Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 38, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873-1884 (Phần 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Nắm được tình hình VN sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kì và diễn biến cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc kì lần thứ nhất khi Pháp mở rộng XL ra Bắc Kì.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kĩ năng tường thuật sự kiện lịch sử một cách hấp dẫn, sinh động.

3. Về thái độ:

- HS có thái độ đúng khi xem xét sự kiện lịch sử nhất là công và tội của nhà Nguyễn.

II. THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Lược đồ quá trình TD Pháp XL VN.

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

? Nêu vài nét về phong trào đấu tranh của nhân dân Đà Nẵng, Gia Định? Nêu nhận xét?

3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: TD Pháp đã nổ súng và XL VN, triều đình ngày càng lún sâu vào thoả hiệp với Pháp. Trước tình hình đó âm mưu của Pháp ntn? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 3 trang cucpham 3660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 38, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873-1884 (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 38, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873-1884 (Phần 1)

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 38, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873-1884 (Phần 1)
 Tuần 21
Tiết 38
Ngày soạn: ..................
Ngày dạy: ................. 
Bài 25
 kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) (Tiết 1)
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Nắm được tình hình VN sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kì và diễn biến cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc kì lần thứ nhất khi Pháp mở rộng XL ra Bắc Kì.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng tường thuật sự kiện lịch sử một cách hấp dẫn, sinh động.
3. Về thái độ:
- HS có thái độ đúng khi xem xét sự kiện lịch sử nhất là công và tội của nhà Nguyễn.
II. Thiết bị đồ dùng dạy học
- Lược đồ quá trình TD Pháp XL VN.
VI. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
? Nêu vài nét về phong trào đấu tranh của nhân dân Đà Nẵng, Gia Định? Nêu nhận xét?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: TD Pháp đã nổ súng và XL VN, triều đình ngày càng lún sâu vào thoả hiệp với Pháp. Trước tình hình đó âm mưu của Pháp ntn? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài hôm nay.
I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
 Mục tiêu: Giúp HS hiểu âm mưu của Pháp và thái độ của triều đình.
+? Sau khi chiếm các tỉnh Nam Kì TD Pháp có âm mưu gì?
+? ở những vùng bị đã chiếm đóng, Pháp có những biện pháp gì?
- GV mở rộng thêm.
+? Thái độ của triều đình ntn?
+? Hậu quả của các chính sách đó đối với kinh tế, xã hội VN?
+?Em có nhận xét gì về tình hình VN giai đoạn này?
- HS trả lời.
+ Không ổn định.
+ Về phía Pháp:
- Muốn tấn công Bắc Kì và tấn công Lào, CPC.
- Củng cố vùng chiếm đóng bằng cách xây dựng bộ máy cai trị, tăng cường bóc lột vơ vét..
+ Về phía triều đình:
- Ra sức vơ vét.
- Tiếp tục thương lượng với Pháp.
đ Kinh tế khó khăn, công nông nghiệp sa sút... đ khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi.
Kết luận: XH không ổn định càng tạo điều kiện cho Pháp thực hiện âm mưu mở rộng xâm lăng của chúng.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần I (1873).
Mục tiêu: Giúp HS thấy quá trình Pháp mở rộng chiếm đóng.
+? Tại sao TD Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Tây Năm 1867 mà tới tận năm 1873 mới đánh ra Bắc Kì?
+? TD Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc kì ntn?
- GV nêu thêm hành động của Pháp khi ra Bắc.
+? Quân triều đình đã chống trả ntn? Kết quả?
- GV giới thiệu thêm diễn biến.
+? So sánh lực lượng, tương quan giữa Pháp và ta lúc này?
+? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thất bại? Hậu quả?
+?Sau khi chiếm Hà Nội, Pháp đã làm gì?
- HS trả lời.
+ Do PT kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển mạnh, ngăn chặn..
- NK được củng cố, biết rõ tình hình..
- HS dựa vào SGK trả lời.
+ Lực lượng địch mỏng (212 tên, 1 đại bác, 2 tàu chiến..) triều đình mạnh hơn (7000 quân..)
+ Quân triều đình không chủ động tấn công địch.
+ Trang thiết bị lạc hậu.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy, Pháp đem quân ra Bắc.
- 20/11/1873 Pháp tấn công Hà Nội.
- Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân chống Pháp nhưng thất bại.
- Chưa đầy 1 tháng, toàn bộ đồng bằng châu thổ sông Hồng rơi vào tay Pháp.
Kết luận: Với kế hoạch của mình, Pháp đã đưa quân ra Bắc và từng bước chiếm các tỉnh ĐBSH.
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh Đồng Bằng Bắc Kì(1873-1874).
Mục tiêu: Giúp HS thấy phong trào đấu tranh của nhân dân ta khi Pháp đánh ra Bắc Kì .
+?Trước sự XL của Pháp, phong trào đấu tranh của nhân dân Miền Bắc ntn?
- GV cho HS đọc đoạn in nghiêng.
+?Trong thời kì này quân và dân Hà Nội đã lập nên chiến thắng điển hình nào?em biết gì về chiến thắng đó?
- GV giới thiệu thêm.
+? Chiến thắng này có ý nghĩa gì?
+? Trước phong trào đấu tranh lên cao ở Bắc kì, triều đình Huế đã làm gì?
+? Nêu nội dung?
- GV giới thiệu thêm về điều ước này.
+? Tại sao triều đình lại kí hiệp ước Giáp Tuất?
- HS trả lời.
- HS đọc.
+ Chiến thắng Cầu Giấy.
+ Làm cho Pháp hoang mang....
- Nội dung: SGK.
+ Vì sự nhu nhược của nhà Nguyễn.
+ Vì tư tưởng "Chủ hoà" để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nội lên cao. Ngoài ra còn ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định...
- 21/12/1873 Khi Pháp đánh ra Cầu Giấy, quân ta phục kích, Gacniê bị giết.
- 15/3/1874 triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuọc Pháp.
* Sơ kết:
- Sau khi ổn định ở Nam kì Pháp tiến công ra Bắc, nhân dân chống trả quyết liệt nhưng không mang lại kết quả do đường lối kháng chiến của triều Nguyễn thiếu đúng đắn.
- Sau chiến thắng Cầu Giấy, triều Nguyễn kí hiệp ước Giáp Tuất từng bước trao quyền độc lập cho Pháp.
4. Củng cố:
? Sơ lược tình hình Việt Nam sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kì.
? Pháp đưa quân ra Bắc Kì ntn? Quá trình đấu tranh của nhân dân?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Lập bảng nêu nội dung chủ yếu của điều ước Nhâm Tuất (5/6/1862) và điều ước Giáp Tuất (15/3/1874).
- Đọc trước phần II - Bài 25.
Cao An, ngày... tháng.....năm 200
	Tổ trưởng
 Đỗ Thị Đào

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_38_bai_25_khang_chien_lan_rong_ra.doc