Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 43, Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiều được nguyên nhân bùng nổ, diễn biến và nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nggiã Yên Thế.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng làm việc với lược đồ, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp các sự kiện lịch sử.
3. Về thái độ:
- Giáo dục lòng biết ơn những vị anh hùng dân tộc.
II. THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Lược đồ căn cứ Yên Thế.
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Cùng với phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX, phong trào tự vệ vũ trang chống Pháp của nhân dân ta cũng đã gây cho Pháp không ít những khó khăn, điẻn hình nhất đó là cuộc khởi nghĩa Yên Thế và cuộc đấu tranh của đồng bào mièn núi. Vậy phong trào này diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 43, Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
Tuần 26 Tiết 43 Ngày soạn: .................. Ngày dạy: ................. Bài 27 Khởi nghĩa yên thế và phong trào chống pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX I. mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Về kiến thức: - Hiều được nguyên nhân bùng nổ, diễn biến và nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nggiã Yên Thế. 2. Về kỹ năng: - Rèn kĩ năng làm việc với lược đồ, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp các sự kiện lịch sử. 3. Về thái độ: - Giáo dục lòng biết ơn những vị anh hùng dân tộc. II. Thiết bị đồ dùng dạy học - Lược đồ căn cứ Yên Thế. VI. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Cùng với phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX, phong trào tự vệ vũ trang chống Pháp của nhân dân ta cũng đã gây cho Pháp không ít những khó khăn, điẻn hình nhất đó là cuộc khởi nghĩa Yên Thế và cuộc đấu tranh của đồng bào mièn núi. Vậy phong trào này diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay. I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913). Mục tiêu: Giúp HS rút ra được những đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Yên Thế: - GV giới thiệu vị trí Yên Thế trên lược đồ. +? Yên Thế là một vùng đất như thế nào? +? Dân cư Yên Thế có đặc điểm gì? - GV giới thiệu về kinh tế dưới triều Nguyễn. - Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng. +? Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thuộc giai cấp nào? +? Cuộc khởi nghĩa Yên Thế được chia thành mấy giai đoạn? Giai đoạn nào cuộc chiến diến ra ác liệt nhất? - GV sơ lược diễn biến qua 3 giai đoạn. +? Tại sao Đề Thám lại 2 lần chủ động xin đình chiến? +? Kết quả của các cuộc giàng hoà ấy là gì? +? Đây là cuộc khởi nggiã tồn tại lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương, tại sao? +? Vậy qua diễn biến, em thấy cuộc khởi nghiã có tính chất gì? +? Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa là gì? - HS theo dõi. + Từ Yên Thế có thể đi xuống Tam Đảo, Thái Nguyên, Phúc Yên, Vĩnh Yên. - HS trả lời. + Họ gan góc, dũng cảm, yêu cuộc sống tự do, phóng túng và sẵn sàng bảo vệ cuộc sống đó. - Nghĩa quân khai khẩn đồn điền Phồn Xương tích luỹ lương thực, xây dựng lực lượng sẵn sàng chiến đấu. - PBC, PCT tìm gặp HHT để liên kết. + Tập hợp được đông đảo nhân dân trên một điạn bàn rộng lớn. + Do có thủ lĩnh mưu trí, dũng cảm, trung thành tận tuỵ với nguyện vọng của nhân dân, đồng cam cộng khổ, yêu thương đùm bọc nghĩa quân, có cuộc sống giản dị hoà mình với quần chúng. + Do cách đánh du kích độc đáo. + Ngoài nguyên nhân chung do bó hẹp trong một địa phương, bị cô lập, so sánh lực lượng chênh lệch, Pháp-P.kiến cấu kết đàn áp. Còn nguyên nhân chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo. a. Căn cứ: - Yên Thế nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang. - Địa hình hiểm trở. b. Dân cư: Đa số là dân ngụ cư. c. Lãnh đạo: Xuất thân từ nông dân. d. Diễn biến: 3 giai đoạn: - Giai đoạn I (1884 - 1892) Do Đề Nắm lãnh đạo. - Giai đoạn II (1893 - 1908) Đề Thám lãnh đạo. Đề Thám đã phải 2 lần xin đình chiến: + Lần I: (10/1894). + Lần II: (12/1897). - Giai đoạn III (1909 - 1913): + Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế. + 10/2/1913 Đề Thám hy sinh, phong trào tan rã. e. Tính chất: Mang tính dân tộc, yêu nước. Kết luận: Cuộc khởi nghĩa là nét tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nhân dân trước giặc ngoại xâm, tuy thất bại nhưng nó đã làm chậm lại quá trình xâm lược của TD Pháp. II. Phong trào chống Pháp của đồng bào Miền núi. Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm, phạm vi, mức độ và nguyên nhân thất bại của PT. +? Tìm những đặc điểm nổi bật trong phong trào chống Pháp của đồng bào Miền núi? - GV cho HS đọc đoạn in nhỏ. +? Qua đó, em có nhận xét gì về phạm vi của phong trào? +? Kết quả? +?Nguyên nhân thất bại? +? Nêu tác dụng của phopng trào chống Pháp của đồng bào Miền núi? - HS dựa vào SGK trả lời. - HS đọc. - Thất bại. + Các thủ lĩnh người dân tộc do trình ậô giác ngộ còn thấp, đời sống khó khăn, dễ bị kẻ thù mua chuộc, lung lạc. + Kế tục được truyền thống yêu nước của tổ tiên, góp phần làm chậm lại quá trình bình định của Pháp. + Đặc điểm: - Nổ ra muộn hơn vùng đồng bằng. - Kéo dài hơn. + Phạm vi: Cả nước: Trung Kì, Nam Kì, Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc. * Sơ kết: Phong trào nông dân Yên Thế và cuộc đấu tranh của đồng bào Miền núi tuy thất bại những nó có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó khẳng định sức mạnh tiềm tàng của giai cấp nông dân, đồng thời cũng bộc lộ nhược điểm khi chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo. 4. Củng cố: GV cho HS thảo luận: ? So sánh sự giống và khác nhau của phong trào Cần Vương và phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của quần chúng nhân dân (Mục đích, lãnh đạo, hình thức đấu tranh, địa bàn hoạt động, thời gian tồn tại)? + Giống nhau: Giải phóng dân tộc với hình thức khởi nghĩa vũ trang. + Khác nhau: Loại hình phong trào Mục tiêu Lãnh đạo Địa bàn Thời gian Cần Vương Khôi phục chế độ PK Văn thân sĩ phu yêu nước Một địa phương nhất định 1885 - 1895 Phong trào tự vệ vũ trang của quần chúng Đánh đuổi Pháp giành cơm no áo ấm Nông dân, tù trưởng miền núi Hoạt động rộng, nhiều tỉnh. Cuối thế kỉ XIX, đầu XX. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị thước, bút chì, bút màu, giấy A4 tiết sau vẽ lược đồ (xem trước bản đồ, lược đồ phần LSVN) Cao An, ngày... tháng.....năm 2006 Tổ trưởng Đỗ Thị Đào
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_8_tiet_43_bai_27_khoi_nghia_yen_the_va_p.doc