Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Lê Thị Kim Phụng
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiến thức: giúp học sinh hiểu được
_ Ngô Quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến nước ngoài, nhất là về tổ chức nhà nước.
_ Nắm được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
2/ Về tư tưởng: giáo dục ý thức độc lập tự chủ dân tộc, thống nhất đất nước của mọi người dân.
3/ Về kĩ năng: bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng lập biểu đồ, sơ đồ, sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời bài bằng việc xác định các vị trí trên bản đồ và biết điền kí hiệu vào những vị trí cần thiết.
4/ Trọng tâm:
_ Ngô Quyền dựng nền độc lập.
_ Tình hình chính trị cuối thời Ngô.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước.
_ Bản đồ 12 sứ quân.
_ Một số tranh ảnh: đền thờ của vua Đinh, vua Lê
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Kiểm tra bài củ:
1. Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ ?
2. Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây là gì ?
3. Trong xã hội phong kiên có những giai cấp nào ? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao ?
4. Thế nào là chế độ quân chủ ?
A/ Phần mở bài: nhắc lại đôi nét về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938, trong đó nhấn mạnh ý nghĩa của chiến thắng quang vinh này đã khẳng định quyền tự chủ của nhân dân ta sau 30 năm thoát khỏi chế độ đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì mới. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm việc Ngô Quyền đã xây dựng nền độc lập trong hoàn cảnh nào ?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Lê Thị Kim Phụng
Phần hai TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX Chương I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ (THẾ KỈ X). Bài 8: NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP Tiết 11: Ï&Ð I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Về kiến thức: giúp học sinh hiểu được _ Ngô Quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến nước ngoài, nhất là về tổ chức nhà nước. _ Nắm được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh. 2/ Về tư tưởng: giáo dục ý thức độc lập tự chủ dân tộc, thống nhất đất nước của mọi người dân. 3/ Về kĩ năng: bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng lập biểu đồ, sơ đồ, sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời bài bằng việc xác định các vị trí trên bản đồ và biết điền kí hiệu vào những vị trí cần thiết. 4/ Trọng tâm: _ Ngô Quyền dựng nền độc lập. _ Tình hình chính trị cuối thời Ngô. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC _ Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước. _ Bản đồ 12 sứ quân. _ Một số tranh ảnh: đền thờ của vua Đinh, vua Lê III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC u Kiểm tra bài củ: Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ ? Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây là gì ? Trong xã hội phong kiên có những giai cấp nào ? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao ? Thế nào là chế độ quân chủ ? A/ Phần mở bài: nhắc lại đôi nét về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938, trong đó nhấn mạnh ý nghĩa của chiến thắng quang vinh này đã khẳng định quyền tự chủ của nhân dân ta sau 30 năm thoát khỏi chế độ đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì mới. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm việc Ngô Quyền đã xây dựng nền độc lập trong hoàn cảnh nào ? 1/ Ngô Quyền dựng nền độc lập. Phần giảng Ø Gv: Nhắc lại đôi nét về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhấn mạnh ý nghĩa của chiến thắng này đã khẳng định quyền tự chủ của nhân dân ta sau 30 năm thoát khỏi chế độ đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì mới. Ä Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Ngô Quyền đã làm gì để dựng nền độc lập tự chủ ? à Xưng vương, chọn đất đóng đô, bỏ bộ máy cai trị của họ Khúc, thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử người tâm phúc coi những nơi quan trọng. Ä Vì sao Ngô Quyền bỏ chức Tiết độ sứ ? Ä Bộ máy nhà nước được tổ chức ra sao ? ÄEm có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước? à còn rất đơn giản. Ä Vai trò của vua trong tổ chức nhà nước ? Ä Ý nghĩa của những việc làm này ? à Khẳng định nền độc lập và ý thức tự chủ của Ngô Quyền. Ghi nhớ _ Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa. _ Tổ chức bộ máy nhà nước: VUA QUAN VĂN QUAN VÕ Thứ sử các châu (châu Hoan, châu Phong ) à Đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và ý thức tự chủ. 2/ Tình hình chính trị cuối thời Ngô. Phần giảng Ä Sau khi Ngô Quyền mất thì tình hình nước ta như thế nào ? à đất nước không ổn định. Ä Cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái đã diễn ra như thế nào ? – HS đọc Sgk. Ø Gv: dùng lược đồ, bảng thống kê và chỉ vị trí đóng quân của 12 sứ quân. Ghi nhớ _ Năm 944 Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền xưng là Bình Định Vương à đất nước không ổn định. _ Năm 950, Ngô Xương Văn (con Ngô Quyền) lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua. _ Năm 965, Ngô Xương văn mất, đất nước bị chia cắt à loạn 12 sứ quân. 3/ Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước. Phần giảng Ä Loạn 12 sứ quân dẫn đến hậu quả như thế nào? + Đất nước rối ren. + Nhà Tống âm mưu xâm lược. Ä Trước tình hình này đòi hỏi các tầng lớp thống trị trong nước phải làm gì ? à Phải nhanh chónh thống nhất lực lượng để đối phó với nạn ngoại xâm, cũng là nguyện vọng của nhân dân. Ø Gv: cho HS đọc đoạn in nghiêng để giới thiệu về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh à tường thuật quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh. Ä Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trtạng cát cứ, đưa đất nước trở lại bình yên thống nhất? à Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Ä Tại sao Đinh Bộ Lĩnh dẹp được 12 sứ quân ? Ghi nhớ _ Đinh Bộ Lĩnh là người Hoa Lư (Ninh Bình), có tài và được nhân dân ủng hộ. _ Ông đã liên kết với sứ quân: Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ đánh dẹp các sứ quân khác à xưng là Vạn Thắng Vương. à Cuối năm 967 đất nước thống nhất. B/ Sơ kết bài học: Ngô Quyền là người đã xây dựng được nền độc lập, tự chủ của đất nước. Cuối thời Ngô, đất nước lâm vào cảnh rối rern, các hào trưởng nổi dậy khắp nơi, sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”. Cuối cùng Đinh Bộ Lĩnh là người có công thống nhất đất nước. V/ CÂU HỎI TỔNG KẾT Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước ? Tại sao lại xảy ra “Loạn 12 sứ quân” ? Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập (đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập, chấm dứt “loạn 12 sứ quân”, thống nhất quốc gia). V/ DẶN DÒ _ Học kĩ bài, làm bài tập. Xem trước bài “Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê”. _ Học sinh lập bảng thống kê tên các sứ quân và địa điểm đóng quân theo mẫu trong sách bài tập. ********************
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_bai_8_nuoc_ta_buoi_dau_doc_lap_le_thi.doc