Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 52: Nhân dân Hải Dương cùng cả nước chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (Trước năm 1930)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Nắm được tình hình HD vào cuối thế kỉ XIX đầu XX và phong trào chống Pháp trước tình hinh đô hộ của TD Pháp.

2. Về kỹ năng:

- Phân tích mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu XX.

3. Về thái độ:

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của quê hương.

II. THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Cuốn lịch sử Hải Dương - 2000.

- Các tư liệu lịch sử giai đoạn này.

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: Quê hương Hải Dương chúng ta với biết bao cảnh đẹp rất đáng tự hào. Tự hào hơn nữa chính là truyền thống đấu trnh bất khuất của nhân dân. Vậy trong thời kì TD Pháp đô hộ nhân dân HD đã chiến đấu như thế nào? Kết quả ra sao? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 3 trang cucpham 8200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 52: Nhân dân Hải Dương cùng cả nước chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (Trước năm 1930)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 52: Nhân dân Hải Dương cùng cả nước chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (Trước năm 1930)

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 52: Nhân dân Hải Dương cùng cả nước chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (Trước năm 1930)
 Tuần ...
Tiết 52
Ngày soạn: ..................
Ngày dạy: ................. 
Lịch sử Hải Dương: Bài 2
Nhân dân hải dương cùng cả nước chống thực dân pháp 
xâm lược và đô hộ (trước năm 1930)
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Nắm được tình hình HD vào cuối thế kỉ XIX đầu XX và phong trào chống Pháp trước tình hinh đô hộ của TD Pháp.
2. Về kỹ năng:
- Phân tích mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu XX.
3. Về thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của quê hương.
II. Thiết bị đồ dùng dạy học
- Cuốn lịch sử Hải Dương - 2000.
- Các tư liệu lịch sử giai đoạn này.
VI. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Quê hương Hải Dương chúng ta với biết bao cảnh đẹp rất đáng tự hào. Tự hào hơn nữa chính là truyền thống đấu trnh bất khuất của nhân dân. Vậy trong thời kì TD Pháp đô hộ nhân dân HD đã chiến đấu như thế nào? Kết quả ra sao? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
I. Vài nét về tình hình Hải Dương cuối thế kì XIX đầu thế kỉ XX.
	 Mục tiêu: Giúp HS nét khái quát tình hình HD cuối TK XIX đầu XX.
+? Em hãy nêu vài nét về vị trí, điều kiện tự nhiên, dân cư HD?
+? Chính vì vị trí quan trọng như vậy cho lên TD Pháp đã làm gì?
- GV: Pháp đã đưa những tên tay sai đắc lực và xảo quyệt như Lê Hoan, Hoàng Cao Khải để cai trị.( là 2 tên giúp Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy).
+? Em hãy cho biết một vài chính sách về kinh tế, chính trị và văn hoá của Pháp ở HD?
+?Em có so sánh gì về các chính sách này với các chính sách chung của Pháp mà chúng ta đã học?
- HS trả lời.
- HS thảo luận đưa ra các chính sách mà Pháp đã áp dụng ở HD.
+ Về cơ bản không có gì khác nhau, đều là chính sách cai trị bóc lột.
- HD là tỉnh nằm giữa đồng bằng Bắc bộ, có đất đai trù phú, tiềm năng kinh tế, có vị trí chiến lược quan trọng đ TD Pháp rất chú ý đến khu vực này.
+ Về kinh tế:
- Đầu tư khai thác mỏ than ở Đông Triều, Mạo Khê, Chí Linh, lập nhà máy rượu, máy xay ở HD.
- Tăng cường cướp ruộng đất của nông dân, sưu cao, thuế nặng.
+ Về chính trị: Đứng đầu là tên công sứ người Pháp, bên cạnh đó là chính quyền tay sai: Tổng đốc, tri phủ, tri huyện rồi chánh tổng, lí trưởng..
+ Văn hoá: Thi hành chính sách ngu dân ( cả tỉnh không có trường trung học, chỉ có một số trường tiểu học, trường tư thục).
Kết luận: Do vị trí chiến lược quan trọng, TD Pháp đã tăng cường các biện pháp để áp bức, bóc lột ở HD. Và đó chính là nguyên nhân dẫn tới các phong trào đấu tranh ở đây.
II. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược 
và đô hộ ở Hải Dương.
 	 Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu quá trình đấu tranh của nhân dân HD.
+? Hãy cho biết phong trào đấu tranh của nhân dân HD những năm cuối thế kỉ XIX?
- GV có thể lấy dẫn chứng thêm về cuộc đấu tranh giai đoạn này.
+? Nêu vài nét về phong trào giai đoạn đầu thế kỉ XIX?
- GV: Trong phạm vi cuộc khởi nghĩa Yên Bái ngày 15/2/1930 nổ ra cuộc bạo động ở Cổ Am (Vĩnh Bảo). Nguyễn Thái Học bị bắt tại Cổ Vịt - Chí Linh.
+? Như vậy em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân HD cuối thế kỉ XIX, đầu thế kì XX ?
+? PT ĐT đó có ý nghĩa gì?
 - GV bổ sung, kết luận.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
+ Nổ ra sôi nổi, rộng khắp....
+ Cùng cả nước tấn công trực tiếp và mạnh mẽ vào hệ thống cai trị của TD Pháp, làm chậm quá trình xâm lược, cai trị của Pháp...
1. Những năm cuối thế kỉ XIX:
- TD Pháp tấn công thành HD lần thứ nhất (12/1873) và lần thứ hai (8/1883). Nhân dân đã chống trả quyết liệt.
- ND hăng hái tham gia phong trào Cần Vương: Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do N. Thiện Thuật lãnh đạo ( căn cứ Hai Sông - Nhị Chiểu Kinh Môn. do Đốc Tít chỉ huy.
2. Phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XIX.
- Năm 1924 nổ ra cuộc bải công lớn ở nhà máy rượu HD.
- Năm 1925, 1926 phong trào đòi thả PBC và để tang PCT diễn ra mạnh mẽ.
- Năm 1928 - 1930, VN Quốc Dân Đảng đã gây dựng cơ sở ở thị xã HD, Tứ Kì, Nam Sách...
* Sơ kết:
- TD Pháp xâm lược VN , cùng với đó là quá trình xâm lược HD.
- TD Pháp đã thực hiện các chính sách nhằm khai thác bóc lột nhân dân HD.
- Trước tình hình đó nhân dân HD đã nổi dậy đấu tranh.
4. Củng cố:
? Quá trình xâm lược của Pháp và đấu tranh của nhân dân HD giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu XX?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Ôn tập toàn bộ kiến thức trong giai đoạn nghỉ hè.
Cao An, ngày... tháng.....năm 2006
	Tổ trưởng
 Đỗ Thị Đào

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_52_nhan_dan_hai_duong_cung_ca_nuo.doc