Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 45, Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Nắm được nguyên nhân, nội dung chính sách của phong trào cacỉ cách duy tân và vì sao những cải cách này không được thực hiện.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích đánh giá nhận định một vấn đề lịch sử.

3. Về thái độ:

- HS thấy được đây là một hiện tượng mới ở VN.

II. THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chân dung một số nhân vật lịch sử.

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

? Khởi nggiã Yên Thế có điểm gì khác so với phong trào Cần Vương?

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: Nửa cuối thế kỉ XIX, trong khi triều đình vẫn thực hiện chính sách bảo thủ, lạc hậu về mọi mặt. Một trào lưu cải cách mới đã xuất hiện.Vậy phong trào cải cách này diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 3 trang cucpham 23/07/2022 3220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 45, Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 45, Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 45, Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX
 Tuần 28
Tiết 45
Ngày soạn: ..................
Ngày dạy: ................. 
Bài 28
Trào lưu cải cách duy tân ở việt nam nửa sau thế kỉ xix
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Nắm được nguyên nhân, nội dung chính sách của phong trào cacỉ cách duy tân và vì sao những cải cách này không được thực hiện.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích đánh giá nhận định một vấn đề lịch sử.
3. Về thái độ:
- HS thấy được đây là một hiện tượng mới ở VN.
II. Thiết bị đồ dùng dạy học
- Chân dung một số nhân vật lịch sử.
VI. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
? Khởi nggiã Yên Thế có điểm gì khác so với phong trào Cần Vương?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Nửa cuối thế kỉ XIX, trong khi triều đình vẫn thực hiện chính sách bảo thủ, lạc hậu về mọi mặt. Một trào lưu cải cách mới đã xuất hiện.Vậy phong trào cải cách này diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
 Mục tiêu: Giúp HS thấy được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội VN cuối TK XIX.
- GV yêu cầu HS đọc mục I.
+? Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội VN giữa TK XIX?
+? Hậu quả của những chính sách trên là gì?
+? Nêu một số cuộc khởi nghĩa lớn cuối thế kỉ XIX?
+? Bối cảnh đó đã đặt ra yêu cầu gì đối với đất nước?
- HS đọc.
- HS trả lời.
+ Chính trị:
+ Kinh tế:
+ Xã hội:
- HS trả lời.
+ Cần có sự thay đổi chính sách để thay đổi, đáp ứng yêu cầu cấp bách của nhân dân.
1. Hoàn cảnh:
+ Chính trị: Nhà Nguyễn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu, bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương mục ruỗng.
+ Kinh tế: Nông nghiệp, TCN đình trệ, tài chính kiệt quệ.
+ Xã hội: Nhân dân đói khổ, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt.
2. Hậu quả: Khởi nghiã nông dân nổ ra.
- 1862 KN của cai Tổng Vàng, Nông Hùng Thạc.
- 1861 -1865 KN Tạ Văn Phụng.
Kết luận: Trong bối cảnh đất nước suy sụp, phong trào nông dân diễn ra đ yêu cầu đặt ra là phải cải cách , canh tân đất nước.
II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào cuối TK XIX.
 	 Mục tiêu: Giúp HS thấy 1 số cuộc cải cách duy tân.
+? Các sĩ phu duy tân đề xướng cải cách trong hoàn cảnh nào?Mục đích?
+? Em hãy nêu nội dung của cấcc cải cách đó?
+? Kể tên các sĩ phu tiêu biểu và các công trình cải cách của các ông?
+?Trong các đề nghị cải cách,em thấy cải cách của ai là xuất sắc nhất? Em có nhận xét gì về cải cách của N. T. Tộ?
- HS trả lời.
- HS dựa vào đoạn in nhỏ SGK trả lời.
1. Bối cảnh:
- Đất nước ngày càng nguy khốn.
- Cải cách để tạo ra thực lực cho đất nước chống bọn xâm lược.
2. Nội dung các cải cách:
- Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội.
+ Tiêu biểu:
- 1863 - 1871: nguyễn Trượng Tộ gửi 30 bản điều trần yêu cầu cải cách.
- 1877 - 1882: Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản " Thời vụ sách" để trấn hưng dân khí, khai thông dân trí và bảo vệ đất nước.
Kết luận: Trước hoàn cảnh đất nước, nhiều đề nghị cải cách được đưa ra, vậy kết cụ của nó thế nào?
	 III. Kết cục của các đề nghị cải cách:
	 Mục tiêu: Giúp HS hiểu vì sao các đề nghị cải cách không được chấp nhận.
+? Em có nhận xét gì về những đề nghị cải cách của các sĩ phu duy tân?Kết cục?
+? Vì sao các đề nghị cải cách không được chấp nhận?
+? Các trào lưu duy tân cuối TK XIX có ý nghĩa gì?
+? Tại sao những cải cách cuối TK XIX không thực hiện được mà công cuộc đổi mới hiện nay lại có thành tựu rực rỡ?
+ Có tinh thần dũng cảm cách mạng.
- HS trả lời.
+ Vì đổi mới xuất phát từ nguyện vọng nhân dân và điều kiện thực tế đất nước.
+ Toàn Đảng và nhân dân một lòng thực hiện.
- Cải cách đ duy tân đất nước đ nhà Nguyễn không chấp nhận.
+ Vì:
- Các cải cách Duy Tân chưa xuất phát từ cơ sở trong nước.
- Nhà Nguyễn bảo thủ.
+ ý nghĩa:
- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triền đình.
- Thể hiện trình độ nhận thức của người VN.
* Sơ kết:
- Ngoài các cuộc khởi nghĩa vũ trang, trong nửa cuối TK XIX các trào lưu cải cách xuất hiện các trào lưu cải cách để đưa đất nước thoat khỏi bế tắc. Đó là những tư tưởng mới của các sĩ phu yêu nước tiên tiến VN cuối TK XIX.
4. Củng cố:
? Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các trào lưu cải cách?
? Nội dung?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Bài tập: Hãy nêu suy nghĩ của em về mặt tích cực và hạn chế của các trào lưu, tư tưởng tiến bộ cuối TK XIX?
- Chuẩn bị bài mới: Bài 29.
Cao An, ngày... tháng.....năm 2006
	Tổ trưởng
 Đỗ Thị Đào

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_45_bai_28_trao_luu_cai_cach_duy_t.doc