Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Quá trình hình thành XHPK ở Châu Âu, cơ cấu XH.

- Hiểu được khái niệm lãnh địa PK và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.

- Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào, kinh tế thành thị trung đại khác kinh tế lãnh địa ra sao.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng bản đồ châu Á để xác định vị trí các quốc gia.

- Bồi dưỡng kĩ năng so sánh đối chiếu.

3. Tư tưởng: Bồi dưỡng nhận thức cho hs về sự phát triển hợp quy luật của XH.

4-Năng lực

- Năng lực chung: Nêu và giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự học

- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, thực hành với đồ dùng trực quan

II. Phương tiện dạy học:

 1. Giáo viên: SGK, SGV,Bản đồ Châu Âu thời PK.

 2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học.

III. Phương pháp

- Phương pháp nêu vấn đề

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp thảo luận nhóm

IV- Tiến trình lên lớp:

• Hoạt động khởi động:

1- Ổn định tổ chức:

2- Kiểm tra bài cũ:

? Ở Lịch sử lớp 6 đã học về lịch sử các quốc gia cổ đại Phương Tây, em hãy kể tên một vài quốc gia CĐPT?

 

doc 145 trang cucpham 20/07/2022 4080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021
TUẦN:1
Ngày soạn:28/8/2020
Ngày dạy: /9/2020
CHỦ ĐỀ I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Tiết: 1 
Bài 1:SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU (THỜI SƠ - TRUNG KÌ TRUNG ĐẠI).
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Quá trình hình thành XHPK ở Châu Âu, cơ cấu XH.
- Hiểu được khái niệm lãnh địa PK và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.
- Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào, kinh tế thành thị trung đại khác kinh tế lãnh địa ra sao.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng bản đồ châu Á để xác định vị trí các quốc gia.
- Bồi dưỡng kĩ năng so sánh đối chiếu.
3. Tư tưởng: Bồi dưỡng nhận thức cho hs về sự phát triển hợp quy luật của XH.
4-Năng lực
- Năng lực chung: Nêu và giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự học
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, thực hành với đồ dùng trực quan
II. Phương tiện dạy học: 
 1. Giáo viên: SGK, SGV,Bản đồ Châu Âu thời PK.
 2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học.
III. Phương pháp
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thảo luận nhóm
IV- Tiến trình lên lớp:
Hoạt động khởi động: 
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
? Ở Lịch sử lớp 6 đã học về lịch sử các quốc gia cổ đại Phương Tây, em hãy kể tên một vài quốc gia CĐPT?
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
 Hoạt động cả lớp, cá nhân.
- HS tìm hiểu mục 1 SGK.
- GV: các quốc gia cổ đại Phương Tây tồn tại đến thế kỷ V thì bị các bộ tộc người Giéc manh từ P.Bắc tràn xuống xâm chiếm, tiêu diệt.
? Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rôma, người Giéc – man đã làm gì?
Những việc làm đó đã tác động như thế nào đến sự hình thành XHPK ở Châu Âu.
? Như vậy, lãnh chúa PK và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của XH cổ đại?
Hoạt động cá nhân.
 - HS quan sát h1 SGK + kết hợp với SGK
? Em hãy miêu tả lãnh địa PK và cuộc sống của lãnh chúa, nông nô trong lãnh địa đó?
-HS miêu tả về các khía cạnh tổ chức, đời sống, sự phát triển kinh tế.
? Đời sống, quyền hành của hai giai cấp ntn?
- GV miêu tả lại lãnh địa theo tài liệu tham khảo ở SGV.
? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa? (Họ sản xuất ra những gì, có buôn bán với các lãnh đia không?)
Hoạt động cả lớp, nhóm
 HS tìm hiểu SGK
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện các thành thị trung đại?
Quan sát h2: Hội chợ ở Đức.
? Hãy mtả về hội chợ: bức tranh đó ntn? 
- Bức tranh hội chợ mtả khung cảnh buôn bán sôi động, hoạt động chủ yếu là buôn bán -> kinh tế phát triển.
? Cư dân thành thị gồm những ai ? Họ làm nghề gì ?
? Kinh tế ở các thành thị có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa?( HS thảo luận – trả lời)
? Thàmh thị ra đời có ý nghĩa như thế nào? 
1.Sự hình thành xã hội PK ở Châu Âu.
- Hoàn cảnh: Cuối thế kỉ V, người Giéc-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại-> Lập nên nhiều vương quốc mới.
- Chiếm ruộng đất chia cho các thủ lĩnh quân sự ®quý tộc ® lãnh chúa.
- Nô lệ + nông dân mất ruộng không có ruộng đất phải phụ thuộc vào lãnh chúa-> nông nô
 Þ Xã hội phong kiến hình thành .
2. Lãnh địa phong kiến
- Lãnh địa: khu đất nông thôn rộng lớn: đất, rừng, ao hồ, nhà thờ 
- Đời sống trong lãnh địa:
+ Lãnh chúa: quyền sở hữu toàn bộ, đặt ra tô thuế, mức thuế, lập pháp, sống đầy đủ, xa hoa.
+ Nông nô: phụ thuộc về kinh tế, đời sống cực khổ.
- Kinh tế: Tự cấp , tự túc không trao đổi với bên ngoài.
3.Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
- Nguyên nhân: Thợ thủ công đưa hàng hoá thừa tập trung 1 nơi buôn bán, lập xưởng sản xuất Þ thành thị trung đại ra đời.
- Tổ chức: Bộ mặt thành thị: phố xá, nhà cửa
Tầng lớp: Thị dân (TTC + thương nhân).
- Vai trò: Thúc đẩy XH phong kiến Châu Âu phát triển .
* Hoạt động củng cố: 
- GV khái quát nội dung bài học 
* Hoạt động bổ sung: - Học bài cũ, xem trước bài mới.
*******************************************************************
TUẦN:1
Ngày soạn: 3 /9/2020
Ngày dạy: /9/2020
CHỦ ĐỀ: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Tiết 2
Bài 2 . 
 SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội Phong kiến Châu Âu. 
2. Kĩ năng:
- Sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử.
3. Tư tưởng:
 - Học sinh thấy được sự ptriển tất yếu, tính quy luật của lịch sử từ XHPK lên CNTB
4-Năng lực
- Năng lực chung: Nêu và giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự học
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, thực hành với đồ dùng trực quan
II- Phương tiện dạy học: 
 1. Giáo viên: SGK, SGV, Bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu.
 2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học.
III. Phương pháp
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp quy nạp
- Phương pháp thảo luận nhóm
IV- Tiến trình lên lớp:
Hoạt động khởi động:
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
? Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt độngcả lớp, cá nhân.
? Em hiểu thế nào là phát kiến địa lí?
Hs nghiên cứu SGK ® trả lời.
- Là quá trình tìm ra, phát hiện những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
? Nêu nguyên nhân dân đến các cuộc phát kiến địa lí? TK XV.
? Theo em để thực hiện các cuộc PKĐL cần có những điều kiện gì?
Hs quan sát bản đồ h3. 
 Hãy miêu tả tàu Caraven
- Có buồm lớn ở mũi, giữa và đuôi tàu, có bánh lái, tàu lớn – trước đây chưa có Þ vượt biển lớn.
Gv treo bản đồ h5: Những cuộc phát kiến địa lí.
? Em hãy kể 1 vài phát kiến địa lí mà em biết (trình bày trên bản đồ)
® Hs trình bày ® Gv bổ sung
- Các cuộc phát kiến lớn: Đi-a-xơ, Cô lôm bô, Ga-ma, Ma-gien-lan.
? Nêu kết quả và sự tác động của những cuộc PKĐL đến xã hội Châu Âu?
 Hoạt động nhóm, cá nhân
? Sau những cuộc PKĐL, quý tộc và thương nhân đã làm gì?
Hs trả lời Hs – gv ghi kết quả lên bảng.
 ? Những việc làm đó đã tạo ra những biến đổi gì ở CÂ? (ktế, ctrị, XH) ?
? G/c VS (CN) và g/c TS được hình thành từ giai cấp tầng lớp nào trong xã hội?
- Thợ cả, thương nhân, thị dân giàu có, quý tộc chuyển sang kinh doanh: nhiều của cải Þ g/c TS.
- Nông nô bị đuổi khỏi lãnh địa Þ làm thuê, bị bóc lột thậm tệ Þ g/c VS.
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
a. Nguyên nhân : 
- Sản xuất phát triển -> cần nguyên liệu , cần thị trường.
- Khoa học – kỹ thuật tiến bộ (đóng tàu thuyền lớn, la bàn)
b. Các cuộc phát kiến địa lý lớn :
- 1487 Đi-a-xơ - 1492 ® C.Cô Lôm bô tìm ra Châu Mĩ 
- 1497-1498: Ga-ma 
-1519-1522: Ma-gien-
c. Kết quả: Mang lại của cải quý giá, nguyên liệu, thị trường rộng lớn ở Á, Phi, Mĩ Þ thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
2. Sự hình thành chủ nghĩa TB ở Châu Âu.
 Quí tộc và tư sản đã có được nguồn vốn ban đầu và đội ngũ đông đảo những người làm thuê.
- Cướp bóc của cải, tài nguyên thuộc địa.
- Buôn bán nô lệ da đen, cướp biển.
- Rào đất cướp ruộng
->Tạo ra một số vốn và người làm thuê Þ quá trình tích lũy TB.
Biến đổi:
- Xã hội: 2 giai cấp mới ra đời: giai cấp CN ( vô sản) và giai cấp TS.
- Chính trị : TS > < VS
=> Quan hệ sản xuất TBCN hình thành .
Hoạt động củng cố
- GV khái quát nội dung bài học
Hoạt động bổ sung
 Học bài cũ, xem trước bài 3.
Xác nhận củaTổ trưởng chuyên môn
Ký duyệt của Ban giám hiệu nhà trường
TUẦN:2
Ngày soạn: 5/9/2020
Ngày dạy: /9/2020
CHỦ ĐỀ: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Tiết 3	
Bài 3.
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: 
Hs nắm được:
- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa phục hưng.
- Nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến XHPK Châu Âu lúc bấy giờ.
2. Kĩ năng: 
-Rèn luyện kỉ năng phân tích cơ cấu g/c để chỉ ra >< thấy được nguyên nhân sâu xa cuộc đấu tranh của giai cấp TS chống PK
3. Thái độ: 
Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, của giai cấp TS.
4-Năng lực
- Năng lực chung: Nêu và giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự học
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, thực hành với đồ dùng trực quan
II. Phương tiện dạy học: 
1.Giáo viên: SGK, SGV, Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu. Tranh ảnh các thành tựu, danh nhân của thời văn hóa phục hưng.
 2. Học sinh: SGK, vẽ lược đồ, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học. 
III. Phương pháp
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp phân tích
IV- Tiến trình lên lớp:
Hoạt động khởi động
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
? Quan hệ TBCN ở châu Âu được hình thành như thế nào?
3- Giảng dạy bài mới:
Gv giới thiệu bài: Như vậy, ở bài trước ta thấy được sự ptriển ktế của g/c TS và ngay trong lòng XHPK đã hình thành quan hệ SXTBCN, g/c TS đã có thế lực về kinh tế nhưng lại chưa có địa vị chính trị tương xứng, do đó học đã đấu tranh chống lại chế độ PK và mũi tấn công đầu tiên là tấn công vào văn hóa và tôn giáo.
Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
 Hoạt độngcả lớp, cá nhân
Chế độ phong kiến ở Châu Âu tồn tại trong bao lâu? (TK V – XV)
? Vì sao g/c TS đứng lên đấu tranh chống g/c quý tộc PK? (Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa PH?)
GV giải thích k/n “Văn hóa PH”: Phục hưng tinh thần của nền văn hóa cổ Hi Lạp và RôMa Þ sáng tạo nên nền văn hóa mới của giai cấp TS.
? Phong trào Văn hóa PH bắt đầu từ đâu, vào thế kỉ mấy?
- Hs trả lời, gv dùng bản đồ để chỉ cho hs: VHPH bắt đầu ở Ý TK XIV, sang TK XV-XVI lan rộng khắp Tây Âu ® để lại di sản văn hóa khổng lồ.
+ Văn học: - Đan Tê.
 ? Văn hóa PH đã thu được thành tựu gì? Nội dung cơ bản của ptrào văn hóa PH? 
- Đan tê (Ý) – “hài kịch thần thánh”.
- Xéc Van Téc (TBN) – “Đôn ki hô tê”.
-Sếchpia – “Hăm lét”, “Ô ten lô”, “Rômêô và Juliet”.
+ Về nghệ thuật: (họa sĩ Lêônađvanhxi) hội họa, kiến trúc, điêu khắc
Gv cho xem tranh và các tác phẩm của 
Lê -ô - na Đơ-vanh –xi, Ra – bơ -le....
? Qua các tác phẩm ... Nam Định trong thời Trần?
- HS dệt, rèn sắt...
GV: Đặc biệt là nghề gốm: Đây là một bộ phận quan trọng của quan xưởng. Kết quả khảo cổ cho nhiều phế tích ở Thiên Trường. Trên địa phận thôn Bối xã Mỹ Thịnh (ngoại thành Nam Định) xưa thuộc hương Tức Mặc, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều chồng bát đĩa, bao nung và vết tích lò gốm. Lò gốm quan xưởng chủ yếu sản xuất đồ dùng thiết yếu như bát, đĩa, chén, đồ thờ cúng hoặc vật liệu xây dựng như gạch, ngói.
? Cho biết vai trò về chính trị của Thiên Trường? 
- HS: 
GV: TT tầm quan trọng cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội trong mối quan hệ với kinh thành Thăng Long. Hành cung Thiên Trường được vương triều Trần xây dựng để các Thượng hoàng nhà Trần lui về sinh sống, nhưng cũng là nơi các Vua Trần về chầu. Nói cách khác, hành cung Thiên Trường là trung tâm quyền lực thứ hai của Đại Việt vào thế kỷ XIII-XIV. Ở một số phương diện nào đó, trung tâm quyền lực này còn thực chất hơn trung tâm quyền lực thứ nhất là kinh đô Thăng Long và gắn kết, liên hệ chặt chẽ với Thăng Long
GV: Thiên Trường được xây dựng trở thành một trung tâm chính trị, quyền lực thứ hai, là căn cứ, hậu phương chiến lược bảo vệ kinh thành Thăng Long. Ngoài ra còn có một căn cứ an toàn, làm hậu thuẫn cho hành cung Thiên Trường được chọn xây dựng chính là vùng rừng núi Vũ Lâm, thuộc phủ Trường Yên (Hoa Lư - Ninh Bình). Hệ thống căn cứ liên hoàn dựa vào nhau giữa hai hành cung Thiên Trường và Vũ Lâm đều có đường thủy nối liền với sông Đáy khi cần thiết có thể thoát ra biển dễ dàng, làm thế ỷ dốc, làm hậu phương cho Thăng Long khi có biến. Thực tế, Thiên Trường và Vũ Lâm đã trở thành hậu cứ quan trọng cho hai cuộc kháng chiến chống Nguyên
Thời nhà Trần, ngoài quân đội thường trực đặt dưới quyền cai quản trực tiếp của triều đình, các vương hầu quý tộc đều có lực lượng vũ trang riêng cả. Lúc thường thì đấy là lực lượng bảo vệ phủ đệ, phát triển sản xuất, tích trữ lương thực, dự trữ sức người nhưng khi có chiến tranh, số thân binh có thể tăng lên và trở thành một bộ phận quan trọng trong toàn bộ lực lượng vũ trang tham gia cuộc kháng chiến. Trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, các đội quân này đều lập được những chiến công xuất sắc. Điều dễ dàng nhận thấy là các thái ấp của các thân vương quý tộc đều được bố trí phía nam Thăng Long, trong đó thái ấp trên trục đường nước Thăng Long - Thiên Trường là đậm đặc nhất. Điều này thể hiện nhà Trần rất chú trọng bảo vệ con đường Bắc - Nam nối hai trung tâm chính trị lớn nhất nước bấy giờ: Thăng Long - Thiên Trường. Ngoài ra, quanh khu vực Thiên Trường, sở hữu hệ thống điền trang thái ấp đều là những người trong tôn thất mà không có người ngoại tộc như: thái ấp A Sào, Bảo Lộc thuộc quyền sở hữu của hai cha con Trần Liễu, Trần Hưng Đạo; thái ấp Lựu Phố, Lộc Quý thuộc quyền của Trần Thủ Độ; thái ấp Cao Đài, Hậu Bồi thuộc Trần Quang Khải 
Bên cạnh việc bố trí các phòng tuyến, giao thông thuận lợi, nhà Trần còn tạo lập hai kho lương quan trọng đảm bảo gìn giữ cung cấp đủ lương thực cho quân lính khi cần. 
I. Sự ra đời của phủ Thiên Trường:
1. Tức Mặc là quê hương, đất dấy nghiệp của vương triều Trần 
- 1225 Trần Cảnh lên ngôi lập ra nhà Trần.
- 1239 Trần Thái tông cho xây dựng phủ Thiên Trường.
2. Hương Tức Mặc đổi thành phủ Thiên Trường.
- năm 1262 Trần Thái Tông đổi hương Tức Mặc thành Phủ Thiên Trường
- Năm 1466 nhà Lê gọi là thừa tuyên Thiên Trường. 
- Năm 1469  Thiên Trường đổi làm thừa tuyên Sơn Nam.
- Năm 1741, Thiên Trường là một phủ lộ thuộc Sơn Nam Hạ, bao gồm 4 huyện: Nam Chân (Nam Trực), Giao Thủy, Mỹ Lộc, Thượng Nguyên 
II. Vai trò, vị thế của “Hành cung Thiên Trường”:
 1. Về kinh tế.
a. Phát triển kinh tế điền trang thái ấp
- Thời Trần xác lập chế độ điền trang thái ấp.
b. Nông nghiệp
- khẩn hoang, lấn biển, xây dựng điền trang, thái ấp đã có tác động kích thích kinh tế nông nghiệp.
- Đắp đê
c. Thủ công nghiệp
- Phát triển nghề dệt, rèn sắt, đặc biệt là nghề gốm
2.Về chính trị.
- Thiên Trường được xây dựng và hoạt động như một kinh đô thứ hai,
2. Về quân sự
Hoạt động thực hành- củng cố
? Vai trò của Thiên Trường trong quốc gia Đại Việt?
Hoạt động bổ sung
- Sưu tầm tranh ảnh về Thiên Trường, những danh nhân Nam Định thời Trần.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Xác nhận củaTổ trưởng chuyên môn
Ký duyệt của Ban giám hiệu nhà trường
Ngày soạn: 27/4/2021
Ngày dạy: /5/2021
CHỦ ĐỀ : KIỂM TRA
Tiết 69
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức: - Kiểm tra nhằm đáng giá nhận thức của H về những kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử đã học, đặc biệt là chương trình học kì II. 
2- Kỹ năng: - Rèn luyện các kỹ năng làm các bài tập lịch sử dạng trắc nghiệm , kỹ năng nhớ chính sác các niên đại lịch sử.
3- Thái độ: - GD ý thức thức tự giác học bài
4-Năng lực
- Năng lực chung: Nêu và giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự học
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: Ra đề 
2- Học sinh: ôn bài
III- Tiến trình lên lớp:
Hoạt động khởi động: 
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Giảng dạy bài mới:
Hoạt động hình thành kiến thức mới
I.THIẾT LẬP MA TRẬN
Tên Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Đại Việt thời Lê Sơ
Phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1
3
30%
1
3
30 % 
2 Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVII
Trình bày tóm tắt diễn biến của chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa
 Vì sao Quang Trung quyết định đánh tan quân Thanh vào dịp tết Kỉ dậu (1789)
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1/2
2
20%
1/2
2
20%
1
4
40%
3. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Nêu một số thành tựu KH-KT ở nước ta cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1
3
30%
1
 3
30%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1/2 + 1
5
50 %
1/2
2
20 %
1
3
30 %
3
10
100
II. ĐỀ KIỂM TRA
I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( Từ câu 1 à câu 7)
Câu 1.Tự xưng là Bình Định Vương và dựng cờ khởi nghĩa vào 2/1418. Ông là ai ?
A.Nguyễn Trãi	B.Lê Lợi	C.Trần Quốc Tuấn	D.Lê Lai.
Câu 2.Ai là người cải trang làm Lê Lợi liều chết cứu chủ tướng ?
A.Lê Lai 	 B .Tông Đản 	C.Thân Cảnh Phúc	D.Nguyễn Chích.
Câu 3.Người đã ban hành bộ luật Hồng Đức là: 
A.Lê Thánh Tông	B.Lê Thái Tông	C.Lê Anh Tông	D.Lê Trang Tông. 
Câu 4.Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế vào:
A. 9/1788	 B. 10/1788	C.11/1788	D.12/1788.
Câu 5.Nơi Nguyễn Huệ đã chọn làm trận địa đánh quân xâm lược Xiêm là
A.Sông Bạch Đằng	C.Rạch Gầm-Xoài Mút
B.Sông Như Nguyệt D.Chi Lăng –Xương Giang.
Câu 6.Trong 5 ngày đêm ,Quang Trung đã quét sạch quân Thanh.
A. 26 vạn 	B. 27 vạn	C. 28 vạn 	D. 29 vạn.
Câu 7. Năm 1815,nhà Nguyễn đã ban hành luật 
A.Hồng Đức 	B.Gia Long C.Hình luật 	D.Hình thư	
Câu 8. Điền vào chỗ chấm:
Dưới thời Nguyễn ,nước ta chia làm .
A. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.	 C. 31 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
B. 32 tỉnh và một phủ trực thuộc.	 D.33 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
Câu 9: Nối thời gian cột A với sự kiện cột B sao cho phù hợp. 
A . Thời gian
B . Sự kiện
a. 1777
1. Hạ thành Quy Nhơn
b. 1773
2. Lật đỗ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
c. 1789
3. Đánh tan quân xâm lược Xiêm
d. 1785
4. Đánh tan quân xâm lược Thanh
 a à. ; b à  ; c à  ; d à 
B.TỰ LUẬN : (7điểm)
Câu 1.Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục ,thi cử thời Lê sơ? (2điểm).
Câu 2. Vua Quang Trung đã đại phá quân Thanh (năm 1789) như thế nào?Hãy đánh giá phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?(3điểm)
Câu 3. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? (2điểm)
III. ĐỊNH HƯỚNG CHẤM
A.TRẮC NGHIỆM: (3đ)
I/ Khoanh tròn câu trả lời đúng – (Khoanh đúng mỗi câu 0,25đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đ/án
B
A
A
D
C
D
B
Câu 8: A. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.(0,25đ)
Câu 9: a à2; 	b à 1 ; 	 c à 4 ; d à 3 (Nối đúng mỗi cột 0,25 đ)
B/ Tự luận: (7đ)
1/ Nhận xét gì về tình hình giáo dục ,thi cử thời Lê sơ: (2đ)
Nhà nước quan tâm đến giáo dục, đến việc đào tạo nhân tài.
Nhà nước lấy giáo dục, khoa cử làm phương thức chủ yếu tuyển dụng quan lại.
Nhà nước có nhiều hình thức khuyến khích, động viên mọi người học tập, thi cử như: ai học đều được thi, lập bia, khắc tên những người đỗ tiến sĩ vào bia đá, những người đỗ cao đều được tuyển dụng vào làm quan.
à Nhờ có những chính sách trên mà tình hình giáo dục ,thi cử thời Lê sơ phát triển mạnh hơn so với các thời kì trước đó.
2/ Vua Quang Trung đã đại phá quân Thanh (năm 1789): (1,5đ) 
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
	- Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân và mở cuộc duyệt binh lớn.
	- Đến Thanh Hóa, Quang Trung tiếp tục tuyển quân và làm lễ tuyên thệ.
	- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo tiến quân ra Bắc.
	- Đêm 30 Tết, quân ta tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.
	- Đêm mùng 3 Tết, quân ta tấn công đồn Hà Hồi, quân giặc hạ khí giới.
	- Mờ sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh đại bại. 
	- Trưa mùng 5 Tết, vua Quang Trung tiến vào Thăng Long.
Đánh giá phong trào Tây sơn đối với lịch sử dân tộc: (1,5đ)
 	- Lật đổ các triều đại phong kiến thối nát Lê, Trịnh, Nguyễn và thống nhất đất nước
- Đánh đuổi xâm lược Xiêm – Thanh giữ vững độc lập và lãnh thỗ của Tổ quốc.
- Cũng cố - ổn định kinh tế, chính trị, văn hoá
Câu 3. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền: (2đ)
	- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.
	- Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế.
	- Năm 1815, Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
	- Năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước ta làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.
	- Nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau để củng cố quân đội.
	- Ngoại giao: Nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc của các nước phương Tây.
Hoạt động thực hành- củng cố
-GV thu bài, nhận xét
V. RÚT KINH NGHIỆM
Xác nhận củaTổ trưởng chuyên môn
Ký duyệt của Ban giám hiệu nhà trường
TIẾT 70: DỰ PHÒNG.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2020_2021.doc