Giáo án Lịch sử Lớp 8 chương trình bổ túc văn hóa - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: HV cần nắm được:

- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kì).

- Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “Cách mạng tư sản”.

 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện các kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh, độc lập làm việc trong quá trình học.

 3. Tư tưởng, tình cảm:

- Bồi dưỡng nhận thức đúng về vai trò quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

- Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ PK.

II. Thiết bị dạy học:

- Bản đồ thế giới, lược đồ trong SGK.

III. Tiến trình thực hiện bài học:

1. Ổn định tổ chức:(1/)

 2. Giới thiệu:(1/) GV sử dụng lời tựa đầu bài.

 3. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 125 trang cucpham 21/07/2022 4680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 chương trình bổ túc văn hóa - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 8 chương trình bổ túc văn hóa - Chương trình cả năm

Giáo án Lịch sử Lớp 8 chương trình bổ túc văn hóa - Chương trình cả năm
 Phần một: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)
Chương I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
 (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX)
 Tuần 1/Tiết 1	 Ngày soạn: 01/11/2006
BÀI 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
Mục tiêu:
 1. Kiến thức:	HV cần nắm được:
Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kì).
Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “Cách mạng tư sản”.
 2. Kĩ năng:
Rèn luyện các kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh, độc lập làm việc trong quá trình học.
 3. Tư tưởng, tình cảm:
Bồi dưỡng nhận thức đúng về vai trò quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ PK.
II. Thiết bị dạy học:
Bản đồ thế giới, lược đồ trong SGK.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức:(1/)
 2. Giới thiệu:(1/)	GV sử dụng lời tựa đầu bài.
 3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
HV đọc SGK mục 1 phần I. GV giới thiệu lại quá trình phát triển kinh tế ở châu Âu thời trung đại với sự xuất hiện của các thành thị
H: Qua phần đọc, em hãy cho biết những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII ?
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
Cho HV đọc đoạn chữ in nhỏ ở mục 1 phần I. GV giảng giải về mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản, nhân dânlà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc đấu tranh.
Hoạt động 2:
GV tổ chức HV thảo luận nhóm với yêu cầu: “Đọc mục 2 phần I trong SGK và trình bày nguyên nhân, diến biến, kết quả của Cách mạng Hà Lan ?”
HV thảo luận. GV quan sát, hướng dẫn.
Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung, trình bày theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 3:
Cho HV đọc mục 1 phần II trong SGK.
H: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh diễn ra như thế nào ?
HV trả lời, nhận xét, bổ xung, GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
GV đọc đoạn chữ in nhỏ ở mục 1 phần II để chứng minh về sự phát triển đó.
H: Sự phát triển của CNTB có hệ quả gì ?
HV trả lời, nhận xét. GV giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 4:
Cho HV đọc giai đoạn 1 trong SGK.
H: Từ năm 1642 – 1548 cuộc nội chiến ở Anh diễn ra như thế nào ?
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
GV cho HV quan sát hình 1 và giới thiệu qua về các vùng ủng hộ của 2 bên.
GV giới thiệu cảnh xử tử Sác lơ I theo H.2 SGK.
H: Tại sao nước Anh từ chế độ cộng hoà lại trở thành chế độ quân chủ lập hiến ?
HV trả lời, bổ xung. GV hướng dẫn và chuẩn xác kiến thức: chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân nhằm đẩy cách mạng đi xa hơn, bảo vệ quyền lợi quý tộc mới và tư sản
GV giải thích về “chế độ quân chủ lập hiến” thực chất vẫn là chế độ tư bản
Hoạt động 5:
H: Cuộc cách mạng Anh đưa lại quyền lợi cho ai, ai là người lãnh đạo cách mạng, cách mạng có triệt để không ?
HV trả lời, nhận xét. GV giảng theo SGK và đọc đoạn in nghiêng trong mục 3 phần II.
H: Em hiểu như thế nào về câu nói của Mác ?
HV trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác: lập xã hội mới. Lật đổ chế độ PK
H: Nêu kết quả của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII ?
HV trả lời, bổ xung. GV tổng hợp toàn bộ kiến thức và chuẩn xác.
Hoạt động 1:
H: Nêu một vài nét về sự xâm nhập và thành lập các thuộc địa của thực dân Anh ở Bắc Mĩ?
HV trả lời. GV chuẩn xác kiến thức theo SGK và cho HV quan sát hình 3 trang 7.
Cho HV đọc đoạn chữ in nhỏ trong mục 1. GV giới thiệu về kinh tế của các thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ và chuẩn xác kiến thức.
GV giới thiệu về quá trình thực dân Anh tiêu diệt hoặc dồn người In đi an và đưa người da đen sang làm nô lệ
H: Vì sao nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ đấu tranh chống thực dân Anh ?
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HV đọc mục 2 trong SGK và thảo luận nhóm với nội dung: “Nêu diễn biến cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ?”
HV thảo luận. GV quan sát, hướng dẫn.
Cho đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng về diễn biến theo SGK, chuẩn xác kiến thức và hướng dẫn HV học trong SGK.
GV cho HV đọc đoạn chữ in nhỏ về tiểu sử G. Oa sinh tơn trong SGK. GV giới thiệu thêm và cho HV quan sát hình 4 SGK.
GV cho HV đọc đoạn chữ in nhỏ về tuyên ngôn độc lập.
H: Theo em, tính chất tiến bộ của Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ thể hiện ở những điểm nào ?
HV trả lời. GV chuẩn xác: con người có quyền bình đẳng, quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc
GV liên hệ thực tế ở Mĩ, nhân dân lao động có được hưởng những quyền nêu trên hay không
Hoạt động 3:
Cho HV đọc mục 3 trong SGK.
H: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có kết quả như thế nào ?
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
HV đọc đoạn in nhỏ về Hiến pháp Hoa Kì.
H: Những điểm nào thể hiện sự hạn chế của Hiến pháp 1787 của Mĩ ?
HV trả lời. GV chuẩn xác: phân biệt phụ nữ, người da đen, In đi an
H: Cho biết ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ?
HV trả lời, bổ xung. GV giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
GV tổng kết bài học.
4/
7/
5/
7/
4/
4/
5/
4/
I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
1. Một nền sản xuất mới ra đời.
- Kinh tế: xuất hiện các xưởng sản xuất, các trung tâm buôn bán, các ngân hàng. Đó là nền sản xuất TBCN.
- Xã hội: hình thành 2 giai cấp mới: tư sản và vô sản.
Hình thành mẫu thuẫn giữa phong kiến với tư sản và nhân dân.
2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
- Nguyên nhân: chế độ phong kiến cản trở kinh tế tư bản phát triển...
- Diến biến: từ đầu TK XII, nhân dân Nê đéc lan đã nhiều lần nổi dậy. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh tháng 8/1566.
Đến năm 1581 thành lập nước cộng hoà “Các tỉnh liên hiệp”, sau gọi là Hà Lan.Năm1648 HàLan được giải phóng, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
Đây là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
II. Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII.
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh.
- Ở châu Âu, quan hệ TBCN ở Anh lớn mạnh hơn cả với sự ra đời của nhiều công trường thủ công, trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính. Đồng thời những phát minh kĩ thuật, hình thức tổ chức hợp lí làm cho năng suất lao động tăng.
- Hệ quả:
 + Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới có thế lực lớn về kinh tế.
 + Nông dân nghèo khổ.
 + Mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.
2. Tiến trình cách mạng.
a. Giai đoạn 1 (1642 – 1648).
- Tháng 8/1642, nội chiến bùng nổ, quân đội của Quốc hội do Ô li vơ Crôm oen chỉ huy đánh bại quân đội nhà vua.
- Năm 1648 giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm dứt.
b. Giai đoạn 2 (1649- 1688).
- Ngày 30-1-1649 vua Sác lơ I bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hoà, quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản. Nông dân không có quyền lợi tiếp tục đấu tranh.
- Tháng 12-1688, Quốc hội phế truất vua Giêm II và đưa Vin hem O ran giơ lên làm vua. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời.
3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
- Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.
- Lật đổ chế độ phong kiến lạc hậu.
- Mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ, đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.
Nhưng quyền lợi của nhân dân lao động không được đáp ứng.
I. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh.
- Tình hình các thuộc địa: 
 + Từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh thành lập 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ.
 + Đây là vùng đất phì nhiêu, giàu tài nguyênnền kinh tế TBCN sớm phát triển.
- Nguyên nhân của chiến tranh:
 + Do thực dân Anh ngăn cản sự phát triển kinh tế của các thuộc địa
 + Mâu thuẫn giữa cư dân thuộc địa với chính quốc
2. Diễn biến cuộc chiến tranh. (SGK)
3. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Kết quả: chiến tranh kết thúc thắng lợi với sự ra đời của Hợp chủng quốc Mĩ (USA – Mĩ – Hoa Kì). Năm 1787 Hiến pháp được ban hành
- Ý nghĩa: 
 + Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, làm cho nền kinh tế tư bản Mĩ phát triển.
 + Là một cuộc cách mạng tư sản, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
4. Củng cố:(2/)	GV cho HV nêu nội dung bài học.
	GV hướng dẫn HV trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
 5. Dặn ...  Do kế hoạch bị bại lộ, các trại lính người Việt bị đóng cửa, tước vũ khí. Thái Phiên và Trần Cao Vân bị bắt và xử tử. Vua Duy Tân bị truất ngôi và đi đày ở châu Phi.
- Khởi nghĩa binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917):
 + Do được tiếp xúc với tù chính trị, một số binh lính do Trịnh Văn Cấn cầm đầu đã giác ngộ và phối hợp với tù chính trị tiến hành khởi nghĩa.
 + Nghĩa quân giết tên Giám binh Pháp, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm công sở và làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên một tuần.
 + Pháp phản công, nghĩa quân phải rút khỏi tỉnh lị.
 + Cuộc chiến kéo dài gần 5 tháng ở rừng núi vô cùng gian khổ, Đội Cấn bị thương đã tự sát, khởi nghĩa thất bại.
- Ở Tây Nguyên có cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc do Nơ-trang Lơng chỉ huy.
3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
- Tiểu sử Nguyễn Tất Thành (SGK).
- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Cuộc hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước châu Phi, châu Mĩ, châu Âu
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Ở đây Người làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động, công nhân Pháp:
Người tham gia trong Hội những người Việt Nam yêu nước, tham gia viết báo, truyền đơn, tố cáo thực dân, tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Ngatư tưởng của Nguyễn Tất Thành có những biến chuyển.
Þ Là những điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.
4. Củng cố:(4/)	GV cho HV trình bày nội dung bài học.
	Hướng dẫn HV trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
 5. Dặn dò:(1/)	 Học bài, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập cuối bài. 
	 Chuẩn bị trước bài 31.
Tuần 31/Tiết 46	 	 	 	 Ngày soạn: 20/05/2007
BÀI 31: ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:	HV củng cố những kiến thức cơ bản về:
Lịch sử dân tộc thời kì giữa thế kỉ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.
Tiến trình xâm lược của Pháp; cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta; nguyên nhân thất bại của công cuộc giữ nước cuối thế kỉ XIX.
Đặc điểm, diễn biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang trong phạm trù PK. 
Bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.
 2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, biết tường thuật, diễn giải.
 3. Tư tưởng, tình cảm:
Củng cố lòng yêu nước, ý chí căm thù quân giặc.
Trân trọng những tấm gương dùng cảm vì dân, vì nước, noi gương học tập cha anh
II. Thiết bị dạy học:
Bản đồ Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Lược đồ một số cuộc khởi nghĩa cuối thế kỉ XIX.
Tranh ảnh, tài liệu có liên quan.
III. Tiến trình thực hiện bài học: 
Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
 2. Giới thiệu:(1/)	GV nêu mục tiêu tiết ôn tập.
 3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Cho HV hoạt động cá nhân để lập bảng thống kê các sự kiện chính của quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống quân xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 theo mẫu trang 150 SGK.
GV sử dụng phương pháp vấn đáp, cùng HV hoàn thiện bảng tổng hợp theo bảng sau:
14/
I. Những sự kiện chính.
Thời gian
Quá trình xâm lược của 
thực dân Pháp
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
1 – 9 – 1858 
Đánh chiếm đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam
Quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình đã đánh trả quyết liệt
Tháng 2 – 1859 
Quân Pháp kéo vào Gia Định
Quân và dân ta chặn đánh địch ở đây
Tháng 2 – 1862 
Pháp tăng quân đánh chiếm Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
Quân triều đình chống đỡ không nổi, với chủ trương thoả hiệp, triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. Nhân dân độc lập kháng chiến.
Tháng 6 – 1867 
Quân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây
Triều đình bất lực, nhân dân 6 tỉnh Nam Kì nổi lên khởi nghĩa khắp nơi
20 – 11 – 1873 
Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội
Quân triều đình thất bại. Nhân dân tiếp tục kháng chiến
18 – 8 – 1883 đến 1884
Pháp đánh vào Huế
Triều đình đầu hàng, kí hiệp ước Hác măng, rồi Pa tơ nốt công nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì, phong trào kháng chiến của nhân dân tiếp tục dâng cao.
GV sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở cùng HV lập niên biểu phong trào Cần vương (1885 – 1896) theo mẫu trong mục 2 SGK và tổng hợp kết quả theo bảng sau:
Thời gian
Sự kiện
Ngày 5 – 7 – 1885 
Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế
Ngày 13 – 7 – 1885 
Ra chiếu Cần vương
Năm 1886 – 1887 
Khởi nghĩa Ba Đình
Năm 1883 – 1892 
Khởi nghĩa Bãi Sậy
Năm 1885 – 1895 
Khởi nghĩa Hương Khê
Năm 1888 
Vua Hàm Nghi bị bắt
GV sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở cùng HV tìm hiểu phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1918) theo yêu cầu trong mục 3 SGK. GV tổng hợp kết quả:
Hoạt động 2:
GV sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở để hướng dẫn HV tìm hiểu các nội dung được đưa ra trong phần II SGK, dựa vào kiến thức trong SGK và vở ghi để trình bày.
GV chuẩn xác các kiến thức cơ bản để HV nắm vững và yêu cầu HV tìm hiểu thêm trong SGK và vở ghi.
Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HV về nhà làm các bài tập thực hành theo yêu cầu 1, 2, 3 trong SGK phần III.
GV tổng kết bài ôn tập.
20/
5/
- Phong trào Đông Du (1905 – 1909): Hội Duy tân, đưa học sinh Việt Nam sang Nhật Bản học.
- Đông Kinh nghĩa thục (1907): thành lập vào tháng 3 năm 1907. mở trường học về địa lí, lịch sử, khoa học thường thức, bình văn, xuất bản sách báo, nhằm nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập, nếp sống mới.
II. Những nội dung chủ yếu.
III. Bài tập thực hành.
 4. Dặn dò:(1/)	 Học bài, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập bài ôn tập. 
	 Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì II.
Tuần 32/Tiết 47	 Ngày soạn: 26/05/2007
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:	
Nắm lại các kiến thức đã học.
II. Chuẩn bị:
GV: Ra đề trắc nghiệm.
HS: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
III. Tiến trình thực hiện bài kiểm tra:
Ổn định tổ chức.
 2. Phát đề và hướng dẫn cách làm.
GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, chính xác.
GV thu bài, kiểm tra số lượng bài khi hết giờ.
Dặn dò: 	Sưu tầm một sự kiện lịch sử cận đại của địa phương để tiết sau học lịch sử địa phương.
(ĐỀ KIỂM TRA)
TRƯỜNG THCS:.. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 NĂM HỌC 2006-2007
HỌ VÀ TÊN: ; LỚP :8. THỜI GIAN 45 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) 
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 ĐIỂM ):
Khoanh tròn chữ cái đứng trước một câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Hiệp ước nào chấm dứt sự tồn tại của phong kiến Nguyễn với tư cách là quốc gia độc lập ? (0,25đ).
 a. Hác măng; 	 b. Nhâm Tuất; 	 c. Thiên Tân; 	 d. Pa tơ nốt;
Câu 2: Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX có hạn chế gì ? (0,25đ).
Mang tính chất lẻ tẻ; b. Chưa động chạm tới vấn đề cơ bản của thời đại;
c. Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong; d. Cả a, b, c đều đúng;
Câu 3: Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa gì ? (0,25đ).
Gây tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng bảo thủ.
Phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
Góp phần chuẩn bị cho việc ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Cả a, b, c đều đúng.
Câu 4: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất có những giai cấp, tầng lớp nào ? (0,25đ).
Địa chủ phong kiến, nông dân, tiểu tư sản thành thị và công nhân.
Địa chủ phong kiến, tư sản, tiểu tư sản thành thị và công nhân.
Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản thành thị và công nhân.
Địa chủ phong kiến, nông dân, tư sản, tiểu tư sản thành thị.
Câu 5: Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện xu hướng giải phóng dân tộc mới nào ? (0,25đ).
Cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ vô sản; b. Phong trào Cần vương;
c. Cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản; d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 6: Nối một nội dung ở cột thời gian với cột khởi nghĩa để có kết quả đúng ? (1đ).
Thời gian
Khởi nghĩa
Năm 1862
Khởi nghĩa Nông Hùng Thạc ở Tuyên Quang
Tháng 9 – 1862 
Khởi nghĩa Nguyễn Thịnh ở Bắc Ninh
Năm 1861 – 1865 
Khởi nghĩa binh lính, dân phu ở kinh đô Huế
Năm 1866
Khởi nghĩa Tạ Văn Phụng ở vùng ven biển
Câu 7: Nối một nội dung ở cột thời gian với cột sự kiện để có kết quả đúng ? (0,75đ).
Thời gian
Sự kiện
Năm 1905 – 1909 
Khởi nghĩa binh lính, tù chính trị ở Thái Nguyên
Năm 1907
Phong trào Đông Kinh nghĩa thục
Năm 1917
Phong trào Đông Du
TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (7 ĐIỂM). (Học sinh làm ở mặt sau của giấy kiểm tra)
Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của khởi nghĩa Yên Thế ? (3đ).
Câu 2: Nêu những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX ? (2đ).
Câu 3: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy Nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên và nhận
xét ? (2đ). 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_chuong_trinh_bo_tuc_van_hoa_chuong_tri.doc