Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - Lê Thị Kim Phụng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức: đây là bài có tính chất khái quát, nên giáo viên cần cho học sinh thấy được:

_ Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến.

_ Nền tảng kinh tế và hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến.

_ Thể chế chính trị của nhà nước phongkiến.

 2/ Về tư tưởng: giáo dục lòng tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu kinh tế và văn hoá mà các dân tộc đã đạt được trong thời phongkiến.

 3/ Về kĩ năng: bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện biến cố lịch sử để rút ra kết luận.

 4/ Trọng tâm:

_ Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến.

_ Cơ sở kinh tế – xã hội của xã hội phong kiến.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

_ Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á.

_ Tranh ảnh một số công trình kiến trúc, văn hoá Cam-pu-chia và Lào.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 Kiểm tra bài củ:

1. Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia đế giữa thế kỉ XIX ?

2. Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào đến giữa thế kỉ XIX ?

3. Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào ?

4. Em hãy nêu chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lạn Xạng ?

A/ Phần mở bài: xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành

trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt. Chúng ta sẽ tìm hiểu những điểm khác biệt đó qua bài học mới.

 

doc 3 trang cucpham 23/07/2022 2980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - Lê Thị Kim Phụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - Lê Thị Kim Phụng

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến - Lê Thị Kim Phụng
Bài 7:
Tiết 9:
	µ µ µ µ µ µ µ µ µ µ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức: đây là bài có tính chất khái quát, nên giáo viên cần cho học sinh thấy được:
_ Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến.
_ Nền tảng kinh tế và hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến.
_ Thể chế chính trị của nhà nước phongkiến.
	2/ Về tư tưởng: giáo dục lòng tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu kinh tế và văn hoá mà các dân tộc đã đạt được trong thời phongkiến.
	3/ Về kĩ năng: bước đầu làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện biến cố lịch sử để rút ra kết luận.
	4/ Trọng tâm:
_ Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến.
_ Cơ sở kinh tế – xã hội của xã hội phong kiến.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á.
_ Tranh ảnh một số công trình kiến trúc, văn hoá Cam-pu-chia và Lào.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
u Kiểm tra bài củ:
Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia đế giữa thế kỉ XIX ?
Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào đến giữa thế kỉ XIX ?
Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào ?
Em hãy nêu chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lạn Xạng ?
A/ Phần mở bài: xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành 
trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt. Chúng ta sẽ tìm hiểu những điểm khác biệt đó qua bài học mới.
1/ Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến.
Phần giảng
Ø Giảng: Xã hội PK được hình thành khi xã hội cổ đại tan rã. Ở phương Đông và phương Tây quá trình suy vong không giống nhau. Do đó sự hình thành xã hội PK cũng khác nhau. 
Ä Xã hội phong kiến phương Đông được hình thành khi nào ?
Ä Cho biết thời kì phát triển ? Thời kì suy vong ?
Ä Xã hội phongkiến châu Âu được hình thành khi nào ?
Ä Thời kì phát triển ? Thời kì suy vong ?
Ä Em có nhận xét gì về quá trình hình thành chế độ phong kiến giữa phương Đông và phương Tây? 
à XHPK phương Đông hình thành sớm hơn phương Tây nhưng lại phát triển chậm chạp. Thời kì khủng hoảng của XHPK phương Đông kéo dài hơn XHPK châu Âu.
Ghi nhớ
	1/ Phương Đông:
_ Hình thành: từ TK III TCN đến khoảng TK X.
_ Phát triển: từ TK X đến TK XV.
_ Suy vong: từ TK XVI đến giữa TK XIX.
	2/ Châu Âu:
_ Hình thành: từ TK V đến TK X.
_ Phát triển: từ TK XI đến TK XIV.
_ Suy vong: từ TK XIV đến TK XV.
2/ Cơ sở kinh tế – xã hội của xã hội phong kiến.
Phần giảng
Ä Cư dân Phương Đông và phương Tây sinh sống chủ yếu là nghề gì ?
à Nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và 1 số nghề thủ công.
Ä Cơ sở kinh tế ở phương Đông như thế nào ?
Ä Xã hội phong kiến phương Đông có những giai cấp nào ?
Ä Cơ sở kinh tế ở Châu Âu như thế nào ?
Ä Xã hội phong kiến Châu Âu có những giai cấp nào ?
Ä Phương thức bóc lột của phương Đông và châu Âu giống nhau ở điểm nào ? à Tô thuế.
Ä Từ TK XI tình hình kinh tế cở châu Âu thay đổi như thế nào ?
Ghi nhớ
	1/ Phương Đông:
_ Kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
_ Có 2 giai cấp: địa chủ và nông dân lĩnh canh.
	2/ Châu Âu:
_ Kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
_ Có 2 giai cấp: lãnh chúa và nông nô.
_ Từ TK XI nền kinh tế công thương nghiệp phát triển à hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
3/ Nhà nước phong kiến.
Phần giảng
Ä Trong xã hội PK giai cấp nào là giai cấp thống trị? à Địa chủ, lãnh chúa phong kiến.
Ä Thế nào là chế độ quân chủ ?à vua đứng đầu.
Ä Ở Phương Đông quyền lực của vua thế nào?
à Sự chuyên chế của vua đã có từ thời cổ đại, sang XHPK vua tăng thêm quyền lực và trở thành Hoàng đế.
Ä Ở châu Âu quyền lực của vua như thế nào ?
à Lúc đầu còn hạn chế trong lãnh địa. Đến TK XV khi các quốc gia PK được thống nhất, quyền hành ngày càng tập trung vào tay vua.
Ghi nhớ
	1/ Phương Đông: nhà nước quân chủ chuyên chế có từ thời cổ đại, đến thời phong kiến tăng thêm quyền hạn (Hoàng đế, Đại vương).
	2/ Châu Âu: quyền lực của Vua bị hạn chế trong các lãnh địa. Từ TK XV mới tập trung được quyền hành.
	B/ Sơ kết bài học: Xã hội phong kiến ở phương Đông và châu Âu mặc dù trong thời gian hình thành khác nhau, đều theo chế độ quân chủ (do vua đứng đầu), nhưng có khác nhau về mức độ và thời gian. Trong đó giai cấp địa chủ, lãnh chúa phong kiến là giai cấp thống trị, chúng thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột và đàn áp các giai cấp khác. Đến TK XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công, thương nghiệp phát triển, dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và hình thành CNTB ở châu Âu.
IV/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ ?
Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây là gì ?
Trong xã hội phong kiên có những giai cấp nào ? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao ?
Thế nào là chế độ quân chủ ?
V/ DẶN DÒ
_ Học kĩ bài, làm bài tập.
_ Lập bảng so sánh về các thời kì lịch sử, cơ sở kinh tế, các giai cấp cơ bản của xã hội PK phương Đông và xã hội PK châu Âu.
_ Chuẩn bị bài tập tổng hợp phần sử thế giới.
********************

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_7_nhung_net_chung_ve_xa_hoi_phong.doc