Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - Lê Thị Kim Phụng
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiến thức: giúp học sinh nắm được những nội dung chính sau
_ Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào ?
_ Tên gọi và thứ tự của các triều đại phong kiến ở Trung Quốc.
_ Tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến.
_ Những đặc điểm kinh tế, văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc.
2/ Về tư tưởng: giúp học sinh hiểu được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn, điển hình ở phương Đông, đồng thời là một nước láng giềng gần gũi của Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển lịch sử Việt Nam.
3/ Về kĩ năng:
_ Biết lập bảng niên biểu thế thứ các triều đại Trung Quốc.
_ Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hoá.
4/ Trọng tâm bài:
_ Sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc.
_ Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán.
_ Văn hoá, khoa học – kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Bản đồ Trung Quốc thời Phong kiến.
_ Tranh ảnh một số công trình kiến trúc Trung Quốc thời phong kiến: Vạn lí trường thành, cung điện.
_ Một số tư liệu thành văn về các chính sách của nhà nước phong kiến Trung Quốc qua các triều đại.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Kiểm tra bài củ:
1. Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hoá Phục hưng. Nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục hưng là gì ?
2. Phong trào cài cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội châu Âu thời bấy giờ ?
A/ Phần mở bài: lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc diễn ra trong một thời kì quá dài: suốt từ năm 221 TCN, trải qua sự thống trị nhà Tần đến cuối nhà Thanh (1911) – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc, mới sụp đổ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - Lê Thị Kim Phụng
Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN Tiết 4+5: Ï&Ð I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Về kiến thức: giúp học sinh nắm được những nội dung chính sau _ Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào ? _ Tên gọi và thứ tự của các triều đại phong kiến ở Trung Quốc. _ Tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến. _ Những đặc điểm kinh tế, văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc. 2/ Về tư tưởng: giúp học sinh hiểu được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn, điển hình ở phương Đông, đồng thời là một nước láng giềng gần gũi của Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển lịch sử Việt Nam. 3/ Về kĩ năng: _ Biết lập bảng niên biểu thế thứ các triều đại Trung Quốc. _ Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hoá. 4/ Trọng tâm bài: _ Sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc. _ Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán. _ Văn hoá, khoa học – kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC _ Bản đồ Trung Quốc thời Phong kiến. _ Tranh ảnh một số công trình kiến trúc Trung Quốc thời phong kiến: Vạn lí trường thành, cung điện. _ Một số tư liệu thành văn về các chính sách của nhà nước phong kiến Trung Quốc qua các triều đại. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC u Kiểm tra bài củ: Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hoá Phục hưng. Nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá Phục hưng là gì ? Phong trào cài cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội châu Âu thời bấy giờ ? A/ Phần mở bài: lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc diễn ra trong một thời kì quá dài: suốt từ năm 221 TCN, trải qua sự thống trị nhà Tần đến cuối nhà Thanh (1911) – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc, mới sụp đổ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc. 1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc Phần giảng Ø Giảng: phía Bắc TQ có đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn, phì nhiêu do sông Hoàng Hà tạo nên. Tại đây người ta đã xây dựng nhà nước đầu tiên từ 2000 năm TCN. Ä Đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc với sự xuất hiện của công cụ bằng sắt thì sản xuất phát triển như thế nào ? Ä Khi sản xuất phát triển thì xã hội biến đổi như thế nào ? + Quý tộc: phân hoá thành quan lại, địa chủ. + Nông dân: trở thành nông dân lĩnh canh. Ø Giáo viên giải thích: + Nông dân lĩnh canh: là lĩnh ruộng địa chủ để canh tác. + Địa tô: nộp hoa lợi cho địa chủ. Ä Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được xác lập từ thời nào ? à Tần – Hán. Ghi nhớ _ Nhà nước đầu tiên được hình thành từ 2000 năm TCN. _ Công cụ sắt xuất hiện, diện tích gieo trồng mở rộng, năng suất lao động tăng à xã hội thay đổi. _ Có 2 giai cấp chính: + Địa chủ (quan lại, nông dân giàu có) + Nông dân bị phân hoá (nông dân lĩnh canh) à Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành. _ Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành từ thế kỉ III TCN (thời Tần – Hán). 2/ Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán. Phần Giảng Ä Tần Thủy Hoàng đã làm gì để xây dựng đất nước? Ä Tần Thủy Hoàng là một ông vua như thế nào? à Chính vì vậy mà nhân dân khắc nơi nổi dậy và lật đổ nhà Tần. Ä Các vua nhà Hán đã làm gì ? à Xóa bỏ luật lệ hà khắc, khuyến khích nông dân cày cấy, khẩn hoang, phát triển nông nghiệp. Ä Ngoài việc phát triển kinh tế nhà Hán còn làm gì trong chính sách đối ngoại ? à xâm lược Triều Tiên, các nước Phương Nam. Ä Ý nghĩa của công cuộc thống nhất đất nước ? Ø Giải thích: khác với châu Âu, ở Trung Quốc quyền hành tập trung trong tay vua à chế độ phong kiến tập quyền (chuyên chế). Ghi nhớ ¯ Đối nội: _ Bộ máy nhà nước: được hình thành từ trung ương đến địa phương. _ Kinh tế: được củng cố và phát triển. _ Trật tự xã hội: ổn định. ¯ Đối ngoại: xâm lược Triều Tiên và các nước phương Nam. à chấm dứt chiến tranh kéo dài, xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc. 3/ Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. Phần giảng Ä Chính sách đối nội thời Đường có gì khác so với thời Tần – Hán. à hoàn thiện hơn. Ä Những chính sách nào của nhà Đường đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển ? Ø Giải thích: chế độ quân điền Ä Trong chính sách đối ngoại nhà Đường đã làm gì? à mở mang bờ cõi. Ghi nhớ w Đối nội: _ Cử người thân tính cai quản các địa phương. _ Giảm tô thuế. _ Thự c hiện chế độ quân điền à Sản xuất phát triển. w Đối ngoại: mở rộng bờ cõi bằng những cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng. 4/ Trung Quốc thời Tống – Nguyên. Phần giảng Ä Sau nhà Đường tình hình Trung Quốc như thế nào? Ä Để ổn định đời sống nhân dân, các vua thời Tống đã làm gì ? à Xóa bỏ sưu thuế, mở mang công trình thủy lợi, khuyến khích phát triển TCN như: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí Ä Nêu những phát minh quan trọng thời Tống? à la bàn, thuốc súng , nghề in Ä Nhà Nguyên được thành lập như thế nào ? Ä Cho biết chính sách cai trị của nhà Nguyên khi thống trị Trung Quốc ? Ä Khi bị phân biệt đối xử nhân dân TQ đã làm gì Ä Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có gì khác nhau ? à Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối xử đối người Hán. Ghi nhớ _ Sau nhà Đường tình hình Trung Quốc lâm vào tình trạng chia cắt. _ Nhà Tống thống nhất Trung Quốc và ổn định đất nước. _ Vua Mông Cổ đem quân diệt nhà Tống, lập nên nhà Nguyên. _ Nhà Nguyên thi hành chính sách phân biệt đối xử + Người Mông Cổ có nhiều địa vị, đặc quyền. + Người Hán địa vị thấp, bị cấm đoán đủ thứ. 5/ Trung Quốc thời Minh – Thanh. Phần giảng Ä Nhà Nguyên tồn tại đến thời gian nào ? 1368 Ä Nhà Minh được thành lập như thế nào ? Ø Giảng: Chu Nguyên Chương thủ lĩnh của phong trào nông dân đã lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Minh à bị Lý Tự Thành lật đổ à TQ lọt vào tay nhà Thanh. Ä Sự suy yếu của XHPK cuối thời Minh – Thanh được biểu hiện như thế nào ? Ø Giảng: theo đà phát triển của công thương nghiệp thì mầm mống kinh tế TBCN cũng hình thành. Ä Những biểu hiện của nền kinh tế TBCN dưới triều Minh là gì ? Ø Giải thích: công trường thủ công là cơ sở SX với quy mô lớn, lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ xưởng thể hiện ở việc “chủ xuất vốn”, “thợ xuất sức” Ghi nhớ _ Năm 1368 nhà Minh lật đổ nhà Nguyên. _ Quân Mãn Thanh chiếm Trung Quốc lập ra nhà Thanh. _ Xã hội: suy thoái + Vua quan sống xa hoa, trụy lạc. + Nông dân, thợ thủ công phải nộp tô thuế, lao dịch nặng nề. _ Kinh tế: mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện + Xuất hiện công trường thủ công. + Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng. 6/ Văn hoá, khoa học – kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến. Phần giảng Ø Giảng: trải qua hàng nghìn năm lịch sử Văn hoá Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ và ảnh hưởng sâu rộng tới các nước láng giềng. Ä Cho biết hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội TQ thời phong kiến ? à nho giáo. Ø Gv: quan điểm của nho giáo về quan hệ “Tam cương” (vua – tôi, chồng – vợ, cha – con) và “Ngũ thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) à Khổng Tử muốn lập kỉ cương xã hội thông qua các mối quan hệ trên. + Nho giáo: Khổng Tử, Mạnh Tử + Y học: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị Ä Nghệ thuật lâu đời của TQ đạt trình độ cao ở các ngành nào ? à hội họa, điêu khắc, kiến trúc, thủ công mỹ nghệ. Ä Về khoa học kĩ thuật người TQ đã có những phát minh quan trọng gì ? Ghi nhớ 1/ Văn hoá: đạt những thành tựu rực rỡ. _ Tư tưởng nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã hội thời phong kiến. _ Văn học phát triển (thời Đường) _ Nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc , thủ công mĩ nghệ rất nổi tiếng. 2/ Khoa học kĩ thuật: có nhiều phát minh quan trọng như: giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng. đồ gốm, vải lụa, khai thác dầu mỏ B/ Sơ kết bài học: Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành từ thế kỉ III TCN. Nhà Tần là triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc, đến thời Đường thì xã hội lại phát triển thịnh vượng, đồng thời những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện dưới triều Minh – Thanh rất sớm và hợp quy luật, đồng thời nền văn hoá của Trung Quốc cũng đạt được những thành tựu to lớn và có nhiều ý nghĩa đến ngày nay. IV/ CÂU HỎI TỔNG KẾT Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành như thế nào ? Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào ? Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó ? Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh – Thanh đã được nảy sinh như thế nào? Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học – kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến ? V/ DẶN DÒ _ Học kĩ bài, làm bài tập. _ Lập bảng thống kê về những thành tựu văn hoá Trung Quốc thời phong kiến (tư tưởng, văn thơ, lịch sử, khoa học kĩ thuật). _ Xem trước bài “Ấn Độ thời phong kiến”. ********************
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_bai_4_trung_quoc_thoi_phong_kien_le_th.doc