Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 48, Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1918 (Phần 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Nhận thức rõ xu hướng CM DCTS được thể hiện bằng nhiều hình thức (Đ. Du, ĐKNT.)

2. Về kỹ năng:

- Rèn kĩ năng nhận định, phân tích đánh giá tư tưởng các nhân vật lịch sử.

3. Về thái độ:

- GD sự trân trọng những cố gắng phấn đáu của các sĩ phu yêu nước.

II. THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chân dung các nhà yêu nước: PBC, PCT.

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

? Trình bày về các giai cấp và tầng lớp trong XH VN đầu TK XX và thái độ của từng giai cấp?

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa, XH VN có nhiều biến đổi, và đó là điều kiện để xuất hiện lường tư tưởng CM mới. Với xu hướng cách mạng mới xuất hiện ở VN thì phong trào cách mạng Việt nam phát triển như thế nào? Kết quả, ý nghĩa? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 3 trang cucpham 23/07/2022 5840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 48, Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1918 (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 48, Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1918 (Phần 1)

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 48, Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1918 (Phần 1)
 Tuần 31
Tiết 48
Ngày soạn: ..................
Ngày dạy: ................. 
Bài 30
Phong trào yêu nước chống pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1918
( Tiết 1)
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Nhận thức rõ xu hướng CM DCTS được thể hiện bằng nhiều hình thức (Đ. Du, ĐKNT..)
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nhận định, phân tích đánh giá tư tưởng các nhân vật lịch sử.
3. Về thái độ:
- GD sự trân trọng những cố gắng phấn đáu của các sĩ phu yêu nước.
II. Thiết bị đồ dùng dạy học
- Chân dung các nhà yêu nước: PBC, PCT..
VI. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
? Trình bày về các giai cấp và tầng lớp trong XH VN đầu TK XX và thái độ của từng giai cấp?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa, XH VN có nhiều biến đổi, và đó là điều kiện để xuất hiện lường tư tưởng CM mới. Với xu hướng cách mạng mới xuất hiện ở VN thì phong trào cách mạng Việt nam phát triển như thế nào? Kết quả, ý nghĩa? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Phong trào Đông Du (1905 - 1909):
 	 Mục tiêu: Giúp HS thấy hoàn cảnh ra đời và quá trình hoạt động của PTĐD.
+? Phong trào Đông Du ra đời trong hoàn cảnh nào?
- GV giới thiệu H102 và PBC.
+? Phong trào diễn ra như thế nào?
+? Dựa vào đâu mà Hội Duy Tân chủ trương vũ tranmg giành độc lập?
+? Em có suy nghĩ gì về chủ trương này?
+? Vì sao phong trào lại tan rã?
- HS dựa voà SGK trả lời.
- HS theo dõi.
+ Muốn nhờ NB giúp đỡ chúng ta vũ khí, tiền bạc...để đánh Pháp.
+ Chưa sáng suốt "Cầu cứu ngoại viện", "Chống hổ cửa trước, rước beo cửa sau".
+ Muốn thành công không thể trông chờ vào bên ngoài.
+ Pháp- Nhật câu kết.
a. Hoàn cảnh:
- Đầu TK XX, một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản để duy tân tự cường.
- Hội Duy Tân được thành lập năm 1904.
+ Mục đích: Lập ra một nước CVN độc lập.
+ Hoạt động chủ yếu: Đưa người sang du học ở Nhật.
b. Diễn biến:
- Từ 1905 hộ đã đưa được 200 HS sang Nhật học.
- 9/1908, Nhật - Pháp câu kết, tất cả lưu HS bị trục xuất khỏi Nhật.
Kết luận: Mặc dù có tinh thần yêu nước, ý chí cứu nước nhưng PT Đ Du lại nhờ ĐQ đánh ĐQ, cho nên khi chúng câu kết với nhau PT tan dã.
2. Đông kinh nghĩa thục (1907).
 	 Mục tiêu: Giúp HS thấydiễn biến của PT ĐKNT.
+? ĐKNT được thành lập trong hoàn cảnh nào?
- GV giải thích từ " ĐKNT".
- GV giới thiệu Lương Văn Can - H103.
+? Nội dung của ĐKNT gồm những vấn đề gì?
+? Em hãy nêu rõ quy mô hoạt động của ĐKNT?
+? ĐKNT có tác dụng ntn đối với phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta?
- GV minh hoạ thêm.
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
+ Chương trình gồm: có địa lí, lịch sử...xuất bản sách báo...
+ Ngày càng được mở rộng.
- HS trả lời.
+ Hoàn cảnh:
- Đầu TK XX, ở Bắc Kì có một cuộc vận động cải cách văn hoá XH theo lối tư sản.
- 3/1907 ĐKNT thành lập tại Hà Nội.
+ Chương trình: SGK.
+ Hoạt động:
- Lúc đầu hoạt động chủ yếu ở Hà Nội.
- Sau lan rộng ra các tỉnh Bắc Kì, lôi cuốn hàng ngàn người tham gia.
+ Tác dụng:
- Thức tỉnh lòng yêu nước.
- Bước đầu tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến.
- Mở đường cho sự phát triển của hệ tư tưởng mới: hệ tư tưởng tư sản ở VN.
Kết luận: PT ĐKNT vừa là phong trào yêu nước và nó còn có ý nghĩa lớn đối với cuộc kháng chiến của dân tộc.
3. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào 
chống thuế ở Trung Kì (1908).
	 Mục tiêu: HS hiểu một số phong trào trong đó là phong trào Duy Tân.
+? Cuộc vân động Duy Tân ở trung Kì diễn ra như thế nào?
- GV giới thiệu H 104 về PCT.
+? Phong trào Duy Tân ở trung Kì có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào đấu tranh của nhân dân?
+? Theo em, phong trào Duy Tân và chống thuế có mối liên hệ với nhau không?
+? Các phong trào trên có ý nghĩa gì?
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
+ Phong trào nhanh chóng lan rộng và ảnh hưởng lớn tới phong trào đấu tranh của nhân dân, bắt đầu từ Quảng Nam...
+ Có liên hệ mật thiết với nhau
+ Cải cách duy tân, mở trường dạy học theo lối mới,..lan toả trong quần chúng, đã kết hợp với nông dân làm bùng lên PT chống thuế.
+ PT thể hiện rõ tinh thần và năng lực cách mạng của nông dân trong sự nghiệp cách mạng, những cũng thể hiện rõ thiếu giai cấp lãnh đạo.
a. Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì:
- Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
- Hình thức: phong phú:
+ Mở trường dạy hpọc theo lối mới.
+ Vận động lối sống văn minh.
+ Vận động mở mạng công thương nghiệp.
+ Đả kích hủ tục phong kiến.
b. Phong trào chống thuế ở Trung Kì:
- Bùng nổ năm 1908, bắt đầu từ Quảng Nam.
- Sau lan ra khắp Trung Kì.
- Phong trào bị TD Pháp đàn áp.
* Sơ kết:
- Do chính sách khai thác thuộc địa của TD Pháp, phong trào theo khuynh hướng mới đã nổ ra tiêu biểu là PT Đ.Du và ĐKNT.
- Mặc dù còn nhiều hạn chế những nó đã khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta trước TD xâm lược.
4. Củng cố:
? Nêu những đặc điểm giống và khác nhau của phong trào yêu nước đầu TK XX và cuối TK XIX?
+ Gợi ý: - Giống: Mục đích giải phóng dân tộc.
 - Khác: Về mục tiêu, hình thức đấu tranh.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Bài tập: Làm bài tập 1 SGK.
- Chuẩn bị bài mới: Bài 30 - Tiết 2.
Cao An, ngày... tháng.....năm 2006
	Tổ trưởng
 Đỗ Thị Đào

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_48_bai_30_phong_trao_yeu_nuoc_cho.doc