Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

- Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu.

- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.

- Biết nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị.

2.Thái độ:

- Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

3.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử.

-Biết xác định các quốc gia phong kiến châu trên bản đồ.

 4. Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

III. Phương tiện:

 - Bản đồ TG

 - Lược đồ châu Âu thời phong kiến

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Một số tư liệu có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

 

doc 213 trang cucpham 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019
Phần I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU
( Thời sơ, trung kì trung đại )
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Nắm được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu.
- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.
- Biết nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị.
2.Thái độ:
- Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
3.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng so sánh lịch sử.
-Biết xác định các quốc gia phong kiến châu trên bản đồ.
 4. Định hướng phát triển năng lực
 	- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 	- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp 
- Phương pháp thuyết trình 
- Phương pháp trực quan, nhóm
III. Phương tiện:
 - Bản đồ TG 
 - Lược đồ châu Âu thời phong kiến
IV. Chuẩn bị	
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word 
- Một số tư liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
IV. Tiến trình dạy - học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là chế độ phong kiến được hình thành ở châu Âu, thành thị trung đại xuất hiện. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
 - GV giới thiệu bài mới: Khi đế quốc Ro-ma suy yếu các dân tộc phía bắc ngày càng lớn mạnh trong đó người Giéc-man đã đánh xuống và làm chủ hình thành nên các vương quốc và sau này là Anh, Pháp... Họ thiết lập chế độ phong kiến và khi sản xuất phát triển ở đây hình thành nên các thành thị trung đại.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1
1. Sự hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu 
- Mục tiêu: Nắm được hoàn cảnh hình thành chế độ phong kiến ở châu Âu. 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện: lược đồ châu Âu thời phong kiến.
 - Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS ñoïc phaàn 1 và trả lời các câu hỏi sau: 
? Sau đó người Giéc-man đã làm gì?
? Những việc làm ấy làm cho xã hội phương Tây biến đổi như thế nào? 
? Lãnh chúa là những người như thế nào?
? Nông nô do những tầng lớp nào hình thành?
? Quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
-Cuối thế kỉ V, người Gíec-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma. Thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glôXắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt
-Người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau. Phong tước vị .
- Biến đổi xã hội: Xuất hiện các giai cấp mới lãnh chúa và nông nô.
- Nông nô phụ thuộc lãnh chúa → xã hội phong kiến hình thành.
2. Hoạt động 2 
2/ Lãnh địa phong kiến.
- Mục tiêu: - Biết được thế nào là lãnh địa phong kiến và lãnh chúa phong kiến.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: tranh ảnh về lãnh chúa phong kiến. 
 - Thời gian: 10 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? Em hiểu như thế nào là “lãnh địa” phong kiến? 
 ? Hãy miêu tả và nêu nhận xét về lãnh địa phong kiến qua H1?
?Trình bày đời sống, sinh hoạt trong lãnh địa?
? Nền kinh tế lãnh địa có đặc điểm gì?
? Phân biệt sự khác nhau giữa xã hội cổ đại với xã hội phong kiến?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Các nhóm trình bày kết quả
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2/ Lãnh địa phong kiến.
- Lãnh địa là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ trong đó có lâu đài và thành quách.
- Đời sống trong lãnh địa: lãnh chúa xa hoa, đầy đủ, nông nô nghèo khổ.
- Đặc điểm kinh tế: Tự cung, tự cấp không trao đổi với bên ngoài.
3. Hoạt động 3 
3/ Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
- Mục tiêu: Biết được hoàn cảnh xuất hiện thành thị trung đại và các giai tầng trong thành thị.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Phương tiện: tranh ảnh về thành thị trung đại.
 - Thời gian: 10 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? Nguyên nhân xuất hiện thành thi?
? Đặc điểm của thành thị là gì? 
? Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào?
? Cư dân thành thị gồm những ai? Họ làm những nghề gì?
? Thành thị ra đời có ý nghĩa gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3/ Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
-Nguyên nhân: 
Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển thợ thủ công đem hàng hoá ra những nơi đông người để trao đổi→ hình thành các thị trấn → thành thị ( thành phố).
-Hoạt động của hành thị: Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân...
-Vai trò: thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến phát triển.
3.3. Hoạt động luyện tập
	- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về hoàn cảnh ra đời của nhà nước phong kiến châu Âu và sự xuất hiện của thành thị trung đại
	- Thời gian: 3 phút
	- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
	+ Phần trắc nghiệm khách quan 
Câu 1. Lãnh địa phong kiến là
A. vùng đất rộng lớn của các quý tộc chiếm đoạt được. 
B. vùng đất do các chủ nô cai quản.
C. vùng đất do các thương nhân và thợ thủ công xây dựng nên.
D. vùng đất đã bị bỏ hoang nay được khai phá.
Câu 2. Cuối thế kỉ V các bộ tộc nào đã đánh chiếm đế quốc Rô-ma?
A.Các bộ tộc từ vường quốc Tây Gốt.
B. Các bộ tộc từ vương quốc Đông Gốt.
C. Các bộ tộc người Giéc-man.
D. Các bộ tộc từ vương quốc Phơ-răng.
Câu 3. Giai cấp chủ yếu sống trong thành thị trung đại là
A.lãnh chúa phong kiến
B. nông nô.
C. thợ thủ công và lãnh chúa.
D. thợ thủ công và thương nhân.
Câu 4. Vì sao xuất hiện thành thị trung đại?
A. Vì hàng thủ công sản xuất ngày càng nhiều.
B. Vì nông dân bỏ làng đi kiếm sống.
C. Vì quý tộc chiếm được những vùng đất rộng lớn.
D. vì số lượng lãnh chúa ngày càng tang.
  3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
	- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
 ? Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa.
 - Thời gian: 2 phút.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
 Chuẩn bị bài 2, tiết 2 Sự suy vong của chế độ phong kiến.
Tuần 1	
Ngày soạn:	4 – 9 – 2018 	 
Ngày dạy: 7 – 9 – 2018 
Tiết 2 BÀI 2 
 Sự suy vong của chế độ phong kiến & sự hình thành CNTB ở Châu Âu
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Giúp hs hiểu rõ nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho việc hình thành quan hệ sản xuất TBCN
2. Kỹ năng:
- Biết xác định đường đi của 3 nhà phát kiến địa lý trên bản đồ biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử
 3. Tư tưởng:
- H/s thấy được tính quy luật quá trình phát triển từ XHPK lên TBCN
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, ..
III. Phương tiện- Bản đồ thế giới
IV. Chuẩn bị:	
1. Chuẩn bị của gv
- Giáo án
- Bản đồ thế giới.
- Tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
2. Chuẩn bị của hs
- Đọc SGK hoàn tất nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
VI. Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức
2. Kiển tra
 XHPK hâu Âu đã được hình thành ntn?
 thế nào là lãnh địa pk? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền KT lãnh địa?
3. Bài mới
3.1 Hoạt động khởi động
 Mục tiêu: Giúp hs nắm được những cuộc phát kiến địa lí lớn, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động:GV trực quan H.3sgk Tàu Ca –  ... ?
? Theo em cơ sở kinh tế của XHPK phương Đông và châu Âu có điểm giống và khác nhau?
? Trình bày các giai cấp cơ bản trong XHPK ở cả phương Đông và châu Âu?
? Hình thức bóc lột chủ yếu trong XHPK là gì?
? Giai cấp lãnh chúa và địa chủ bóc lột địa tô như thế nào?
? Nền kinh tế phong kiến ở phương Đông và châu Âu còn khác nhau ở điểm nào?
? Trong XHPK ai là người nắm quyền lực? 
? Chế độ quân chủ ở châu Âu và phương Đông có gì khác biệt? 
- Xã hội phong kiến được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại.
- Xã hội phong kiến phát triển qua các giai đoan: hình thành → phát triển → suy vong.
- Cơ sở kinh tế xã hội: nông nghiệp là nền tảng, kết hợp với chăn nuôi và 1 số nghề thủ công.
- Phương Đông: địa chủ - nông dân lĩnh canh.
- Phương Tây: lãnh chúa – nông nô.
- Chế độ quân chủ chuyên chế (vua đứng đầu).
- Phương Đông TCN (Trung Quốc), đầu Công Nguyên (Đông Nam Á).
- Châu Âu thế kỉ V.
- XHPK phương Đông hình thành từ rất sớm, XHPK châu Âu hình thành muộn hơn.
- XHPK phương Đông phát triển rất chậm chạp: Trung Quốc (VII-XVI), các nước ĐNÁ (X-XVI); châu Âu rất nhanh (XI-XIV). 
- Phương Đông kéo dài suốt 3 thế kỉ (XVI-XIX), châu Âu rất nhanh (XV-XVI).
- Giống: nông nghiệp là chủ yếu
- Khác: phương Đông bó hẹp ở công xã nông thôn, châu Âu đóng kín trong lãnh địa phong kiến.
- Phương Đông: địa chủ và nông dân.
- Châu Âu: lãnh chúa và nông nô.
- Bóc lột bằng địa tô.
- Giao ruộng cho nông dân, nông nô cày cấy nộp tô thuế rất nặng.
- Ở châu Âu xuất hiện thành thị trung đại → thương nghiệp, công nghiệp phát triển.
- Vua là người đứng đầu bộ máy nhà nước.
- Châu Âu: lúc đầu hạn chế trong các lãnh địa → TKXV quyền lực tập trung trong tay vua
- Phương Đông: vua có rất nhiều quyền lực → Hoàng đế.
1/ Những nét lớn về chế độ phong kiến.
- Hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp.
- Giai cấp: địa chủ mâu thuẫn với nông dân lĩnh canh, lãnh chúa mâu thuẫn với nông nô. 
2. Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến châu Âu.
- XHPK phương Đông hình thành từ rất sớm, phát triển rất chậm chạp, suy vong kéo dài.
- XHPK châu Âu hình thành muộn, phát triển rất nhanh, kết thúc sớm.
3. Những nét chính về sự phát triển kinh tế, văn hoá nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.
Nội dung
Các giai đoạn và những điểm mới
Ngô – Đinh – Tiền Lê
Lý – Trần
Lê sơ
TK XVI – XVIII
Nửa đầu TK XIX
Nông nghiệp
- Khuyến khích sản xuất.
- Tổ chức lễ cày tịch điền.
- Chú ý đào vét kênh ngòi.
- Ruộng đất tư ngày càng nhiều, xuất hiện điền trang, thái ấp.
- Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.
- Thực hiện phép quân điền.
- Đặt ra các cơ quan chuyên trách như khuyến nông sứ,.
- Đàng Ngoài: bị trì trệ, kìm hãm; Đàng Trong: có những bước phát triển.
- Vua Quang Trung ban chiếu khuyến nông.
- Khai hoang, lập ấp, lập đồn điền.
- Việc sửa đắp đê không được chú trọng.
Thủ công nghiệp 
- Xây dựng 1 số xưởng thủ công của nhà nước.
- Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển.
Xuất hiện nghề gốm Bát Tràng 
- 36 phố phường ở Thăng Long.
- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp.
- Xuất hiện công xưởng nhà nước.
Nhiều làng nghề thủ công 
Mở rộng khai thác mỏ 
Thương nghiệp 
- Đúc tiền đồng để lưu thông trong nước.
- Xuất hiện trung tâm buôn bán và chợ làng.
- Đẩy mạnh ngoại thương.
- Thăng Long là trung kinh tế sầm uất.
- Khuyến khích mở chợ.
- Hạn chế buôn bán với người nước ngoài.
- Xuất hiện đô thị, phố xá.
- Giảm thuế, mở cửa ải, thông chợ búa.
- Nhiều thành thị, thị tứ mới.
- Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nổi tiếng.
Văn học nghệ thuật, giáo dục 
- Văn hoá dân gian là chủ yếu.
- Giáo dục chưa phát triển. 
- Các tác phẩm tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu.
- Xây dựng Quốc tử giám.
- Mở nhiều trường học, khuyến khích thi cử.
- Văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng.
- Chữ Quốc ngữ ra đời.
- Ban hành “chiếu lập học”.
- Nhiều truyện Nôm ra đời.
- Nghệ thuật sân khấu đa dạng phong phú.
Văn học phát triển rực rỡ.
- Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nổi tiếng. 
Khoa học kĩ thuật 
- Cơ quan chuyên viết sử ra đời.
- Thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh.
Nhiều tác phẩm sử học, địa lí học, toán học 
- Chế tạo vũ khí.
- Phát triển làng nghề thủ công.
- Sử học, địa lí, y học đạt nhiều thành tựu.
 4/ Củng cố
 GV nêu lại những kiến cơ bản cho HS nắm vững hơn.
5/ Dặn dò.
 Xem lại các bài đã học ở HKII.
 IV/ Rút kinh nghiệm. 
Ngày soạn:10/5/18	 Tuần: 35
Ngày dạy: 12/5/18	 Tiết: 68 
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu.
- Giúp HS hệ thống các kiến thức đã học ở chương IV, V, VI.
- Đánh giá sơ lược quá trình học tập của các em ở chương IV, V, VI.
II/ Chuẩn bị.
- GV: hệ thống kiến thức ôn tập. 
- HS: học bài.
III/ Tiến trình dạy - học.
 1/ Ổn định.
 2/ Kiểm tra bài cũ. 
 3/ Ôn tập.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
 ? Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
? Em hãy trình bày đôi nét về tình hình kinh tế thời Lê sơ?
? Hãy nêu những việc làm chứng tỏ nhà Lê sơ rất quan tâm đến giáo dục, việc đào tạo quan lại
? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà Lê đối với lãnh thổ của đất nước? 
? Em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi?
? Trình bày nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều?
? Tham gia nghiã quân Tây Sơn gồm có các thành phần nào? Qua đó em có nhận xét gì?
? Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm? Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa gì?
? Sự thoái hoá của các tầng lớp thống trị, triều đình phong kiến phân hoá như thế nào?
? Sau chiến tranh Nam – Bắc triều, nước ta có gì thay đổi?
? Tình hình chính trị - xã hội nước ta thế kỉ XI – XVIII?
? Hãy phân tích tính tích cực của chúa Nguyễn trong việc phát triển nông nghiệp?
? Việc nghĩa quân Tây Sơn chuyển địa bàn hoạt động có ý nghĩa gì?
? Nguyên nhân thắng lợi chống quân Thanh xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn?
* Nguyên thắng lợi:
- Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta.
- Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi kết thúc 2o năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh.
- Đất nước sạch bóng quân thù, giành lại được độc lập tự chủ.
- Mở ra thời kì phát triển mới cho xã hội, dân tộc Đại Việt.
- Nông nghiệp phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ nhà nước có biện pháp tích cực để khuyến khích nông nghiệp phát triển.
- Thủ công nghiệp phát triển với những nghề thủ công cổ truyền, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời nhất là Thăng Long.
- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hoá trong và ngoài nước.
- Dựng lại Quốc tử giám ở kinh đô Thăng Long, mở trường ở các lộ.
- Mọi người đều có thể đi học, đi thi.
- Tuyển chọn những người có tài, có đức làm thầy giáo.
- Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan.
- Những người thi đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban áo mũ, phẩm tước, được vinh quy bái tổ, được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu.
- Trong thi cử cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng.
- Quyết tâm củng cố quân đội, bảo vệ đất nước; thực hiện chính sách vừa cương vừa nhu với kẻ thù; đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mỗi người dân, trừng trị thích đáng những kẻ bán nước.
- Là anh hùng dân tộc, là bậc mưu lược trong khởi nghĩa Lam Sơn, là nhà văn hoá kiệt xuất, là tinh hoa của thời đại bấy giờ, tên tuổi của ông rạng rỡ trong lịch sử.
- Khi triều Lê suy yếu, diễn ra cuộc tranh chấp giữa các phe phái ngày càng quyết liệt.
- Lợi dụng tình hình đó, 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).
- Các thế lực cũ của nhà Lê không chấp nhận nhà Mạc cho nên 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập 1 một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” (Nam triều).
- Nông dân nghèo miền xuôi, miền ngược, thợ thủ công, thương nhân,
- Nhận xét: cuộc khởi nghĩa nổ ra bắt mạnh đúng nguyện vọng đông đảo của các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân muốn lật đổ chính quyền họ Nguyễn. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân đặc biệt là nông dân với chính quyền thống trị sâu sắc, họ mong muốn lật đổ ách thống nhà Nguyễn tàn bạo. Các thủ lĩnh khởi nghĩa khôn khéo đề ra các khẩu hiệu lôi kéo nhân dân đặc biệt là nông dân và kể cả các tầng lớp khác.
- Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1 km. Hai bên bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn, địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh, dung mưu nhữ địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt địch.
- Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất và lừng lẫy trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc và phát huy sức mạnh của toàn dân.
- Nội bộ triều đình chia bè, kéo cánh tranh giành quyền lực: dưới triều Uy Mục quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, dưới triều Tương Dực, Trịnh Duy Sản gây phe phái đánh nhau liên miên.
- 1545, Nguyễn Kim chết con rễ là Trịnh Kiểm lên thay nắm binh quyền → Đàng Ngoài.
- Con trai thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ, xin vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam → Đàng Trong.
- Không ổn định do chính quyền luôn thay đổi và chiến tranh liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân khổ cực.
- Lợi dụng thành quả lao động để chống lại họ Trịnh, song những biện pháp của chúa Nguyễn thi hành có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp Đàng Trong phát triển mạnh mẽ.
- Đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào là tinh thần đoàn kết giữa nông dân miền xuôi với nông dân miền ngược.
- Sự ủng hộ, hưởng ứng của nhân dân, sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
Câu 1.
Câu 2.
Câu 3.
Câu 4.
Câu 5.
Câu 6.
Câu 7.
Câu 8.
Câu 9.
Câu 10.
Câu 11.
Câu 12.
Câu 13.
Câu 14.
4/ Củng cố.
 Đánh giá kết quả làm việc của HS kết hợp cho điểm.
5/ Dặn dò.
 Học bài.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2018_2019.doc