Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 40, Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (Phần 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Hiểu nguyên nhân của cuộc phản công kinh thành Huế 7/1885, diễn biến cơ bản và sự mở đầu, quy mô tính chất phong trào Cần Vương.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích, mô tả những nét chính các cuộc khởi nghĩa.

3. Về thái độ:

- Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

II. THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Lược đồ cuộc phản công kinh thành Huế.

- Chân dung: Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra: 15 phút.

 

doc 3 trang cucpham 9300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 40, Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 40, Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (Phần 1)

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 40, Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (Phần 1)
 Tuần 23
Tiết 40
Ngày soạn: ..................
Ngày dạy: ................. 
Bài 26
Phong trào kháng chiến chống pháp 
trong những năm cuối thế kỉ xix (Tiết 1)
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu nguyên nhân của cuộc phản công kinh thành Huế 7/1885, diễn biến cơ bản và sự mở đầu, quy mô tính chất phong trào Cần Vương.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, mô tả những nét chính các cuộc khởi nghĩa.
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
II. Thiết bị đồ dùng dạy học
- Lược đồ cuộc phản công kinh thành Huế.
- Chân dung: Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.
VI. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra: 15 phút.
I. Đề bài:
Câu 1: Nối thời gian đúng với các sự kiện trong những câu dưới đây:
a. 5/6/1862
b. 25/8/1883
c.15/3/1874
d. 6/6/1884
e. 12/7/1885
1. Triều đình kí hiệp ước Pa-tơ-nốt.
2 Triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất.
3. Triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất.
4. Triều đình kí hiệp ước Hác-măng.
Câu 2: Trình bày nội dung hiệp ước Hác - măng (25/8/1883)? Em có suy nghĩa gì về nội dung hiệp ước này?
II. Đáp án - Biểu điểm.
Câu 1:
A - 2, b - 4, c - 3, d - 1 (mỗi ý đúng 0,75 đ)
Câu 2:
- Triều đình thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì , Trung Kì...(1,5đ).
- Triều đình chỉ cai quản ở Trung Kì, những mọi việc phải thông qua ...(1,5đ).
- Khâm sứ Pháp ở BắcKì thường xuyên kiểm soát những công việv của ..(1,5đ)
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do Pháp nắm (1,5đ).
+ HS nêu được suy nghĩ của mình (1đ).
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Trước sự XL của TD Pháp, nội bộ triều đình từng bước có sự phân hoá thành 2 phe (chủ chiến và chủ hoà). Được sự ủng hộ của các quan lại địa phương và nhân dân, phái chủ chiến ra sức chuẩn bị chống Pháp. Cuộc phản công của, phái chủ chiến ntn? Chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, vua Hàm Nghi ra "chiến Cần vương"..
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế
tháng 7/1885.
 Mục tiêu: Giúp HS hiểu nguyên nhân, diễn biến của cuộc phản công.
+? Em hãy cho biết phe chủ chiến gồm những thành phần nào? Chủ trương của phe này là gì?
- Gv cho HS tìm hiểu đoạn in nhỏ.
+?Thực dân Pháp có thái độ ntn trước hành động đó?
+? Nguyên nhân dẫn đến cuộc phản công kinh thành Huế?
+? Diễn biến?
- GV trình bày trên lược đồ.
+?Kết quả của cuộc phản công?
+? Nguyên nhân nào khiến cuộc phản công thất bại?
- HS trả lời.
- HS đọc.
+ Tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến.
+ Giành quyền chủ động và để tự vệ.
- HS theo dõi.
+ Pháp rất mạnh, lực lượng phái chủ chiến ít..
- Trong khi triều đình đầu hàng Pháp, phe chủ chiến gấp rút chuẩn bị lực lượng kháng chiến.
- Đêm ngày 4, rạng ngày 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Kết quả: Thất bại.
 	Kết luận: Với mục đích giành lại chủ quyền dân tộc, phe chủ chiến đã tiến hành cuộc phản công những do lực lượng mỏngđ thất bại, nhưng nó đã đầu cho một phong trào mới.
2. Phong trào Cần Vương bbùng nổ và lan rộng.
Mục tiêu: Giúp HS thấy tinh thần đấu tranh của ND khi P ra Bắc lần II.
+? Sau khi cuộc phản công thất bại, TTT đã làm gì?
- GV giải thích " Cần Vương": Hết lòng giúp vua, cứu nước, thực chất nó là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân, dưới ngọn cờ của ông vua yêu nước.
+? Hành động của vua Hàm Nghi và TTT được đánh giá cao? Vì sao?
- GV giới thiệu chân dung vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
- GV cho HS thảo luận:
1. Thành phần tham gia và lãnh đạo phong trào là ai?
2. Trong giai đoạn đầu địa bàn của cuộc khởi nghĩa ntn?
3. ở giai đoạn sau PT này phát triển ntn?
- GV có thể giải thích "Văn thân, sĩ phu".
+? Em có nhận xét gì về phong trào CV?
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
+ Gắn quyền lợi của triều đình với quyền lợi của dân tộc.
+ Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân.
+ Lãnh đạo: Sĩ phu, văn thân yêu nước.
+ Thành phần: Quần chúng yêu nước.
+ Lúc đầu địa bàn hoạt động ở Tân Sở. Sau lan rộng ra N. An, Hà Tĩnh, Q. Bình, sang cả Lào.
+ Về mức độ: PT phát triển rộng khắp, gồm hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ.
+ Địa bàn hoạt động rộng.
- 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra "Chiếu Cần Vương".
đ PT Cần vương bùng nổ.
- Phong trào trải qua 2 giai đoạn:
+ 1885 - 1888.
+ 1888 - 1896.
- Tháng 11/1888 vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào tiếp tục được duy trì và phát triển.
* Sơ kết: 
- Sau hiệp ước 1884, Pháp thiết lập nền "Bảo hộ" hoàn toàn VN, phái chủ chiến nuôi ý đồ giành lại chủ quyền khi có điều kiện.
- Sau khi cuộc phản công kinh thành thất bại, phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng.
4. Củng cố:
? Nguyên nhân cuộc phản công kinh thành Huế?
? Nguyên nhân, tính chất của PT CV?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước phần II - Bài 26.
Cao An, ngày... tháng.....năm 200
	Tổ trưởng
 Đỗ Thị Đào

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_40_bai_26_phong_trao_khang_chien.doc