Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 20-30

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HV cần:

- Thông qua việc hướng dẫn HV trả lời các câu hỏi của bài, GV khắc sâu những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI – thời Lê sơ.

- Nắm được những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục và bảo vệ đất nước.

- Nắm được những nét chính về tình hình xã hội, đời sống nhân dân thời Lê sơ.

2. Kĩ năng:

- HV biết sử dụng bản đồ để so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử và rút ra nhận xét

3. Tư tưởng:

- Củng cố tinh thần yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc.

II. Thiết bị dạy học:

- Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Lê sơ, các cuộc kháng chiến chống xâm lược và đô hộ của nhà Minh.

- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần và thời Lê sơ.

- Tranh ảnh vè các công trình nghệ thuật, nhân vật lịch sử thời Lê sơ.

III. Tiến trình thực hiện bài học:

1. Ổn định tổ chức và KTBC: (4/)

 2. Giới thiệu: (1/) GV nêu mục tiêu tiết ôn tập.

 

doc 50 trang cucpham 21/07/2022 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 20-30", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 20-30

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 20-30
 Tuần 20/Tiết 39	 Ngày soạn: 13/08/2006
BÀI 20: IV: MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HOÁ XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC 
Mục tiêu:
1. Kiến thức:	HV cần:
Nắm được tên, năm sinh, năm mất của một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc: Nguyễn Trãi, Lê Thành Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.
Biết sơ qua về tiểu sử, những đóng góp to lớn cho nền văn hoá dân tộc.
Nắm được tư tưởng cơ bản của các vị danh nhân trên.
Kĩ năng:
Rèn kuyện kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét.
Tư tưởng:
Biết ơn những vị anh hùng, danh nhân có đóng góp to lớn cho dân tộc và nhân loại.
Biết tự hào dân tộc. Từ đó có ý thức trách nhiệm trong học tập, tu dưỡng.
II. Thiết bị dạy học:
Ảnh đền thờ vua Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC: (4/)
 2. Giới thiệu: (1/)	GV liên hệ với tiết trước để giới thiệu nội dung bài mới.
 3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
HV đọc mục 1 SGK từ đầu đến“oán sầu”.
Cho HV hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: “Nguyễn Trãi là người như thế nào? Tư tưởng của ông ra sao? Ông có những tác phẩm gì?
GV hướng dẫn HV dựa vào SGK để trả lời.
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung, giảng giải theo SGK và chuẩn xác.
GV trích dẫn trong SGK: Ông thường suy nghĩ và mong muốn “ăn lộccấy cày”, “nơi thônoán sầu”.
Cho HV đọc đoạn in nghiêng cuối mục 1.
H: Nêu lên những đóng góp của Nguyễn Trãi qua nhận xét của vua Lê Thành Tông ?
HV trả lời, nhận xét.GV giảng giải,chuẩn xác
Hoạt động 2:
GV cho HV đọc đoạn in nghiêng ở mục 2.
H: Nêu tiểu sử của Lê Thành Tông ?
HV trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác và hướng dẫn HV tự tìm hiểu trong SGK.
H: Lê Thánh Tông là vị vua như thế nào ?
HV trả lời. GV bổ xung và chuẩn xác.
H: Lê Thánh Tông có những tác phẩm, hoạt động văn hoá nào ?
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV giảng giải, mở rộng thêm và chuẩn xác.
H: Tư tưởng trong văn thơ của Lê Thành Tông như thế nào ?
HV trả lời. GV chuẩn xác.
H: Nêu những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ở thế kỉ XV ?
HV trả lời, nhận xét. GV bổ xung và chuẩn xác. GV đọc một bài thơ của Lê Thánh Tông cho HS nghe.
Hoạt động 3:
GV cho HV đọc mục 3 trong SGK.
H: Ngô Sĩ Liên là người như thế nào? Ông đã có đóng góp gì cho nền văn hoá nước ta ?
HV trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác và cho HS tự tìm hiểu trong SGK.
Cho HV đọc mục 4 trong SGK.
H: Lương Thế Vinh là người như thế nào? Ông có đóng góp gì cho nền văn hoá nước ta?
Cho HV trả lời. GV chuẩn xác và hướng dẫn HV tự tìm hiểu trong SGK.
GV kết luận toàn bài.
15/
15/
5/
1. Nguyễn Trãi (1380 – 1442).
- Nguyễn Trãi là 1 nhà chính trị, quân sự tài ba, 1 anh hùng dân tộc, 1 danh nhân văn hoá thế giới.
- Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Dư địa chí
- Tư tưởng của ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
- Nguyễn Trãi có những đóng góp to lớn về mọi mặt, góp phần cho đất nước ổn định và phát triển.
2. Lê Thánh Tông (1442 – 1497).
- Lê Thánh Tông là một vị vua anh minh, xuất sắc trong nhiều lĩnh vực. Ông là nhà văn, nhà thơ lớn tài ba của dân tộc ta ở thế kỉ XV.
- Ông để lại một di sản văn thơ đồ sộ, phong phú, nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Châu Cơ thắng thưởng
- Cuối thế kỉ XV ông sáng lập và làm chủ soái Hội Tao Đàn đánh dấu bước phát triển của văn chương đương thời.
- Thơ văn của Lê Thánh Tông chứa đựng tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc sâu sắc.
3. Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV); Lương Thế Vinh (1442 - ?) 
(Tự tìm hiểu trong SGK)
Củng cố:(4/)	Cho HV nêu nội dung bài học. GV hướng dẫn HV trả lời câu hỏi cuối bài.
Dặn dò:(1/)	Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị trước bài 21.
Tuần 20/Tiết 40	 Ngày soạn: 14/08/2006
BÀI 21: ÔN TẬP CHƯƠNG IV 
Mục tiêu:
1. Kiến thức:	HV cần:
Thông qua việc hướng dẫn HV trả lời các câu hỏi của bài, GV khắc sâu những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI – thời Lê sơ.
Nắm được những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục và bảo vệ đất nước.
Nắm được những nét chính về tình hình xã hội, đời sống nhân dân thời Lê sơ.
Kĩ năng:
HV biết sử dụng bản đồ để so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử và rút ra nhận xét
Tư tưởng:
Củng cố tinh thần yêu nước, tự hào và tự cường dân tộc.
II. Thiết bị dạy học:
Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Lê sơ, các cuộc kháng chiến chống xâm lược và đô hộ của nhà Minh.
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần và thời Lê sơ.
Tranh ảnh vè các công trình nghệ thuật, nhân vật lịch sử thời Lê sơ.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC: (4/)
 2. Giới thiệu: (1/)	GV nêu mục tiêu tiết ôn tập.
 3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV cho HV thảo luận nhóm trả lời các ý trong bài tập 1.
GV hướng dẫn HV thảo luận.
Cho các nhóm lên trình bày kết quả, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác.
Hoạt động 2:
GV cho HV hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi 2.
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và chuẩn xác.
Hoạt động 3:
GV cho HV tìm hiểu lại luật pháp thời Lý – Trần và Lê sơ.
Cho 1 số HV nêu những điểm giống và khác nhau về pháp luật của 2 thời kì này.
GV hướng dẫn để HV thấy được những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp Lý – Trần và Lê sơ như sau:
Hoạt động 4:
GV gợi ý để HV tìm thấy được điểm giống nhau về tình hình kinh tế thời Lê sơ và thời Lý – Trần là đều phát triển, có nhiều thành tựu.
GV hướng dẫn HV tự tìm hiểu những kiến thức đã học ở các bài lịch sử thời kì này.
Còn điểm khác nhau là đến thời Lê sơ, tình hình kinh tế đã phát triển mạnh mẽ hơn.
Hoạt động 5:
GV hướng dẫn HV dựa vào SGK và vở ghi để trả lời câu hỏi 5, 6 và bài tập ở nhà.
8/
8/
9/
5/
5/
Bài tập 1.
- Triều đình: Tăng cường tính tập quyền, tăng cường thanh tra, giám sát quan lại.
- Các đơn vị hành chính: Tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã.
- Cách đào tạo, chuyển chọn, bổ nhiệm quan lại: Lấy phương thức học tập, thi cử là chủ yếu.
Bài tập 2.
- Nhà nước thời Lý – Trần là nhà nước quân chủ quý tộc.
- Nhà nước thời Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
Bài tập 3.
- Giống nhau:
*. Cùng bảo vệ quyền lợi của nhà vua, triều đình, giai cấp thống trị.
*. Khuyến khích sản xuất phát triển, bảo vệ quyền tư hữu tài sản.
- Khác nhau: Pháp luật thời Lê sơ (Luật Hồng Đức) đầy đủ, hoàn chỉnh hơn và có một số điều luật bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, phụ nữ.
Bài tập 4. (GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu)
GV hướng dẫn HV trả lời câu hỏi 5, 6 và bài tập ở nhà.
Củng cố: (4/)	GV nhắc lại những kiến thức trọng tâm của chương IV.
Dặn dò: (1/)	Hoàn thiện các bài ôn tập, học bài. Chuẩn bị trước bài 22 phần I.
CHƯƠNG V: ĐẠI VIÊÏT Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII
BÀI 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
(Thế kỉ XVI – XVIII) 
	Tuần 21/Tiết 41	 Ngày soạn: 20/08/2006
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI
Mục tiêu:
1. Kiến thức:	HV cần:
Nắm được sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền từ đầu thế kỉ XVI.
Nắm nguyên nhân, nét cơ bản của 2 cuộc khởi nghĩa của nông dân: Trần Tuân, Trần Cảo
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ, xác định địa danh, trình bày diễn biến sự kiện lịch sử.
Tư tưởng:
Hiểu được mâu thuẫn xã hội giữa nông dân, nhân dân với địa chủ, Nhà nước.
Bồi dưỡng ý thức bảo vệ sự thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ.
II. Thiết bị dạy học:
Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức: (1/)
 2. Giới thiệu: (1/)	GV điểm qua những nét phát triển của thời Lê sơ thế kỉ XV để dẫn dắt vào bài.
 3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV cho HV đọc mục 1 trong SGK.
H: Bước sang đầu thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê còn thịnh trị hay không ?
HV trả lời, nhận xét, bổ.GV giảng chuẩn xác.
H: Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái của nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI ?
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV cho HV đọc đoạn in nghiêng ở mục 1. GV đọc tài liệu trích dẫn vè nội bộ triều Lê tranh giành quyền lực, bè phái ở SGV.
GV tổng hợp và chuẩn xác.
H: Nhận xét về triều đình Lê đầu thế kỉ XVI?
15/
1. Triều đình nhà Lê.
- Bước sang đầu thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê bắt đầu suy thoái.
- Nguyên nhân: Vua quan ăn chơi xa xỉ, lãng phí tiền của. Nội bộ giai cấp thống trị chia bè kéo cánh, tranh giành quyền lực đánh giết lẫn nhau.
HV trả lời, nhận xét. GV bổ xung, chuẩn xác.
Hoạt động 2:
Cho HV đọc mục 2 từ đầu đến “bùng nổ các cuộc khởi nghĩa”.
GV chia nhóm thảo luận với yêu cầu: “Tìm nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa nông dân bùng nổ ?”
GV quan sát, hướng dẫn HV thảo luận.
Cho HV trình bày, ... ân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, chủ yếu ở những điểm sau:
Củng cố những hiểu biết khái quát về những thành tựu mà dân tộc ta đã đạt được trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, chống ngoại xâm.
Nâng cao những hiểu biết bước đầu về sự hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam, các cuộc khởi nghĩa lớn, điển hình của nông dân, đặc biệt là phong trào Tây Sơn.
 2. Kĩ năng:
Rèn luyện các kĩ năng: Sử dụng SGK, đọc và phát triển mối quan hệ giữa các bài, các chương đã học có cùng một chủ đề.
Trình bày các sự kiện đã học, phân tích, so sánh sự kiện, quá trình lịch sử.
Bước đầu rút ra nhận xét, kết luận về nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của các sự kiện, quá trình lịch sử đã học.
 3. Tư tưởng:
Giáo dục cho HV ý thức trân trọng thành tựu mà nhân loại đạt được trong thời trung đại.
Niềm tự hào, tự cường dân tộc, lòng yêu nước, yêu quê hương.
II. Thiết bị dạy học:
Lược đồ Việt Nam thời trung đại, lược đồ các cuộc kháng chiến.
Một số tranh ảnh có liên quan.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức: (1/)
 2. Giới thiệu: (1/)	GV nêu mục tiêu tiết tổng kết.
 3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HV dựa vào phần 1 bài 7 để trả lời các câu hỏi sau:
H: Cho biết xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển như thế nào ?
GV hướng dẫn HV liên hệ mục 1 bài 7 SGK.
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV giảng và chuẩn xác.
8/
Câu hỏi 1: Những nét lớn về tình hình xã hội, kinh tế, văn hoá thời phong kiến.
- Xã hội phong kiến được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại:
H: Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là gì ?
HV trả lời, nhận xét. GV bổ xung và chuẩn xác.
H: Thể chế chính trị của các quốc gia thời trung đại như thế nào ?
HV trả lời, nhận xét. GV giảng và chuẩn xác.
Hoạt động 2:
Cho HV nêu những điểm giống và khác nhau của 2 xã hội trên.
GV hướng dẫn, kẻ bảng để HV điền. GV cho HV nhận xét, bổ xung. GV chuẩn xác.
Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HV tìm hiểu trong mỗi cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta từ chống quân Nam Hán đến chống quân Thanh có những gương tiêu biểu nào ?
HV trả lời, bổ xung. GV bổ xung, chuẩn xác
8/
5/
*. Phương Đông, xã hội phong kiến hình thành sớm nhưng phát triển chậm.
*. Phương Tây, xã hội phong kiến hình thành muộn nhưng phát triển nhanh.
- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, chăn nuôi và nghề thủ công.
- Thể chế chính trị của xã hội phong kiến là thể chế quân chủ.
Câu hỏi 2: Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến Phương Đông và Châu Âu.
Thời gian hình thành
- Trước và đầu công nguyên
- Thế kỉ V – X
Cơ sở kinh tế – xã hội
- Kinh tế bó hẹp ở công xã nông thôn.
- Giai cấp địa chủ và nông dân
- Kinh tế bó hẹp trong lãnh địa.
- Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
- Công thương nghiệp phát triển sớm
Thể chế chính trị
- Quyền lực của vua có sớm và ngày càng tăng
- Quyền lực của vua lúc đầu bị hạn chế
Câu hỏi 3: Nêu tên những anh hùng có công giương cao ngọn cờ đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập cho tổ quốc.
- Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Ngô Văn Sở, Bùi Thị Xuân
Hoạt động 4:
GV hướng dẫn HV kẻ bảng và trả lời theo bảng xuyên suốt quá trình lịch sử về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
10/
Câu hỏi 4: Trình bày sự phát triển kinh tế ở nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.
Nội dung
Các giai đoạn, những điểm mới, sự phát triển
Ngô – Đinh – Tiền Lê
Lý – Trần - Hồ
Lê sơ
Thế kỉ XVI - XVIII
Nửa đầu thế kỉ XIX
Nông nghiệp
Ổn định và bước đầu phát triển
Ổn định và phát triển.
Cuối thời Trần nông nghiệp giảm sút.
Phục hồi và phát triển. Cho lính về làm ruộng, đặt chức Hà đê sứ, khuyến nông, đồn điền sứ, phép quân điền
Đàng Ngoài đình đốn. Đàng Trong phát triển.Thế kỉ XVIII, sản xuất nông nghiệp bị giảm sút.
Sản xuất nông nghiệp kém phát triển.
Thủ công nghiệp
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
Thương nghiệp
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
Hoạt động 5:
Tương tự câu hỏi 4 GV hướng dẫn HV kẻ bảng và trả lời theo bảng xuyên suốt quá trình lịch sử về những thành tựu về tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học.
11/
Câu hỏi 5: Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có nhừng thành tựu gì ?
Nội dung
Các giai đoạn, những điểm mới, sự phát triển
Ngô – Đinh – Tiền Lê
Lý – Trần - Hồ
Lê sơ
Thế kỉ XVI - XVIII
Nửa đầu thế kỉ XIX
Tôn giáo
Phật giáo có vai trò chủ đạo.
Nho học xâm nhập vào nước ta
Phật giáo là chính. Đạo, Nho phát triển
Thời Hồ Phật giáo bị hạn chế
Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. Đạo, Phật bị hạn chế.
Nho giáo được đề cao. Đạo, Phật được phục hồi.
Xuất hiện Thiên chúa giáo.
Phật giáo phát triển. Đạo, Nho bị hạn chế.
Thiên chúa giáo bị hạn chế nhưng vẫn lén lút hoạt động.
Giáo dục
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
Văn học
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
Nghệ thuật
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
Khoa học
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
(GV hướng dẫn HV về nhà làm)
Củng cố:	GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm sau từng câu hỏi.
Dặn dò:(1/)	GV hướng dẫn HV làm bài tập ở nhà.
Chuẩn bị ôn tập lại toàn bộ hệ thống kiến thức học kì II để tiết sau thi học kì II.
Tuần 30/Tiết 59	Ngày soạn: 22/10/2006
THI HỌC KÌ II
 I. Mục tiêu:
Giúp HV nắm lại 1 cách cách chắc chắn hệ thống kiến thức từ bài 19 đến hết bài 28.
 II. Chuẩn bị:
Giáo viên:	Ra đề thi trắc nghiệm và đáp án.
Học viên:	Ôn tập.
III. Tiến trình thực hiện tiết thi:
Ổn định tổ chức.
Phát đề kiểm tra.
GV hướng dẫn HV làm bài.
- 	GV coi HV làm, nhắc nhở HV làm bài nghiêm túc, cẩn thận.
GV thu bài khi hết giờ.	GV kiểm tra số lượng bài.
(ĐỀ KIỂM TRA)
TRƯỜNG THCS: ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2005 - 2006
HỌ VÀ TÊN:.. MÔN: LỊCH SỬ LỚP 7
LỚP: 7 THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
I.	TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 ĐIỂM)
A.	Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào thời gian nào ? (0,5đ)
 a. Mùa đông 1771. b. Mùa thu 1771. c. Mùa xuân 1771. d. Mùa xuân 1772.
Câu 2: Khẩu hiệu của khởi nghĩa Tây Sơn giai đoạn đầu là gì ? (0,5đ)
Lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo. c. Đánh tan quân Xiêm xâm lược.
Lấy của nhà nghèo chia cho nhà giàu. d. Đánh tan quân Thanh xâm lược.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa của nông dân Đàng Trong thế kỉ XVIII? (0,5đ)
Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp, vua Lê chỉ là cái bóng.
Phủ Chúa quanh năm hội hè, yến tiệc, vung phí tiền của. Quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét của nhân dân.
Đời sống nông dân hết sức cơ cực, thiên tai liên tiếp xảy ra, thuế má nặng nề. Nhân dân bị chết đói, phiêu tán khắp nơi.
Cả a, b, c đều đúng.
Câu 4: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785 đánh tan quân xâm lược nào ? (0,5đ)
 a. Quân Xiêm; b. Quân Thanh; c. Quân Pháp; d. Quân Mĩ;
Câu 5: Tại sao quân Thanh lại xâm lược nước ta ? (0,5đ)
Vì Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh.
Vì nhà Thanh muốn xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ.
Vì lúc bấy giờ nước ta yếu, nhà Thanh mạnh.
Vì Lê Chiêu Thống cầu cứu và nhà Thanh muốn xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ.
Câu 6: Quang Trung từ trần ngày, tháng, năm nào ? (0,5đ)
 a. Ngày 16/9/1791; b. Ngày 16/9/1792; c. Ngày 19/6/1792; d. Ngày 19/6/1791;
Nối một nội dung ở cột A với một nội dung ở cột B để có kết quả đúng.
Câu 1: Thời gian và địa bàn của các cuộc khởi nghĩa nhân dân dưới triều Nguyễn ? (2đ)
A
B
Khởi nghĩa
Thời gian và địa bàn khởi nghĩa
Phan Bá Vành
Từ 1833 đến 1835 ở Cao Bằng và lan rộng khắp vùng Việt Bắc
Nông Văn Vân
Từ 1821đến 1827 ở Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên
Lê Văn Khôi
Từ 1854 đến 1856 ở Hà Nội, Hà Tây
Cao Bá Quát
Từ 1833 đến 1835 ở Phiên An và lan rộng khắp 6 tỉnh Nam Kì
TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (5 ĐIỂM). (HV làm ở mặt sau của giấy kiểm tra)
Câu 1: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ? (2đ)
Câu 2: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? (3đ)
Bài làm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_tuan_20_30.doc