Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh. Tiền Lê - Lê Thị Kim Phụng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức: giúp học sinh hiểu và nắm được những điểm chính sau đây:

_ Thời Đinh – Tiền Lê, bộ máy nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, không còn đơn giản như thời Ngô Quyền.

_ Nhà Tống xâm lược nước ta, nhưng chúng đã bị quân, dân ta đánh cho đại bại.

_ Nhà Đinh và nhà Tiền Lê đã bước đầu xây dựng được nền kinh tế, văn hoá phát triển.

 2/ Về tư tưởng:

_ Giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng kinh tế, quý trọng các truyền thống văn hoá của ông cha.

_ Sự biết ơn đối với những người có công xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kì đầu giành độc lập.

 3/ Về kĩ năng: bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ, kĩ năng sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời các câu hỏi kết hợp với xác định trên bản đồ và điền kí hiệu vào vị trí cần thiết.

 4/ Trọng tâm:

_ Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.

_ Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

_ Tranh ảnh về đền thờ vua Đinh, vua Lê tại Ninh Bình.

_ Một số hiện vật mới phát hiện (nếu sưu tầm được).

 

doc 4 trang cucpham 5520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh. Tiền Lê - Lê Thị Kim Phụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh. Tiền Lê - Lê Thị Kim Phụng

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh. Tiền Lê - Lê Thị Kim Phụng
Bài 9:	
Tiết 12+13:
	Ï&Ð
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức: giúp học sinh hiểu và nắm được những điểm chính sau đây:
_ Thời Đinh – Tiền Lê, bộ máy nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, không còn đơn giản như thời Ngô Quyền.
_ Nhà Tống xâm lược nước ta, nhưng chúng đã bị quân, dân ta đánh cho đại bại.
_ Nhà Đinh và nhà Tiền Lê đã bước đầu xây dựng được nền kinh tế, văn hoá phát triển.
	2/ Về tư tưởng: 
_ Giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng kinh tế, quý trọng các truyền thống văn hoá của ông cha.
_ Sự biết ơn đối với những người có công xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kì đầu giành độc lập.
	3/ Về kĩ năng: bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ, kĩ năng sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời các câu hỏi kết hợp với xác định trên bản đồ và điền kí hiệu vào vị trí cần thiết.
	4/ Trọng tâm:
_ Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
_ Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Tranh ảnh về đền thờ vua Đinh, vua Lê tại Ninh Bình.
_ Một số hiện vật mới phát hiện (nếu sưu tầm được).
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
u Kiểm tra bài củ:
Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước ?
Tại sao lại xảy ra “Loạn 12 sứ quân” ?
Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
A/ Phần mở bài: Giáo viên cho học sinh nhắc lại ý nghĩa thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh, đưa đất nước trở lại bình yên, sau đó vào bài mới.
I/ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ
1/ Nhà Đinh xây dựng đất nước.
Phần giảng
Ä Việc Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước có ý nghĩa gì ? à đưa dất nước trở lại bình yên.
Ä Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để xây dựng đất nước ?
Ä Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì ?
à Nước Đại Cồ Việt độc lập và ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải là nước phụ thuộc.
Ä Như vậy so với thời Ngô, nhà Đinh đã có những tiến bộ gì ? à tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.(xưng Vương).
Ä Chính sách đối ngoại của nhà Đinh ?
à Giữ chính sách hoà hảo với nhà Tống.
Ä Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào ?
Ghi nhớ
_ Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh xưng Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng).
_ Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình).
_ Năm 970, đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
_ Phong vương cho các con, cử tướng giỏi giữ chức vụ chủ chốt.
_ Dùng hình phạt khắc nghiệt với người phạm tội nặng.
à Khẳng định chủ quyền quốc giadân tộc.
2/ Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
Phần giảng
Ä Cuối năm 979, nội bộ triều Đinh đã xảy ra biến cố gì ? à Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị ám hại. Vua còn nhỏ, Lê Hoàn được cử làm phụ chính.
Ä Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua ?
Ø Gv: gọi HS đọc đoạn in nghiêng trong sgk để giới thiệu cuộc đời của Lê Hoàn và sự kiện Thái hậu họ Dương ủng hộ các đại thần trong triều đình suy tôn Lê Hoàn làm vua để chỉ huy kháng chiến.
Ä Nhà Tiền Lê đã xây dựng bộ máy nhà nước như thế nào ?
Ä Đứng đầu nhà nước là ai ? Vua nắm quyền hành gì ?
Ä Giúp việc cho vua có những chức quan nào ?
Ä Quân đội được tổ chức ra sao ?
à Gồm 10 đạo quân: cấm quân ,quân địa phương.
Ä Hãy so sánh với bộ máy nhà nước thời Đinh ?
à Hoàn thiện hơn về tổ chức bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương.
 + Trung ương: Vua, Thái sư, Đại sư, quan lại.
 + Địa phương: có 10 lộ à Phủ à Châu.
Ghi nhớ
	1/ Tình hình cuối năm 979:
_ Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám hại à nội bộ trtiều đình mâu thuẩn.
_ Nhà Tống lăm le xâm lược nước ta à Lê Hoàn được suy tôn làm vuađể chỉ huy kháng chiến.
	2/ Thời tiền Lê:
_ Lê Hoàn đổi niên hiệu là Thiên Phúc (nhà Tiền Lê).
_ Bộ máy nhà nước
QUAN VÕ
VUA
THÁI SƯ, ĐẠI SƯ
TĂNG QUAN
QUAN VĂN
10 LỘ
PHỦ
CHÂU
3/ Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn.
Phần giảng
Ä Tình hình nước ta vào đầu năm 981
à Học sinh đọc Sgk phần diễn biến.
Ä Lê Hoàn đã đối phó với quân Tống như thế nào ?
 + Quân thủy: đóng cọc nhọn ở sông Bạch Đằng để chặn địch.
 + Quân Bộ: chặn đánh quyết liệt, không cho chúng kết hợp với quân thủy.
Ä Kết quả cuộc kháng chiến ?
Ä Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống ?
Ghi nhớ
	1/ Diễn biến:
_ Năm 981 Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân thủy – bộ kéo vào nước ta.
_ Lê Hoàn cho quân chặn giặc ở cửa sông Bạch Đằng. Sau đó phục kích, tiêu diệt giặc ở đường bộ, giết Hầu Nhân Bảo.
	2/ Kết quả: cuộc kháng chiến thắng lợi.
	3/ Ýnghĩa: đánh bại âm mưu xâm lược của nhà Tống, giữ vững nền độc lập.
II/ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA
1/ Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Phần giảng
Ä Nền kinh tế nông nghiệp ở thời Đinh – Tiền Lê được xây dựng như thế nào?
Ä Nông nghiệp thời kì này ra sao ? à phát triển.
Ä Được biểu hiện ở điểm nào ? à được mùa liên tục trong các năm 987, 989.
Ä Việc nhà vuatổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày ruộng nhằm dụng ý gì ?
à động viên, khuyến khích nhân dân tích cực tham gia sản xuất.
Ä Thủ công nghiệp thời Đinh – Tiền Lê có đặc điểm gì ?
Ä Nguyên nhân nào làm cho thủ công nghiệp phát triển hơn trước ? à Đất nước đã giành được độc lập dân tộc, các thợ thủ công không còn bị bắt đưa sang Trung Quốc làm việc, do bản tính cần cù và kinh nghiệm sản xuất lâu đời của ND ta.
Ä Tình hình thương nghiệp thời Đinh – Tiền Lê có những tiến bộ như thế nào ?
Ä Nguyên nhân nào làm cho việc buôn bán trong và ngoài nước phát triển ? à Đến thời Tiền Lê, do việc đào thêm sông, đắp thêm đường, thống nhất tiền tệ nên việc buôn bán thuận lợi hơn.
Ghi nhớ
	a/ Nông nghiệp:
_ Nhân dân được chia ruộng để cày cấy à nộp thuế, đi lính, làm lao dịch.
_ Khai hoang, chú trọng thủy lợià Nông nghiệp phát triển, được mùa liên tục.
_ Khuyến khích trồng dâu, nuôi tằm.
	b/ Thủ công nghiệp:
_ Xây dựng 1 số xưởng thủ công nhà nước (đúc tiền, rèn vũ khí, may quần áo ).
_ Xây dựng kinh đô, chùa chiền phát triển mạnh.
_ Nghề thủ công cổ truyền phát triển hơn trước (dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, đồ gốm ).
	c/ Thương nghiệp: việc buôn bán trong và ngoài nước phát triển, đặc biệt là biên giới Việt – Tống.
2/ Đời sống xã hội và văn hóa.
Phần giảng
Ø Gv: treo sơ đồ lên bảng và đặt câu hỏi.
Ä Xã hội nước Đại Cồ Việt gồm những tầng lớp nào?
Ä Nên rõ đặc điểm của các tầng lớp đó ?
Ä Tại sao các nhà sư được trọng dụng ở thởi Đinh – Tiền Lê ?
à Đạo phật được truyển bá rộng rãi, giáo dục chưa phát triển nên số người đi học rất ít, phần lớn các nhà sư là người có học nên họ được ND và nhà nước quý trọng. 
Ghi nhớ
	a/ Xã hội: gồm 3 tầng lớp.
_ Thống trị: vua, quan, nhà sư.
_ Bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán và 1 số ít địa chủ.
_ Tầng lớp nô tì: đời sống khổ cực.
	b/ Văn hóa:
_ Giáo dục chưa phát triển.
_ Đạo phật được truyền bá rộng rãi.
_ Nhiều loại hình văn hoá dân gian phát triển: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh vật 
B/ Sơ kết bài học:
IV/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước ?
Hãy mô tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền – Lê.
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy.
Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển ? (do đất nước được độc lập tự chủ, đồng thời cũng do ít chịu ảnh hưởng của thiên tai).
Đời sống xã hội và văn hoá Đại Cồ Việt có gì thay đổi ? (So với trước, đây là bước tiến quan trọng, đã chú ý đến sự phát triển của Phật giáo và các lể hội được tiếp tục phát huy).
V/ DẶN DÒ
_ Học kĩ bài, làm bài tập.
_ Vẽ lại sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê.
_ Xem trước bài “Nhà Lý đểy mạnh công cuộc xây dựng đất nước “.
********************

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_9_nuoc_dai_co_viet_thoi_dinh_tien.doc