Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 49, Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1918 (Phần 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Nắm được một số phong trào yêu nước nổ ra trong chiến tranh thế giới I và hoạt động của lãnh tụ NAQ.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kĩ năng nhận định, phân tích đánh giá tư tưởng các nhân vật lịch sử.

3. Về thái độ:

- GD lòng căm ghét bon TD tàn bạo.

II. THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chân dung các nhà yêu nước: PBC, PCT.

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

? Trình bày về các giai cấp và tầng lớp trong XH VN đầu TK XX và thái độ của từng giai cấp?

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa, XH VN có nhiều biến đổi, và đó là điều kiện để xuất hiện luồng tư tưởng CM mới. Với xu hướng cách mạng mới xuất hiện ở VN thì phong trào cách mạng Việt nam phát triển như thế nào? Kết quả, ý nghĩa? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 4 trang cucpham 3600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 49, Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1918 (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 49, Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1918 (Phần 2)

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 49, Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1918 (Phần 2)
 Tuần 32
Tiết 49
Ngày soạn: ..................
Ngày dạy: ................. 
Bài 30
Phong trào yêu nước chống pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1918
( Tiết 2)
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Nắm được một số phong trào yêu nước nổ ra trong chiến tranh thế giới I và hoạt động của lãnh tụ NAQ.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nhận định, phân tích đánh giá tư tưởng các nhân vật lịch sử.
3. Về thái độ:
- GD lòng căm ghét bon TD tàn bạo.
II. Thiết bị đồ dùng dạy học
- Chân dung các nhà yêu nước: PBC, PCT..
VI. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
? Trình bày về các giai cấp và tầng lớp trong XH VN đầu TK XX và thái độ của từng giai cấp?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa, XH VN có nhiều biến đổi, và đó là điều kiện để xuất hiện luồng tư tưởng CM mới. Với xu hướng cách mạng mới xuất hiện ở VN thì phong trào cách mạng Việt nam phát triển như thế nào? Kết quả, ý nghĩa? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
II. Phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
1. Chính sách của Thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
 	 Mục tiêu: Giúp HS thấy hoàn cảnh ra đời và quá trình hoạt động của PTĐD.
+? Em hãy nêu những thay đổi trong chính sách kinh tế, xã hội cuả Pháp ở Việt nam trong thời kì CTTG I? Vì sao có sự thay đổi đó?
- GV giải thích thêm.
- HS trả lời.
+ TD Pháp là một bên tham chiến trong CTTG I...
a. Hoàn cảnh:
- Chúng ra sức vơ người,vét của dốc vào cuộc chiến.
- Tăng cường bắt lính.
- Nông nghiệp phcụ vụ chiến tranh.
- Mua công trái.
đ Đời sống nhân dân cực khổ.
Kết luận: TD Pháp tham gia CT cho nên phải thay đổi chính sách bcs lột đối với nhân dân ta.
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên.
 	 Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu diễn biến các cuộc khởi nghĩa.
+? Nêu diến biến của vụ mưu khởi nghĩa ở Huế?
- GV giải thích thêm về sự tham gia của vua Duy Tân.
+? Hãy trình bày kế hoạch hành động của vụ mưu khởi nghĩa ở Huế?
+? Em có suy nghĩ gì về sự thất bại nhanh chóng của cuộc khởi nghĩa?
+? Trình bày nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa?
+? Tóm tắt diễn biến?
+? Trong thời kì này ở Tây Nguyên có cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của ĐB dân tộc?
+GV cho HS thảo luận: Trình bày những nét lớn của 2 cuộc khởi nghĩa TN và Huế (đặc điểm, lực lượng tham gia phương pháp tiến hành)?
- HS trả lời.
- HS dựa vào SGK trả lời.
+ Tổ chức non kém.
+ Kế hoạch bị lộ trước lúc khởi nghĩa.
- HS thảo luận trả lời.
+ Đều là nổi dậy của binh lính.
+ KN Thái Nguyên có thêm lực lượng tù chính trị.
+ Lãnh đạo: Binh lính, sĩ phu....
a. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916).
+ Nguyên nhân:
- Pháp ráo riết bắt lính đưa sang Châu Âu.
- Binh lính căm phẫn, họ quyết tâm đứng lên đấu tranh.
+ Diến biến:
- Dự kiến nổi đậy đêm 3 rạng 4/5/1916.
- Kế hoạch bị lộ, cuộc khởi nghĩa thất bại nhanh chóng.
- Thái Phiên, Trần Cao Vân bị xử tử.
- Vua Duy Tân bị đầy sang Châu Phi.
b. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên.
+ Nguyên nhân:
- Binh lính Thái Nguyên căm phẫn với chế độ, đứng lên dưới sự lãnh đạo cảu Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến.
+ Diến biến:
- Nghĩa quân giết chết tên giám binh phá nhà lao thả tù chính trị.
- Chiếm tỉnh lị 7 ngày, sau đó rút lui.
- K/N kéo dài 5 thàng thì bị đàn áp.
c. Khởi nghĩa của Nơ-trang Nơng:
- 1912 khởi nghĩa của đồng bào Mơ Nông.
- 1916 K/N tan dần.
Kết luận: Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra đăc biệt trong thời gian CTTG I nổ ra, tuy nhiên đều thất bại đ Mở ra thời kì mới.
3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
	 Mục tiêu: HS hiểu hoạt động của NTT ở nước ngoài giai đoạn đầu.
+? Nêu tiểu sử NTT?
+? Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của NTT như thế nào?
- GV giới thiệu H107 và dùng lược đồ hành trình cứu nước.
+? Vì sao NTT ra đi tìm đường cứu nước? Con đường cứu nước này có gì mới so với các nhà yêu nước trước đó?
- HS trả lời.
+ Yêu cầu phải có đường lối...thoát khỏi tình trạng bế tắc.
+ Các sĩ phu sang P. Đông.
+ NTT sang P. Tây.
a. Tiểu sử và hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước:
- NTT sinh 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, nghệ An.
- Gia đình và quê hương có truyền thống cách mạng.
- Cách mạng bế tắc về đường lối.
+ Mục đích: Xem các nước PTây làm thế nào để cứu đồng bào mình.
b. Hoạt động:
- 6 năm vòng quanh thế giới.
- 1817 trở về Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
- Tiếp nhận ảnh hưởng của CMT10 Nga đ Cơ sở xác định con đường cứu nước chân chính cho CM VN.
* Sơ kết:
- CTTG I bùng nổ Pháp đã thay đổi chính sách bóc lột.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra những đều thất bại.
- NTT là vị cứu tinh của dân tộc, bước đầu hoạt động của Người đã mở ra một chân trời mới cho CMVN.
4. Củng cố:
? Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào cứu nước trong những năm 1914-1918?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Bài tập: Lập bảng thống kê phong trào yêu nước TK XX theo mẫu.
Phong trào
Mục đích
Hình thức, nội dung hoạt động chủ yếu
- Chuẩn bị bài mới: Bài 31- Ôn tập.
Cao An, ngày... tháng.....năm 2006
	Tổ trưởng
 Đỗ Thị Đào

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_49_bai_30_phong_trao_yeu_nuoc_cho.doc