Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 3+4: Các mạng tư sản Pháp

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 Làm cho HS hiểu:

 Những sự kiện cơ bản về diễn biễn của cuộc cách mạng qua các giai đoạn, vai trò của nhân dân trong việc đưa đến thắng lợi và phát triển của cách mạng.

 ý nghĩa lịch sử của cách mạng

2. Tư tưởng:

 Nhận thấy tính chất hạn chế của CMTS

 Bài học kinh nghiệm rút ra từ CMTS Pháp. 1879

3. Kĩ năng:

 Vẽ và sử dụng bản đồ , lập niên biểu, bảng thống kê.

 Biết phân tích, so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với đời sống

B. CHUẨN BỊ:

 Bản đồ nước Pháp thế kỉ XVIII

 Tìm hiểu nội dung hình vẽ Trong SGK

 Tra cứu các thuật ngữ, khái niệm và thu thập tư liệu cần thiết cho bài giảng.

 Đọc trước bài, quan sát tranh ảnh.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

* KTBC:

 Câu 1 trang 9 SGK

 Câu 2 trang 9 SGK

* Giới thiệu bài:

CMTS đã thành công ở một số nước \mà chúng ta đã học và tiếp tục nổ ra, trong đó nước Pháp đạt đến trình độ cao. Vì sao CMTS nổ ra và phát triển mạnh ở Pháp. Trải qua các giai đoạn nào, ý nghĩa lịch sử như thế nào

 

doc 6 trang cucpham 21/07/2022 6400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 3+4: Các mạng tư sản Pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 3+4: Các mạng tư sản Pháp

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 3+4: Các mạng tư sản Pháp
Tuần 02
Tiết 3+4 : 
Bài 2; cách mạng tư sản pháp
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
 Làm cho HS hiểu:
 Những sự kiện cơ bản về diễn biễn của cuộc cách mạng qua các giai đoạn, vai trò của nhân dân trong việc đưa đến thắng lợi và phát triển của cách mạng.
 ý nghĩa lịch sử của cách mạng
2. Tư tưởng:
 Nhận thấy tính chất hạn chế của CMTS
 Bài học kinh nghiệm rút ra từ CMTS Pháp. 1879
3. Kĩ năng:
 Vẽ và sử dụng bản đồ , lập niên biểu, bảng thống kê.
 Biết phân tích, so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với đời sống
B. Chuẩn bị:
 Bản đồ nước Pháp thế kỉ XVIII
 Tìm hiểu nội dung hình vẽ Trong SGK
 Tra cứu các thuật ngữ, khái niệm và thu thập tư liệu cần thiết cho bài giảng.
 Đọc trước bài, quan sát tranh ảnh.
C. Tiến trình dạy học :
* KTBC: 
 Câu 1 trang 9 SGK
 Câu 2 trang 9 SGK
* Giới thiệu bài: 
CMTS đã thành công ở một số nước \mà chúng ta đã học và tiếp tục nổ ra, trong đó nước Pháp đạt đến trình độ cao. Vì sao CMTS nổ ra và phát triển mạnh ở Pháp. Trải qua các giai đoạn nào, ý nghĩa lịch sử như thế nào
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Nước Pháp trước cách mạng
1. Tình hình kinh tế 
* GV treo bản đồ, giới thiệu vài nét về nước Pháp 
* GV trình bày về kinh tế nước Pháp tồn tại 2 nền kinh tế : nông nghiệp và công thương nghiệp.
- Nông nghiệp: lạc hậu, n/s thấp, mất mùa, đói kém thường xuyên.
CH: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?
- Công thượng nghiệp phát triển rất mạnh nhưng bị chế độ phong kiến chuyên chế ngăn cản.
CH: Tại sao chế độ phong kiến lại ngăn cản sự phát triển của nền công thương nghiệp?
- CĐPK: đưa ra những quy định khắt khe về giá cả, số lượng, tiêu chuẩn từng thứ hàng, thuế má nặng, không có đơn vị tiền tệ đo lường thống nhất, sức mua của dân nghèo, hạn chế.
2. Tình hình chính trị xã hội.
* GV trình bày:
- Xã hội phân thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc, và đẳng cấp thứ 3.
* GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ 3 đẳng cấp và giải thích mối quan hệ .
CH: Tại sao GCTS lại đi đầu trong đẳng cấp thứ 3.
CH: Em nhận thấy sự bất ổn gì giữa 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp ?
CH: Em có nhận xét gì về vị trí của g/c nông dân?
CH: Em hiểu gì về tình cảnh người nông dân Pháp qua bức tranh?
* GV mô tả sâu sắc hơn: Một người nông dân già chống chiếc cuốc => tiêu biểu cho nền nông nghiệp lạc hậu, cõng trên lưng quý tộc và tăng lữ => chịu sự áp bức
* GV dẫn ra mục 3.
3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
* Gv trình bày:
- Thế kỉ XVIII xuất hiện các nhà tư tưởng lỗi lạc: Môngtexkiơ,Vonte, Rút xô 
CH: Nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của họ?
* GV: tư tưởng của họ => triết học ánh sáng > < giáo lý nhà thờ.
CH: Những tư tưởng mới này có tác động như thế nào đến nhân dân Pháp ?
II. Cách mạng bùng nổ
1. Sự khủng hoảng của chế độ QCCC
* GV trình bày:
- Vua Lu-i XVI lên ngôi 1774, cai trị độc đoán, nợ đến 5 tỷ Li vơ => nền kinh tế sa sút, nạn thất nghiệp, thiên tai
CH: Những biểu hiện đó nói lên điều gì?
CH: Đẳng cấp nào phải chịu hậu quả?
- Nhân dân nổi dậy đấu tranh chống lại CĐPK ( 1788-1789 đã có hàng trăm cuộc nổi dậy)
* GV đọc tư liệu tham khảo để chứng minh cho điều đó.
2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng.
*GV trình bày:
 Ngày 5/5/1789 vua Lu-i triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp ở Vec-xai 
 Gồm 270 đại biểu tăng lữ
 291 đại biểu quí tộc
 578 đại biểu đẳng cấp thứ 3 (toàn là tư sản và tri thức tư sản)
CH : MĐ triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp của vua là gì?
CH:MĐ tham gia hội nghị của đẳng cấp thứ ba là gì?
 * GV trình bày nội dung hội nghị 
+ Vua tăng thuế để giải quyết vấn đề tài chính, nợ đọng => đẳng cấp thứ 3 phản đối.
CH: Chủ trương này tác động như thế nào đến 3 đẳng cấp ? 
CH:Vì sao ?
- Ngày 17/6 đẳng cấp thứ 3 họp hội đồng dân tộc ( nhân danh 96% dân tộc)
=> Lập ra Quốc hội lập hiến ( cơ quan soạn thảo hiến pháp).
- Vua, quý tộc dùng quân đội để uy hiếp Quốc hội.
 - 14/7 quần chúng tấn công pháo đài Baxti => cách mạng bùng nổ.
* GV mô tả diễn biến theo tài liệu SGV trang 24.
CH: Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Baxti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng?
III. Sự phát triển của cách mạng
1. Chế độ QCLH ( 14/7/1789-10/8/1792)
*GV trình bày diễn biến ( thấy được sự phát triển của cách mạng)
- Cách mạng lan rộng -> phái lập hiến lên cầm quyền -> thành lập chế độ QCLH.
CH: Em hiểu thế nào là chế độ QCLH ?
 => Giống với kết quả của cách mạng Anh.
- Tháng 8/1789 thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền: “Tự do bình đẳng – bác ái”
CH: Em có nhận xét gì về “tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” ?
- Tháng 9/1791 Hiến pháp được thông qua.
CH: Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền và hiến pháp 1791 phục vụ quyền lợi của ai là chủ yếu?
Quần chúng có được hưởng quyền gì không?
*GVPT: Hiến pháp 1791 được công bố, xác lập nền chuyên chính TS dưới hình thức QCLH. Vua chỉ giữ quyền hành pháp, Quốc Hội có quyền lập pháp.
- Tháng 4/1792 áo, Thổ và bọn phản động liên kết chống cách mạng.
- Tháng 8/1792, 80 vạn quân Thổ tràn vào nước Pháp .
CH: Em có suy nghĩ gì về tình hình nước Pháp?
 - 10/8/1792 nhân dân Pari lật đổ sự thống trị của phái lập hiến, xóa bỏ chế độ PK .
*GV trình bày:
- Phái lập hiến bị lật đổ, phái Ghi- rông- đanh lên cầm quyền.
- Ngày 21/8/1792 nền CH đầu tiên của nước Pháp được thành lập.
- Ngày 21/1/1793 Vua Lu y VI bị kết án phản quốc, bị đưa lên máy chém.
CH: Kết quả này có cao hơn giai đoạn trước không?
3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia cô banh (2/6/1793-27/7/1794)
- Mùa xuân 1793 Pháp bị tấn công phái Ghi rông đanh chỉ lo củng cố lực lượng.
- 2/6/1793 nhân dân Pari dưới sự lãnh đạo của Rôbexpie lật đổ phái Ghi rông đanh.
*GV trình bày tiếp:
 Quốc hội do phái Gia cô banh chiếm đa số, cử ra UBCN do Rôbexpie đứng đầu.
CH: nêu những phẩm chất tốt đẹp của Rô bexpie?
- Việc làm:
 Trừng trị bọn phản cách mạng
 Chia ruộng đất cho nhân dân
 Trưng thu lúa mì, quy định giá bán tối đa, quy định mức lương tối đa của công nhân
CH: Hãy chỉ ra những việc làm tích cực và chưa tích cực của phái Giacôbanh? Vì sao?
CH: Em hiểu thế nào là chuyên chính?
GV giải thích theo sách thuật ngữ T44
- 26/6/1794 Liên minh chống Pháp bị đánh baih -> nội bộ phái Giacôbanh bị chia rẽ.
- 27/7/1794 TS phản cách mạng tiến hành đảo chính. Rôbexpie và các bạn của ông bị bắt và bị xử tử.
CH: Vì sai TS phản cách mạng lại tiến hành đảo chính?
CH: Những nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phái Giacôbanh?
4. ý nghía lịch sử 
CH: Theo em cách mạng Pháp đã đạt được nước kết quả gì?
CH: CMP có phải là cuộc cách mạng tư sản triệt để chưa? Vì sao? So sánh với cách mạng tư sản Anh?
( Nó đã tiêu diệt được một trong những thành trì vững chắc nhất của CĐPK châu Âu và cách mạng hóa tinh thần đấu tranh của nhân dân tất cả các nước còn đang quằn quại dưới CĐPK và CĐTD )
CH: Vì sao nói: “ cách mạng tư sản Pháp 1789- 1794 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất”
CH: Nêu những điểm hạn chế của cuộc cách mạng tư sản này? 
CH:Vì sao?
( từ năm 1789-1794 nhân dân Pháp trước hết là nông dân, bình dân thành thị, là chỗ đựa vững chắc của GCTS, là lực lượng thúc đẩy cách mạng tiến lên không thể thế lực phản động nào ngăn nổi. Nhưng khi liên minh với nhân dân bị đập tan xiềng xích PK GCTS lại thay vào đấy là chế độ áp bức bóc lột của mình.
 Nông nghiệp 
 Công thương nghiệp
Do ruộng đất tập trung trong tay quý tộc PK, giáo hội công giáo và sự bóp nặn cùng kiệt đối với nông dân.
CĐPK lo sợ GCTS tiềm lực kinh tế mạnh sẽ lật đổ mình.
Tăng lữ
Quý tộc
Đẳng cấp thứ 3(TS, ND, BDTT)
Không có gì
Phải đóng thuế và làm nghĩa vụ
Đại diện cho PTSX mới, tiên tiến, có tiềm lực kinh tế .
3 đẳng cấp cùng tồn tại song song nhưng quyền lợi rất bình đẳng: TL, QT phát triển chậm chạp, trì trệ, TS phát triển nhưng bị PK chèn ép. Gây ra mâu thuẫn sâu sắc
 Chiếm 90% dân số, là g/c nghèo khổ nhất vì không có ruộng đất bị nhiều tầng lớp áp bức bóc lột
* HS quan sát H5
* HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
*HS quan sát ảnh và đọc các đoạn trích các tác phẩm của họ:
- Nghiêm khắc phê bình chế độ QCCC, công khai đả kích vào CĐ Giáo Hội, Giáo lý giam hãm ý thức con người trong vòng ngu muội khuyên người ta phục tùng g/c thống trị. Các nhà tư tưởng đã đề cao vai trò lí tính, cho rằng con người có đầy đủ khả năng chinh phục thiên nhiên và cải tạo xã hội( Giáo lí nhà thờ)
Soi sáng thức tỉnh đầu óc mọi người có t/d chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp nổ ra.
Chế độ PK Pháp rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Đẳng cấp thứ 3.
Mong tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng tài chính của đất nước .
Mong muốn có những cải cách cơ bản của tầng lớp thống trị giúp họ thoát khỏi bế tắc
Tăng lữ, quý tộc ủng hộ
Đẳng cấp thứ 3 phản đối kịch liệt.
* HS tự trả lời
*HS quan sát H9
Chế độ QCCC bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng Bước đầu thắng lợi, tiếp tục phát triển .
Vua không có quyền hành gì mà mọi quyền lực nằm trong tay quốc hội.
* HS đọc nôi dung của tuyên ngôn
 Đề cao quyền tự do, bình đẳng nhưng ra sức bảo vệ và bênh vực quyền sở hữu
HS thảo luận: tự do trình bày quan điểm.
Chế độ QCCC chấm dứt nhưng quyền bầu cử, ứng cử vào QH chỉ thuộc về những người “công dân tích cực” nghĩa là TS và đại địa chủ có mức sống cao. Còn đại đa số người nhân dân là “ công dân tiêu cực” bị gạt ra khỏi đời sống chính trị.
- Rối ren, cách mạng đang đứng trước mối hiểm họa lớn, thù trong giặc ngoài câu kết với nhau.
- Nhân dân tấn công Hoàng cung. QH lập pháp phải bắt giam Vua và vợ con
Cách mạng phát triển đi lên, động lực thúc đẩy là quần chúng.
* HS đọc SGK
Vì phái này không lo tổ chức chống ngoại xâm, nội phản mà chỉ lo củng cố quyền lực. Đi ngược lại lợi ích của nhân dân.
* HS đọc đoạn chữ nhỏ, quan sát H11
Có tài hùng hiện, tích cực bảo vệ quyền lợi của nhân dân, nổi tiếng là con người không thể bị mua chuộc.
* HS thảo luận trả lời, bổ sung cho nhau.
* HS trả lời.
- Ngăn chặn cách mạng không cho nó tiếp tục phát triển vì động chạm đến quyền lợi của chúng
- Do mâu thuẫn nội bộ , nhân dân xa rời chính phủ.
- CM 1789 đã phá hủy tận gốc chế độ PK ở Pháp đưa GCTS lên nắm quyền.
- Là cuộc cách mạng tư sản triệt để, xứng đáng là cuộc đại cách mạng có tầm quan trọng quốc tế lớn lao.
- Vì nó lật đổ tận gốc chế độ PK thiết lập nền CH, rồi CCDC, đặc biệt là đã giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
- Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân
* HS thảo luận nhóm:
 GV sơ kết bài học ( nhấn mạnh các điểm chủ yếu sau:)
 Cách mạng Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất .
 Quần chúng có vai trò to lớn
 Tuy có nhiều hạn chế nhưng cách mạng tư sản Pháp đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm
 * Củng cố:
 GV hướng dẫn HS làm bài tập, câu hỏi cuối bài.
 GV đọc phần tư liệu tham khảo.
 HS về nhà đọc trước bài 3 : Chủ nghĩa Tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới .
=======================

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_34_cac_mang_tu_san_phap.doc