trang cucpham 23/07/2022 5760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 7, Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 7, Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác (Phần 1)

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 7, Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác (Phần 1)
 Tuần 4
Tiết 7
Ngày soạn: ..................
Ngày dạy: ................. 
Bài 4
Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa mác (Tiết 1)
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Thấy được các phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX, phong trào đập phá máy móc và bãi công.
2. Về kỹ năng:
- Biết phân tích đánh giá về quá trình phát triển của phong trào công nhân.
3. Về thái độ:
- HS thấy được tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân.
II. Thiết bị đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh trong SGK (H24,25).
VI. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
? Các cuộc CMTS ở thế kỉ XIX nổ ra ntn?
? Vì sao các nước TB tăng cường XL thuộc địa?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Sự phát triển nhanh chóng của CNTB càng khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa 2 giai cấp TS và VS. Để giải quyết mâu thuẫn đó g/c VS đã tiến hành cuộc đấu tranh ntn? Để hiểu vấn đề này chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
I. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX.
1. Phong trào phá máy móc và bãi công.
 Mục tiêu: Giúp HS hiểu nguyên nhân và quá trình đập phá máy móc.
+?Giai cấp công nhân xuất thân từ tầng lớp nào?
+? Vì sao ngay từ khi mới ra đời g/c công nhân đã đấu tranh chống CNTB?
- GV cho HS quan sát và miêu tả H24, mô tả cuộc sống của công nhân Anh.
- GV cho HS đọc đoạn in nhỏ SGK.
+? Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?
+?Nêu và so sánh H24 và quyền trẻ em ngày nay?
+? Bị áp bức, giai cấp công nhân đã đấu tranh với hình thức nào? Vì sao họ lại sử dụng hình thức đấu tranh đó? nhận thức của g/c công nhân lúc này ntn?
+? Qua đấu tranh CN đã nhận thấy muốn đấu tranh thắng lợi họ phải làm gì?
+ Xuất thân từ nông dân, nông nô...
+ Bị bóc lột ngày càng nặng do lệ thuộc vào máy móc, nhịp độ nhanh và liên tục, làm việc nhiều giờ, nặng nhọc lương thấp....
+ Tiền lương trả thấp, lao động nhiều giờ. Chưa có ý thức đấu tranh.
- HS tự liên hệ.
+ Đập phá máy móc: Thể hiện sự nhận thức của công nhân còn thấp, họ cho rằng máy móc làm cho họ khổ...
+ Cần phải đoàn kết đấu tranh đ thành lập công đoàn.
- Cuối TK XVIII đầu TK XIX g/c công nhân đã đấu tranh quyết liệt chống lại TS.
- Hình thức đấu tranh chủ yếu là đập phá máy móc và bãi công.
- G/c công nhân đã thành lập tổ chức công đoàn.
Kết luận: sự áp bức của g/c TS đ công nhân đấu tranh đ hình thức ban đầu là đập phá máy móc.
2. Phong trào công nhân trong những năm 1830 - 1840.
 	Mục tiêu: Giúp HS thấy sỵ bùng nổ PT CN ở C.Âu và kết quả bước đầu.
- GV nêu: CNTB phát triển đ nhiều thành phố, trung tâm CN đ mâu thuẫn ngày càng gay gắt đ đấu tranh ngày càng quyết liệt.
+?ở Pháp, Đức, Anh có những phong trào đấu tranh tiêu biểu nào?
- GV cho HS quan sát H25.
- GV mô tả phong trào Hiến chương ở Anh.
+?Phong trào công nhân Châu Âu (1830 - 1840) có điểm gì khác so với phong trào công nhân trước đó?
+? Kết cục của PT đấu tranh..?
+? Tại sao những cuộc đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, nhưng lại không giành thắng lợi?
- HS dựa vào SGK trả lời.
- HS theo dõi.
+ Có sự đoàn kết, trở thành 1 lực lượng chính trị độc lập, trực tiếp đấu tranh chống lại TS.
+ Thất bại.
+ Thiếu lí luận cách mạng và một tổ chức cách mạng lãnh đạo...
- Phong trào công nhân (1830 -1840) phát triển mạnh quyết liệt, thể hiện sự đoàn kết, tính chính trị độc lập của công nhân.
- PT công nhân thất bại vì chưa có lí luận CM đùng đắn song đã đánh dấu sự trưởng thành của g/c công nhân quốc tế đ tạo điều kiện cho lí luận ra đời.
* Sơ kết:
- Phong trào công nhân trong buổi đầu đấu tranh rất sôi nổi, thể hiện ý thức ngày càng được nâng lên rõ rệt nhưng kết cục đều thất bại. Nhưng đây chính là điều kiện để lí luận CM ra đời.
4. Củng cố:
? Tóm tắt phong trào đấu tranh của công nhân từ đầu thế kỉ XIX - 1840? 
? Kết quả của các phong trào đó là gì??
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước phần II - Bài 4.
Cao An, ngày... tháng.....năm 200
	Tổ trưởng
 Đỗ Thị Đào

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_7_bai_4_phong_trao_cong_nhan_va_s.doc