Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 58, Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức:

_ Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, mọi quyền hành tập trung vào tay vua. Các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.

_ Sự phát triển các ngành kinh tế ở thời Nguyễn gặp nhiều hạn chế. Đời sống cực khổ của các tạ62ng lớp nhân dân là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyễn.

 2/ Về tư tưởng:

_ Chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử nên kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển.

_ Truyền thống chống áp bức bóc lột của nhân dân ta dưới thời phong kiến.

 3/ Về kĩ năng:

_ Nhật xét về nội dung các hình trong Sgk. Làm quen với việc xây sưu tập tranh ảnh liên quan đến từng thời kì lịch sử (triều Nguyễn).

_ Vẽ lược đồ, xác định địa bàn đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa lớn.

 4/ Trọng tâm:

_ Kinh tế dưới triều Nguyễn.

_ Các cuộc nổi dậy của nhân dân.

 Kiểm tra bài củ:

1/ Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ?

2/ Quang Trung đã có những chính sách và biện pháp gì để phục hồi kinh tế, ổn định xã hội, phát triển văn hóa dân tộc ?

A/ Giảng bài mới: Vua Quang Trung mất đi là một tổn thất lớn cho cả nước. Thái tử Quang Toản lên ngôi đã không đập tan được âm mưu xâm lược của nGuyễn Ánh. Triều Tây Sơn tồn tại được 25 năm (1778 – 1802) thì sụp đổ. Chế độ phong kiến nhà nGuyễn được thiết lập.

 

doc 6 trang cucpham 3660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 58, Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 58, Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 58, Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn
Tiết 58:	LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG V
	Ï&Ð
1/ Lập bảng tóm tắt các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Địa bàn hoạt động
Năm 1737	
Nguyễn Duy Dương
Sơn Tây.	
Năm 1738 - 1770
Lê Duy Mật
Thanh Hoá, Nghệ An.	
Năm 1740 - 1751
Nguyễn Danh Phương
Núi Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang.	
Năm 1741 - 1751
Nguyễn Hữu Cầu
Đồ Sơn à Kinh Bắc à Sơn Nam à Thanh Hoá à Nghệ An.	
Năm 1739 - 1769
Hoàng Công Chất
Sơn Nam, Tây Bắc.
2/ Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ?
Niên biểu
Hoạt động của phong trào Tây Sơn
_ 1771
_ 1773
_ 1777
_ 1785
_ 1786
_ 1789
_ Khởi nghĩa nông dân bùng nổ, do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
_ Nghĩa quân hạ phủ thành Quy Nhơn.
_ Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
_ Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút.
_ Nghĩa quâm tiến ra Bắc, lật đổ chính quyền chúa Trịnh.
_ Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh.	
_ Ý nghĩa lịch sử.
_ Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
_ Xoá bỏ sự chia cắt, thống nhất đất nước.
_ Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ Tổ quốc.
_ Nguyên nhân 
 thắng lợi.
_ Được nhân dân tích cực ủng hộ.
_ Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.	
3/ Những đóng góp to lớn của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước.
Các mặt
Chủ trương và biệp pháp
Kinh tế
_ Ban hành chiếu khuyến nông.
_ Bãi bỏ hoặc giảm thuế.
_ Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa”
_ Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi.
Văn hoá
_ Ban bố chiếu lập học.
_ Mở trường học ở các huyện, xã.
_ Chữ Nôm là chữ viết chính thức.
_ Lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán à Nôm.
Quốc phòng
_ Xây dựng chế độ quân dịch (ba suất đinh lấy một suất lính).
_ Quân đội gồm: Bộ, thủy, tượng và kị binh.
Ngoại giao
_ Quan hệ bình thường với nhà Thanh.
_ Tiêu diệt nội phản.
********************
Chương VI:
VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Bài 27:	CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
Tiết 59 +60:	Ï&Ð	
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức:
_ Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, mọi quyền hành tập trung vào tay vua. Các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.
_ Sự phát triển các ngành kinh tế ở thời Nguyễn gặp nhiều hạn chế. Đời sống cực khổ của các tạ62ng lớp nhân dân là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyễn.
	2/ Về tư tưởng:
_ Chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử nên kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển.
_ Truyền thống chống áp bức bóc lột của nhân dân ta dưới thời phong kiến.
	3/ Về kĩ năng:
_ Nhật xét về nội dung các hình trong Sgk. Làm quen với việc xây sưu tập tranh ảnh liên quan đến từng thời kì lịch sử (triều Nguyễn).
_ Vẽ lược đồ, xác định địa bàn đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa lớn.
	4/ Trọng tâm:
_ Kinh tế dưới triều Nguyễn.
_ Các cuộc nổi dậy của nhân dân.
® Kiểm tra bài củ:
1/ Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ?
2/ Quang Trung đã có những chính sách và biện pháp gì để phục hồi kinh tế, ổn định xã hội, phát triển văn hóa dân tộc ?
A/ Giảng bài mới: Vua Quang Trung mất đi là một tổn thất lớn cho cả nước. Thái tử Quang Toản lên ngôi đã không đập tan được âm mưu xâm lược của nGuyễn Ánh. Triều Tây Sơn tồn tại được 25 năm (1778 – 1802) thì sụp đổ. Chế độ phong kiến nhà nGuyễn được thiết lập.
I/ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ – KINH TẾ
1/ Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
Phần giảng
_ Gv: Giới thiệu cho học sinh tình hình triều Tây Sơn sau khi Quang Trung mất. Quang Toản không đủ sức gánh vác công việc đất nước. Nguyễn Nhạc chịu an phận, không lo việc nước về sau.
Ä Nhân cơ hội triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đã có hành động gì ? à Đem thủy binh ra lấn dần vùng đất của Tây Sơn.
_ Gv: sử dụng bản đồ Việt Nam tường thuật trận chiến Nguyễn Ánh đánh đổ Tây Sơn.
Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền ?
Ä Vua Gia Long chú trọng củng cố luật pháp như thế nào ? à Nội dung dựa hẳn vào bộ luật nhà Thanh, gồm 22 quyển với 198 điều luật.
Ä Em có nhận xét gì về cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn ? à Đây là lần đầu tiên trên lãnh thổ thống nhất, các tổ chức hành chính được sắp đặt chính quy như vậy.
Ä Nhà Nguyễn đã thi hành những biệp pháp gì để củng cố quân đội ?
Ä Nhận xét về chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn ?
Ä Hậu quả của chính sách đó ? à Thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.
Ghi nhớ
_ Năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô à Nhà Nguyễn thành lập.
_ Năm 1806 lên ngôi Hoàng đế, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền:
 + Nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.
 + Năm 1815 ban hành luật Gia Long.
 + Năm 1831 – 1832 chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
_ Quân đội: gồm nhiều binh chủng.
 + Xây dựng thành trì vững chắc.
 + Lập hệ thống trạm ngựa để tiện liên lạc.
_ Ngoại giao:
 + Thần phục nhà Thanh.
 + Không quan hệ với phương Tây.
2/ Kinh tế dưới triều Nguyễn.
Phần giảng
Ä Tình hình nền kinh tế nông nghiệp nước ta đầu thế kỉ XIX ? à Nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, đồng ruộng bị bỏ hoang nên:
 + Các vua Nguyễn chú ý việc khai hoang (Nguyễn Công Trứ chiêu mộ dân lưu vong khai phá miền ven biển).
 + Lập ấp, lập đồn điền.
Ä Công cuộc khai hoang thời Nguyễn có tác dụng thế nào ? à Tăng thêm diện tích canh tác.
Ä Mặc dù diện tích canh tác tăng thêm như ng vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong. Tại sao ?
à Vì: + Ruộng đất còn bỏ hoang nhiều.
 + Bọn địa chủ, cường hào vẫn cướp ruộng đất của nông dân.
 + Chế độ quân điền không còn tác dụng.
Ä Thời Nguyễn có quan tâm tu sửa đê điều không ? à Đê điều không sửa sang.
Ä Tại sao việc đắp đê lại gặp khó khăn như vậy? 
à Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tiếp (như phủ Khoái Châu).
_ Gv nhấn mạnh: Kinh tế nông nghiệp ngày càng sa sút, không phát triển được.
Ä Thủ công nghiệp thời Nguyễn có những đặc điểm gì ? à + Lập nhiều xưởng sản xuất.
 + Nghành khai thác mỏ được mở rộng.
 + Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển.
_ Học sinh đọc đoạn phần in nghiêng trong Sgk.
Ä Qua nhận xét đó, em có suy nghĩ gì về tài năng của thợ thủ công nước ta đầu TK XIX ?
 + Thông minh, cần cù, ssáng tạo, tay nghề cao.
 + Bước đầu là quen với một số thành tựu khoa học kĩ thuật mới ở phương Tây.
Ä Mặc dù có nhiều tiềm lực nhưng vì sao thủ công nghiệp không phát triển được ? à Vì:
 + Thợ giỏi bị bắt vào các xưởng của nhà nước, mai một tài năng.
 + Các mỏ khoáng sản khai thác thất thường và sa sút hẳn.
 + Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.
_ Học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
Ä Em có nhận xét gì về hoạt động buôn bán trong nước ?
 + Buôn bán mở rộng ở các thành thị, thị tứ.
 + Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt hàng phong phú.
_ Gv: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 64 trong Sgk: Thương cảng Hội An đông vui tấp nập, thuyền bè trên biển như mắc cửi. Gần bờ có những điếm canh quản lí các hoạt động buôn bán ven biển.
Ä Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn được thể hiện như thế nào ?
 + Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc.
 + Hạn chế buôn bán với người phương Tây.
_ Gv nhấm mạnh: Mặc dù nền kinh tế có nhiều điềi kiện để phát triển nhưng chính sách phản động đó của nhà Nguyễn đã không đáp ứng được nhu cầu lịch sử nền kinh tế, xã hội.
Ghi nhớ
	a/ Nông nghiệp:
_ Chú trọng việc khai hoang.
_ Lập ấp, đồn điền.
_ Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều vì nạn chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ, cường hào.
_ Đặt lại chế độ quân điền à không tác dụng.
_ Đê điều không được quan tâm tu sửa.
	b/ Thủ công nghiệp: phát triển thêm:
_ Lập nhiều xưởng sản xuất, có nhiều thợ giỏi.
_ Ngành khai mỏ: mở rộng, nhưng hoạt động thất thường à Sa sút dần.
_ Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển.
	c/ Ngoại thương:
_ Nội thương: Buôn bán phát triển.
_ Ngoại thương: Hạn chế buôn bán với người phương Tây.
II/ CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN
1/ Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn.
Phần giảng
Ä Dưới chính sách bảo thủ của nhà Nguyễn, đời sống nhân dân ta ra sao ? Biểu hiện như thế nào ?
à Đời sống nhân dân (nhất là nông dân) ngày càng khổ cực 
_ Gv nhấn mạnh: Năm 1842, bão to ở Nghệ An làm đổ 4 vạn nóc nhà, hơn 5000 người chết.
_ Cho học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
Ä Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về chính quyền phong kiến nhà Nguyễn ?
 + Quan lại từ trung ương đến địa phương ra sức đục khoét bóc lột nhân dân.
 + Xã hội loạn lạc, không còn kỉ cương phép nước.
Ä Thái độ của nhân dân với chính quyền phong kiến nhà Nguyễn ? à Căm phẩn, oán ghét nên họ vùng dậy đấu tranh.
Ghi nhớ
_ Địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất.
_ Quan lại tham nhũng. Tô thuế nặng nề.
_ Nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi.
à Đời sống cực khổ.
2/ Các cuộc nổi dậy.
Phần giảng
Ä Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì về địa bàn của các cuộc đấu tranh của nhân dân ? à Quy mô rộng lớn khắp cả nước từ Bắc chí Nam.
Ä Trình bày hiểu biết của em về Phan Bá Vành ?
 + Người làng Minh Giám (Thái Bình).
 + Xuất thân gia đình nghèo.
Ä Nguyên nhân nào khiến Phan Bá Vành khởi nghĩa ? à Sớm bất bình với giai cấp thống trị. Năm 1821, nhân một nạn đói lớn ở Nam Định, Thái Bình, Ông kêu gọi mọi người khởi nghĩa.
_ Gv tường thuật: Nhấn mạnh cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng ra khắp các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh à Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân điển hình nhất nửa đầu thế kỉ XIX dưới thời Nguyễn.
Ä Nông Văn Vân là ai ? Vì sao ông nổi dậy khởi nghĩa ? à Học sinh trả lời theo Sgk.
Ä Thời gian, địa bàn hoạt động, kết quả của cuộc khởi nghĩa ?
Ä Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân ? à Đây là cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu nhất của các dân tộc thiểu số.
Ä Hãy cho biết một vài nét về Lê Văn Khôi ? à Là một thổ hào ở Cao Bằng nhưng lại vào Nam khởi nghĩa.
_ Giải thích: Thổ hào là người có thế lực ở địa phương (miền núi) thời phong kiến.
Ä Cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa ? à Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ở phía Nam, thu hút nhiều người tham gia.
Ä Cho biết một vài nét về cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát ?
 + Một nhà thơ lỗi lạc, một nho sĩ yêu nước.
 + Thông cảm, đau xót nỗi thống khổ của nhân dân, căm ghét chế độ nhà Nguyễn.
Ä Nêu ý nghĩa cuộc khởi nghĩa ? à Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân có sự tham gia tích cực của nhiều nho sĩ.
Ä Các cuộc khởi nghĩa trên có gì giống và khác nhau ?
+ Giống: Mục tiêu là chống chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. Kết quả đều thất bại.
+ Khác: Phan Bá Vành và Cao Bá Quát là khởi nghĩa nông dân. Khởi nghĩa Nông Văn Vân là khởi nghĩa dân tộc ít người.
Ä Vì sao các cuộc khởi nghĩa đều thất bại ?
 + Phong trào tuy rầm rộ, rộng khắp nhưng rất phân tá, thiếu sự liên kết lực lượng.
 + Triều đình đàn áp dã man.
Ä Các cuộc khởi nghĩa trên chứng tỏ điều gì ? à Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của các tầng lớp nhân dân chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
Ä Hàng trăm cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn nói lên thực ttrạng xã hội bấy giờ như thế nào ?
 + Cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực thêm. Mâu thuẩn giai cấp trở nên sâu sắc.
 + Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn sớm muộn sẽ nhanh chóng sụp đổ.
Ghi nhớ
 a/ Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827):
_ Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định).
_ Nghĩa quân đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình.
_ Năm 1827, quân triều đình bao vây. Khởi nghĩa bị đàn áp.
 b/ Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 – 1835).
_ Địa bàn: Miền núi Việt Bắc.
_ Nhà Nguyễn 2 lần đem quân đàn áp nhưng 
không thành.
_ Năm 1835 khởi nghĩa bị dập tắt.
 c/ Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 – 1835)
_ Tháng 6-1833 chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên soái.
_ Năm 1834 Lê Văn Khôi mất, con trai ông lên thay. Năm 1835 khởi nghĩa bị đàn áp.
 d/ Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 – 1856).
_ Là một nhà nho, nhà thơ lỗi lạc.
_ Năm 1855, Cao Bá Quát hy sinh ở vùng Sơn Tây (Hà Nội).. Năm 1856, khởi nghĩa bị dập tắt.
	B/ Sơ kết bài học:
III/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Tóm tắt những nét chính các chính sách của nhà Nguyễn về chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội.
Những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống cực khổ của nhân dân ta.
Tóm tắt những nét chính về ba cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ XIX.
IV/ DẶN DÒ
_ Học bài, làm bài tập 27.
_ Xem trước bài “Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối TK XVIII – nửa đầu TK XIX”
********************

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_58_bai_27_che_do_phong_kien_nha_n.doc