Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 41, Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (Phần 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Nắm được diễn biến của phong trào Cần Vương, cụ thể qua 3 cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kĩ năng làm việc với lược đồ, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp các sự kiện lịch sử.

3. Về thái độ:

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào biết ơn các vị anh hùng dân tộc.

II. THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Lược đồ cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

? Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến diễn ra ntn?

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã biết phong trào Cần vương bùng nổ. Vậy diễn biến của phong trào này như thế nào? Kết quả ra sao? Để hiểu rõ vấn đề chúng ta đi tìm hiểu bài.

 

doc 3 trang cucpham 8320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 41, Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 41, Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (Phần 2)

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 41, Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (Phần 2)
 Tuần 24
Tiết 41
Ngày soạn: ..................
Ngày dạy: ................. 
Bài 26
Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỉ Xix (Tiết 2)
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Nắm được diễn biến của phong trào Cần Vương, cụ thể qua 3 cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng làm việc với lược đồ, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp các sự kiện lịch sử.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
II. Thiết bị đồ dùng dạy học
- Lược đồ cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
VI. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
? Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến diễn ra ntn?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã biết phong trào Cần vương bùng nổ. Vậy diễn biến của phong trào này như thế nào? Kết quả ra sao? Để hiểu rõ vấn đề chúng ta đi tìm hiểu bài.
II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương.
1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887).
 Mục tiêu: Giúp HS nắm được diễn biến của cuộc khởi nghĩa:
- GV nêu cân hỏi để HS thảo luận:
+? Điạ bàn của cuộc khởi nghĩa?
+? Người lãnh đạo?
+? Thành phần tham gia?
+? Quan sát hình 41, em hãy cho biết những điểm mạnh, yếu của căn cứ BĐ?
+? Cuộc chiến đấu ở BĐ diễn ra như thế nào?
- GV giới thiệu H92.
+? Khởi nghĩa BĐ thất bại do những nguyên nhân nào?
+? ý nghĩa của nó?
- HS dựa vào SGK thảo luận trả lời.
+ Mạnh: Phòng thủ tốt.
+ Yếu: Không thậun lợi cho tấn công và rút lui.
- Dựa vào điểm yếu trả lời.
- HS trả lời.
- Địa bàn: Nga Sơn - Thanh Hoá, thuộc 3 làng: Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê.
- Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
- Chủ trương; Xây dựng căn cứ phòng thủ.
- Từ 12/1886 - 1/1887 nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch.
- Cuối cùng giặc dồn lực lượng tấn công, nghĩa quân phỉ rút lên Mã Cao.
Kết luận: Khởi nghĩa BĐ bùng nổ và thất bại những nó thể hiện tinh thần yêu nước, nêu cao ý thức chiến đấu chống Pháp, bảo vệ tổ quốc.
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892).
 	 Mục tiêu: Giúp HS nắm được diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
+?Miêu tả địa bàn cuộc khởi nghĩa?
+? Lãnh đạo?
+? Hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy có điểm gì giống và khác nhau so với cuộc khởi nghĩa BĐ?
- GV giới thiệu về căn cứ.
+? Em có nhận xét gì về cách đánh của cuộc khởi nghĩa?
- HS trả lời.
+ Không tập trung ở một nơi mà phân tán, trà trộn vào dân để hoạt động.
+ Du kích.
- Thời gian tồn tại lâu.
- Địa bàn: Bãi Sậy - Hưng Yên.
- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật.
- Chủ trương: Phát triển cách đánh linh hoạt là đánh du kích.
- Từ 1885 - 1889 nghĩa quân chống lại nhiều lần tấn công vào khu căn cứ.
- 1889 Nguyễn Thiện Thuật sang TQ, phong trào dần tan rã.
Kết luận:Khởi nghĩa bãi Sậy là cuộc khởi nghĩa với lối đánh sáng tạo tiêu biểu trong phong trào CV.
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895).
 Mục tiêu: Giúp HS nắm những nét của cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong PTCV.
- GV dựa vào lược đồ giới thiệu địa bàn của cuộc khởi nghĩa.
- GV dùng H94 mô tả về PĐP.
- Giới thiệu Cao Thắng (Sách GV 187).
- GV trình bày diễn biến trên lược đồ.
+? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa HK là tiêu biểu nhất trong PT CV?(So sánh 3 cuộc khởi nghĩa).
+? Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa để lại bài học gì?
- HS theo dõi.
+ Giống:
- Đều do các văn thân sĩ phu lãnh đạo.
- Mục đích: Giúp vua.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm.
- Đều thất bại.
+ Khác: 3 hình thức, cách đánh khác nhau.
- Địa bàn: Thanh - Nghệ - Tĩnh, Quàng Bình.
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
- Cuộc khởi nghĩa được xây dựng tổ chức hết sức chặt chẽ và quy củ.
- Thời gian tồn tại lâu dài, địa bàn hoạt động rộng lớn và là cuộc khởi nghĩa gây cho TD Pháp nhiều thiệt hại nhất.
* Sơ kết:
- Sau hiệp ước Patơnốt, phái chủ chiến tiếp tục nuôi ý đồ giành lại chủ quyền khi có điều kiện.
- Phong trào CV tiêu biểu là 3 cuộc khởi nghĩa mặc dù chiến đấu anh dũng nhưng cuối cùng vẫn thất bại.
- Tuy vậy nó đã để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.
4. Củng cố:
? Tìm những nét tiêu biểu của 3 cuộc khởi nghĩa?
? Nêu ý nghĩa của phong trào CV?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập 3.
- Chuẩn bị kiểm tra:
+ Nội dung ôn tập:
1. Quá trình Pháp xâm lược VN.
2. Các hiệp ước triều đình kí với Pháp.
3. Đánh giá triều đình Nguyễn.
4. Phong trào Cần Vương.
Cao An, ngày... tháng.....năm 2006
	Tổ trưởng
 Đỗ Thị Đào

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_41_bai_26_phong_trao_khang_chien.doc