Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á - Lê Thị Kim Phụng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức: giới thiệu khái quát để học sinh biết.

_ Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những nước nào ? Tên gọi và vị trí địa lí của các nước này có những đặc điểm gì tương đồng với nhau để tạo thành một khu vực riêng biệt ?

_ Các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực.

_ Nhận rõ vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào và các giai đoạn phát triển của hai nước.

 2/ Về tư tưởng: giúp học sinh nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng và sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở Đông Nam Á. Trân trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và hai nước Cam-pu-chia, Lào.

 3/ Về kĩ năng:

_ Biết sử dụng bản đồ hành chính Đông Nam Á để xác định vị trí các vương quốc cổ và phong kiến.

_ Biết sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử.

 4/ Trọng tâm:

_ Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

_ Vương quốc Cam-pu-chia, Lào.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

_ Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á.

_ Tranh ảnh một số công trình kiến trúc, văn hoá Đông Nam Á.

_ Một số tranh ảnh sưu tầm về Cam-pu-chia và Lào thời kì này.

 

doc 4 trang cucpham 23/07/2022 3340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á - Lê Thị Kim Phụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á - Lê Thị Kim Phụng

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á - Lê Thị Kim Phụng
Bài 6:	CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
Tiết 7+8:	 Ï&Ð
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức: giới thiệu khái quát để học sinh biết.
_ Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những nước nào ? Tên gọi và vị trí địa lí của các nước này có những đặc điểm gì tương đồng với nhau để tạo thành một khu vực riêng biệt ?
_ Các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực.
_ Nhận rõ vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào và các giai đoạn phát triển của hai nước.
	2/ Về tư tưởng: giúp học sinh nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng và sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở Đông Nam Á. Trân trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và hai nước Cam-pu-chia, Lào.
	3/ Về kĩ năng:
_ Biết sử dụng bản đồ hành chính Đông Nam Á để xác định vị trí các vương quốc cổ và phong kiến.
_ Biết sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử.
	4/ Trọng tâm:
_ Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
_ Vương quốc Cam-pu-chia, Lào.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á.
_ Tranh ảnh một số công trình kiến trúc, văn hoá Đông Nam Á.	
_ Một số tranh ảnh sưu tầm về Cam-pu-chia và Lào thời kì này.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
u Kiểm tra bài củ:
Các tiểu vương quốc đầu tiên được hình thành bao giờ và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ ?
Sự phát triển của Ấn Độ dưới Vương triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào ?
Hãy nêu những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ ở Ấn Độ ?
Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hoá ?
A/ Phần mở bài: Giáo viên đặt câu hỏi: Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những nước nào ?
Sau đó chỉ trên bản đồ để giúp học sinh nhận đúng vị trí từng nước.
1/ Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
Phần giảng
Ø Gv: treo bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á, giới thiệu sơ lược cho học sinh quan sát.
Ä Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu nước ?
Ø Gv: giới thiệu tên và vị trí trên bản đồ 10 quốc gia. Từ tháng 5 – 2002 có thêm nước Đông Ti-mo.
Ä Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á ?
à Chịu ảnh hưởng của gió mùa, có 2 mùa rõ rệt; mùa khô (lạnh), mùa mưa (nóng).
Ä Cho biết ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông ?
à Kinh tế nông nghiệp trồng cây lúa nước.
Ä Theo em gió mùa Đông Nam Á có thuận lợi gì cho nền nông nghiệp của khu vực ?
à Có kèm theo mưa, thích hợp cho việc trồng cây lúa nước.
Ø Gv kết luận: Vì thế cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng cây lúa nước và nhiều loại cây ăn củ, ăn quả nên kinh ế nông nghiệp phát triển à là điều kiện hình thành sớm các quốc gia cổ.
Ä Em hãy cho biết những khó khăn do điều kiện tự nhiên gây ra ? à lũ lụt.
Ø Gv: Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên con người cư trú ở khu vực Đông Nam Á từ rất sớm và có nền kinh tế nông nghiệp phát triển bằng chứng là họ biết sử dụng đồ sắt.
Ä Truyền thuyết nào của Việt Nam nói về sự xuất hiện sớm nhất của đồ sắt ?
à Truyền thuyết Thánh Gióng – thời vua Hùng Vương thứ VI.
Ä Vật dụng bằng sắt đầu tiên của người Việt cổ mà các nhà khảo cổ phát hiện là gì ? à cuốc sắt.
Ä Khoảng 10 thế kỉ đầu sau CN các quốc gia nhỏ nào được hình thành và phát triển sớm nhất ?
Ø Gv kết luận: không chỉ ở nước ta mà hầu hết các nước ở Đông Nam Á, cư dân đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt trong khoảng 10 thế kỉ đầu CN à cũng là thời điểm các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á xuất hiện (trừ nước Văn Lang của ta ra đời sớm hơn – TK VII TCN).
Ghi nhớ
_ Đông Nam Á ngày nay gồm 11 nước (xem sgk).
_ Điều kiện tự nhiên: chịu ảnh hưởng gió mùa, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp à là điều kiện hình thành sớm các vương quốc cổ.
_ Những thế kỉ đầu công nguyên cư dân đã biết sử dụng đồ sắt.
_ Các quốc gia xuất hiện đầu tiên: Đại Việt, Cham-pa, Phù Nam.
2/ Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
Phần giảng
Ä Từ nửa sau TK X ---> TK XVIII là thời kì gì của các quốc gia ĐNÁ ?
_ Gọi học sinh đọc đoạn in nghiêng SGK trang 19.
Ä Phần lớn các quốc gia trên đều có chung điểm gì giống nhau ? à đều nằm ở lưu vực các con sông lớn, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp để hình thành các quốc gia lớn.
Ø Gv giới thiệu:
Hình 12 khu đền tháp Bô-rô-bu-đua .
Hình 13 chùa tháp Pa-gan.
Ä Cho biết nguyên nhân hình thành 2 quốc gia Su-khô-thay và Lạn Xạng ?
à do sự tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái đã di cư xuống lưu vực sông Mê Nam và vùng trung lưu sông Mê Công lập nên 2 vương quốc Su-khô-thay (TX XIII) và Lạng Xạng (TK XIV).
Ä Vì sao giai đoạn nửa sau TK XVIII các quốc gia phong kiến ĐNÁ bước vào thời kì suy tàn ?
à trở thành thuộc địa của CNTB phương Tây – đến giữa TK XIX ĐNÁ là thuộc địa chủ nghĩa thực dân (trừ Thái Lan).
Ghi nhớ
_ Phát triển thịnh vượng từ nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.
_ Từ thế kỉ XIII hình thành 2 vương quốc mới là Su-khô-thay và Lạn Xạng.
_ Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy yếu à đến giữa TK XIX đếu trở thành thuộc địa của CNTB phương Tây (trừ Thái Lan).
3/ Vương quốc Cam-pu-chia.
Phần giảng
Ä Những nước nào của khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với Việt Nam ?
Ø Gv: giới thiệu vị trí Cam-pu-chia là 1 nước lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở ĐNÁ thời cổ ttrung đại.
Ä Người Khơ-me là ai ? Họ sống ở đâu ? Thạo việc gì ? Tiếp thu văn hoá Ấn Độ như thế nào ?
Ä Cho biết thời kì phát triển của CPC ?
Ä Vì sao gọi là giai đoạn Ăng-co ?
à Vì kinh đô của vương quốc là Ăng-co (1 địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay).
Ä Các vua CPC thời Ăng-co đã làm gì ? à phát triển sản xuất, mở rộng lãnh thổ sang vùng hạ lưu sông Mê Nam – Thái Lan và vùng trung lưu sông Mê Công – Lào.
Ä Kể tên những công trình nổi tiếng ở Ăng-co ?
 + Đền tháp: Ăng-co Vát.
 + Đền tháp: Ăng-co Thơm.
Ø Giảng: từ TK XV CPC bước vào thời kỳ suy thoái. Năm 1432 king đô chuyển về vùng Phôm–Pênh ngày nay à thời kì Ăng-co chấm dứt.
Ä Cam-pu-chia bị Pháp xâm lược vào thời gian nào? à năm 1863. 
Ghi nhớ
_ Từ thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me hình thành, được gọi là Chân Lạp.
_ Họ giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ, tiếp xúc nền văn hoá Ấn Độ và dùng chữ Phạn.
_ Từ thế kỉ IX – XV là thời kỳ phát triển của Cam-pu-chia, còn gọi là thời kỳ Ăng-co.
 + Đối nội: phát triển sản xuất nông nghiệp.
 + Đối ngoại: mở rộng lãnh thổ về phía Đông.
_ Sau thời kì Ăng-co bị suy yếu à năm 1863 bị Pháp xâm lược.
4/ Vương quốc Lào.
Phần giảng
Ä Người sinh sống đầu tiên ở Lào là ai ?
Ä Người Lào Thơng sáng tạo ra vật gì ?
à Chum đákhổng lồ.
Ø Giảng: vào thế kỉ XIII có một nhóm người Thái di cư đến Lào, gọi là người Lào Lùm.
Ä Người Lào sinh sống chủ yếu bằng nghề gì ?
à trồng lúa, săn bắn, làm nghề thủ công.
Ø Giảng: năm 1353, 1 tộc trưởng người Lào là Pha Ngừm đã thống nhất các bộ lạc lại, lập nước riêng gọi tên là Lạng Xạng (Triệu Voi)
Ä Vương quốc Lạn Xạng bước vào giai đoạn thịnh vượng vào thời gian nào ? à TK XV–XVII.
Ä Cho biết chính sách đối nội và đối ngoại của các Vua Lạng Xạng ?
Ä Vương quốc Lạn Xạng suy yếu vào thời gian nào? Vì sao ? à tranh chấp ngôi vua hoàng tộc.
Ø Giảng: nhân cơ hội này Lạn Xạng bị vương quốc Xiêm xâm lược và cai trị à cuối TK XIX Lào bị thực dân Pháp xâm lược. 
Ghi nhớ
_ Chủ nhân đầu tiên là người Lào Thơng.
_ Thế kỉ XIII người Thái di cư đến, gọi là người Lào Lùm.
_ Họ sinh sống chủ yếu là trồng lúa nước, săn bắn, làm nghề thủ công.
_ Năm 1353 các bộ lạc thống nhất thành nước Lạn Xạng (Triệu Voi).
_ Từ thế kỉ XV – XVII nước Lạn Xạng bước vào giai đoạn thịnh vượng.
	+ Đối nội: chia đất nước thành các Mường, xây dựng quân đội.
	+ Đối ngoại: hoà hiếu với Cam-pu-chia, Đại Việt.
_ TK XVIII suy yếu, bị Xiêm xâm chiếm à cuối TK XIV trở thành thuộc địa của Pháp.
	B/ Sơ kết bài học: Đông Nam Á được coi là khu vực có quá trình chuyển biến từ vượn thành người, các nhà nước được hình thành từ sau công nguyên (trừ Việt Nam). Vào khoảng giữa thiên niên kỉ I , các vương quốc cổ Đông Nam Á suy yếu dần và tan rã. Từ sau TK XV, các quốc gia này bước vào giai đoạn suy thoái, đến TK XVII, XVIII sự xâm nhập của CNTB phương Tây vào Đông Nam Á chính là nhân tố cuối cùng và có ý nghĩa quyết định dẫn tới sự suy vong của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
IV/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào ?
Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa TK XIX ?
Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia đế giữa thế kỉ XIX ?
Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chính của lịch sử Lào đến giữa thế kỉ XIX ?
Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào ?
Em hãy nêu chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lạn Xạng ?
V/ DẶN DÒ
_ Học bài kĩ, làm bài tập.
_ Lập biểu đồ các giai đoạn lịch sử lớn của cam-pu-chia và Lào.
_ Xem trước bài “Những nét chung về xã hội phong kiến”.
********************

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_6_cac_quoc_gia_phong_kien_dong_nam.doc