Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến - Lê Thị Kim Phụng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức: học sinh cần nắm được những nội dung

_ Các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa thế kỉ XIX .

_ Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh vượng của Ấn Độ thời phong kiến.

_ Một số thành tựu của văn hoá Ấn Độ thời cổ, trung đại.

 2/ Về tư tưởng: giúp học sinh thấy được đất nước Ấn Độ là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn hoá của nhiều dân tộc Đông Nam Á.

 3/ Vể kĩ năng: giúp học sinh biết tổng hợp những kiến thức ở trong bài để đạt mục tiêu.

 4/ Trọng tâm:

_ Ấn Độ thời phong kiến.

_ Văn hoá Ấn Độ.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

_ Bản đồ Ấn Độ – Đông Nam Á.

_ Tranh ảnh về các công trình kiến trúc, điêu khắc Ấn Độ và Đông Nam Á.

_ Sưu tầm một số đoạn trích từ tác phẩm văn học Ấn Độ đã được dịch ra tiếng Việt.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 Kiểm tra bài củ:

1. Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó ?

2. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh – Thanh đã được nảy sinh như thế nào?

3. Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học – kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến ?

A/ Phần mở bài: vào khoảng 2500 năm TCN, dọc hai bên bờ của sông Ấn và sông Hằng, xuất hiện một quốc gia Ấn Độ, cũng như Trung Quốc đây là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn hoá của nhiều dân tộc Đông Nam Á.

 

doc 3 trang cucpham 23/07/2022 3020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến - Lê Thị Kim Phụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến - Lê Thị Kim Phụng

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến - Lê Thị Kim Phụng
Bài 5:	ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
Tiết 6:	Ï&Ð
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức: học sinh cần nắm được những nội dung
_ Các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa thế kỉ XIX	.
_ Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh vượng của Ấn Độ thời phong kiến.
_ Một số thành tựu của văn hoá Ấn Độ thời cổ, trung đại.
	2/ Về tư tưởng: giúp học sinh thấy được đất nước Ấn Độ là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn hoá của nhiều dân tộc Đông Nam Á.
	3/ Vể kĩ năng: giúp học sinh biết tổng hợp những kiến thức ở trong bài để đạt mục tiêu.
	4/ Trọng tâm:
_ Ấn Độ thời phong kiến.
_ Văn hoá Ấn Độ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Bản đồ Ấn Độ – Đông Nam Á.
_ Tranh ảnh về các công trình kiến trúc, điêu khắc Ấn Độ và Đông Nam Á.
_ Sưu tầm một số đoạn trích từ tác phẩm văn học Ấn Độ đã được dịch ra tiếng Việt.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
u Kiểm tra bài củ:
Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó ?
Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh – Thanh đã được nảy sinh như thế nào?
Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học – kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến ? 
A/ Phần mở bài: vào khoảng 2500 năm TCN, dọc hai bên bờ của sông Ấn và sông Hằng, xuất hiện một quốc gia Ấn Độ, cũng như Trung Quốc đây là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn hoá của nhiều dân tộc Đông Nam Á.
1/ Những trang sử đầu tiên.
Phần giảng
Ä Tên gọi đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ đâu ?
à Do tên gọi của 1 dòng sông – sông Ấn.
Ä Các thành thị của người Ấn xuất hiện vào khoảng thời gian nào ? à 2500 năm TCN.
Ä Ngoài ra còn xuất hiện những thành thị khác ở lưu vực sông nào ? Thời gian ?
Ø Giảng: những thành thị – tiểu vương quốc này liên kết với nhau thành một nhà nước rộng lớn – nước Ma-ga-đa.
Ä Vào thế kỉ VI TCN tôn giáo nào đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc thống nhất ?
Ä Cuối thế kỉ III TCN đất nước Ma-ga-đa như thế nào ? à mở rộng bờ cỏi xuống Nam Ấn.
Ä Sau thế kỉ III TCN tình hình Ấn Độ ra sao ?
à Đến TK IV được thống nhất dưới vương triều Gúp-ta.
Ghi nhớ
_ Khoảng 2500 năm TCN dọc bờ sông Ấn xuất hiện nhiều thành thị.
_ Khoảng 1500 năm TCN 1 số thành thị khác hình thành ở lưu vực sông Hằng.
_ Các thành thị liên kết thành nước Ma-ga-đa.
_ Sau thế kỉ III TCN Ấn Độ bị chia thành nhiều quốc gia, sau đó được thống nhất dưới vương triều Gúp-ta.
2/ Ấn Độ thời phong kiến.
Phần giảng
Ø Giảng: XHPK được hình thành ở Ấn Độ từ rất sớm, có 3 vương triều tiêu biểu: Vương triều Gúp-ta, Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Ấn Độ Mô-gôn. Đến thời Gúp-ta là thời kì thống nhất, hưng thịnh và phát triển cả về kinh tế – văn hoá – xã hội.
Ä Thảo luận: sự phát triển của Ấn Độ dưới Vương triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào ?
Ä Thời kì hưng thịnh của Vương triều Gúp-ta kéo dài bao lâu ?
Ø Giảng: từ đó Ấn Độ luôn bị xâm lược và thống trị. Đến TK XII người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi thôn tính miền Bắc Ấn lập ra vương triều Hồi giáo Đê-li
Ä Chính sách cai trị của người Hồi giáo ?
Ø Giảng: đến TK XVI ngừơi Mông Cổ tấn công Ấn Độ lật đổ vương triều Hồi giáo, lập nên vương triều Ấn Độ Mô-gôn.
Ä Vua Mông Cổ đã thực hiện chính sách cai trị như thế nào ?
à Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX thì bị thực dân Anh xâm lược à Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh.
Ghi nhớ
 _ Xã hội phong kiến được hình thành dưới 3 vương triều tiêu biểu: 
 + Vương triều Gúp-ta: là thời kì thống nhất, hưng thịnh, phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa.
 + Vương triều Hồi giáo Đê-li: các quý tộc chiếm đoạt ruông đất của người Ấn, cấm đạo Hin-đu à mâu thuẩn dân tộc căng thẳng.
 + Vương triều Ấn Độ Mô-gôn: thi hành nhiều chính sách tiến bộ, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá.
_ Đến giữa thế kỉ XIX Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh.
3/ Văn hoá Ấn Độ.
Phần Giảng
Ø Giảng: Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời, là 1 trong những trung tâm văn hoá lớn của loài người, có chữ viết riêng rất sớm khoảng 1500 TCN., đó là chữ Phạn.
Ä Người Ấn Độ đã dùng chữ Phạn để làm gì ?
Ä Ở Ấn Độ tôn giáo phổ biến nhất là đạo gì ?
à Đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu.
Ä Kể tên những tác phẩm văn học nổi tiếng của Ấn Độ ?
Ä Văn học Hin-đu có những thể loại nào ?
 + Giáo lí: trong các bộ kinh.
 + Chính luận: luận về chính trị.
 + Luật pháp: luật Ma-nu, luật Na-ra-đa.
 + Sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na.
 + Kinh thơ: Sơ-kun-tơ-la của Ka-li-đa-sa.
Ä Kể tên các công trình nghệ thuật kiến trúc ?
Ghi nhớ
_ Người Ấn Độ có chữ viết rất sớm, phổ biến là chữ Phạn (khoảng 1500 năm TCN).
_ Tôn giáo phổ biến nhất là đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu.
_ Văn học có nhiều thể loại: giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ 
_ Nghệ thuật kiến trúc độc đáo, chịu nhiều ảnh hưởng của tôn giáo.
	B/ Sơ kết bài học: Ấn Độ là một trong những quốc gia ra đời sớm nhất ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng, đất nước Ấn Độ là một trong những trung tâm của nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn hoá, cùng với những công trình kiến trúc độc đáo vẫn còn lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà còn ở nhiều nước Đông Nam Á ngày nay.
IV/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Các tiểu vương quốc đầu tiên được hình thành bao giờ và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ ?
Sự phát triển của Ấn Độ dưới Vương triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào ?
Hãy nêu những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ ở Ấn Độ ?
Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hoá ?
V/ DĂN DÒ
_ Học kĩ bài, làm bài tập.
_ Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử Ấn Độ.
_ Xem trước bài “ Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
********************

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_5_an_do_thoi_phong_kien_le_thi_kim.doc