Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 25+26: Phong trào Tây Sơn - Lê Thị Kim Phụng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiền thức:

_ Từ giữa thế kĩ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.

_ Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 đến năm 1789.

 2/ Về tư tưởng:

_ Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.

_ Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và nhữg kẻ chia cắt đất nước.

 3/ Về kĩ năng:

_ Dựa theo lược đồ trong Sgk, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789).

_ Kĩ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua 4 lược đồ trong Sgk.

 4/ Trọng tâm:

_ Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.

_ Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785).

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

_ Bản đồ phong trào nông dân Tây Sơn.

_ Một số tranh ảnh về căn cứ Tây Sơn ở Quy Nhơn.

_ Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.

_ Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.

 

doc 10 trang cucpham 7640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 25+26: Phong trào Tây Sơn - Lê Thị Kim Phụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 25+26: Phong trào Tây Sơn - Lê Thị Kim Phụng

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 25+26: Phong trào Tây Sơn - Lê Thị Kim Phụng
Bài 25:	PHONG TRÀO TÂY SƠN
Tiết 53 + 54 + 55 + 56:	Đ&Ị	
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiền thức:
_ Từ giữa thế kĩ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong ngày càng suy yếu, mục nát. Nông dân và các tầng lớp bị trị sục sôi oán giận. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh đó.
_ Nắm được những thành tựu to lớn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn qua diễn biến của phong trào từ năm 1771 đến năm 1789.
	2/ Về tư tưởng:
_ Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.
_ Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và nhữg kẻ chia cắt đất nước.
	3/ Về kĩ năng:
_ Dựa theo lược đồ trong Sgk, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1771 – 1789).
_ Kĩ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua 4 lược đồ trong Sgk.
	4/ Trọng tâm:
_ Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
_ Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Bản đồ phong trào nông dân Tây Sơn.
_ Một số tranh ảnh về căn cứ Tây Sơn ở Quy Nhơn.
_ Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.
_ Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
u Kiểm tra bài củ:
Nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài sau thế kỉ XVIII.
Kể tên các cuộc khởi nghĩa của nông dân vào thế kỉ XVIII (Thời gian, tên cuộc khởi nghĩa, địa bàn hoạt động).
Nhật xét về tính chất, quy mô và ý nghĩa của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII.
A/ Giảng bài mới: Giáo viên liên hệ câu trả lời tình hình xã hội ở Đàng Trong vào lúc này cũng giống như ở Đàng Ngoài. Vì sao? Nhân dân ở cả 2 miền đều bị phong kiến áp bức bóc lột. Chúng ta chuyển sang tìm hiểu cụ thể tình hình xã hội Đàng Trong.
I/ KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
1/ Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kĩ XVIII.
Phần giảng
Ä Từ giữa thế kĩ XVIII, chính quyền ở Đàng Trong như thế nào ? à Suy yếu dần.
Ä Những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu và mục nát ?
 + Số quan lại tăng quá mức.
 + Quan lại ăn chơi xa xỉ.
 + Trương Phúc Loan nắm mọi quyền hành.
_ Cho học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
Ä Còn đời sống nông dân thì sao ?
 + Bị địa chủ cường hào chiếm đất.
 + Nhân dân phải nộp thuế, nộp lâm thổ sản quý
Ä Đời sông của nông dân Đàng Trong có gì khác với nông dân Đàng Ngoài ? à Nông dân Đàng Trong sống cơ cực như nông dân Đàng Ngoài.
Ä Vì sao ? à Vì nông dân 2 miền đều bị giai cấp phong kiến bóc lột thậm tệ.
Ä Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác ? à Bất bình ngày càng cao, họ sẽ vùng dậy đấu tranh.
_ Gv: Phong trào nông dân Đàng Trong ở giai đoạn này phát triển mạnh, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. Nổi bật là cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía.
_ Cho học sinh đọc những câu ca dao, lời vè ca tụng Chàng Lía.
Ä Cuộc khởi nghĩa tuy bị thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào ?
 + Tinh thần đấu tranh quật cường của nông dân chống chính quyền họ Nguyễn.
 + Báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng vào chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
Ghi nhớ
	a/ Tình hình xã hội:
_ Giữa thế kĩ XVIII chính quyền Đàng Trong suy yếu dần vì:
 + Việc mua quan bán tước phổ biến.
 + Số quan lại ngày càng tăng.
 + Quan lại bóc lột nhân dân và ăn chơi xa xỉ.
 + Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành.
_ Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất.
_ Nhân dân phải đóng nhiều thứ thuế.
=> Cuộc sống cơ cực à đấu tranh.
	b/ Cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía
_ Nổ ra ở Truông Mây (Bình Định)
_ Chủ trương: “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”.
2/ Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
Phần giảng
_ Cho học sinh đọc tiểu sử của anh em Tây Sơn trong Sgk và giáo viên bổ sung thêm tư liệu.
Ä Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị những gì để khởi nghĩa ? à Xây thành lũy, lập kho tàng, luyện nghĩa quân.
Ä Vì sao anh em Nguyễn Nhạc lại đưa bản doanh xuống Tây Sơn hạ đạo ?
 + Lực lượng lớn mạnh, mở rộng căn cứ.
 + Địa bàn gần vùng đồng bằng.
Ä Khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa là gì ? à
Ä Cho biết lực lượng tham gia trong cuộc khởi nghĩa ? à Đồng bào dân tộc, nông dân nghèo, thợ thủ công, thương nhân.
Ä Vì sao họ hăng hái tham gia vào cuộc khởi nghĩa ngay từ đầu ? à Vì mục tiêu, khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa.
 + “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”.
 + Xoá nợ cho nhân dân.
 + Bãi bỏ nhiều thứ thuế.
 + Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương.
à Chính mục tiêu, khẩu hiệu này đã lôi kéo được 1 bộ phận trong tầng lớp thống trị vốn bất bình với Trương Phúc Loan và 1 số nhà giàu.
_ Cho học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
Ä Em có nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân Tây Sơn ? à Lực lượng đông, có trang bị vũ khí, bênh vực cho quyền lợi dân nghèo.
Ä Theo em, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi gì ?
 + Địa thế hiểm yếu, địa bàn rộng.
 + Thời cơ: Chính quyền chúa Nguyễn suy yếu, lòng dân căm giận. Khởi nghĩa được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân.
Ghi nhớ
_ Mùa xuân nắm 1771, 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo.
_ Nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo (Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng.
_ Mục tiêu: “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”
_ Lực lượng tham gia: Đồng bào dân tộc, dân nghèo.
II/ TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM
1/ Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
Phần giảng
_ Gv: chỉ bản đồ: thành Quy Nhơn (huyện An Khê tỉnh Bình Định).
Ä Thành Quy Nhơn thuộc về tay nghĩa quân đã có ý nghĩa như thế nào ? à Lần đầu tiên nghĩa quân hạ được thành lũy dinh thự của bọn quan lại, uy thế chính trị củia chúng suy sụp; trái lại uy thế của nghĩa quân tăng lên nhanh chóng.
_ Gv: chỉ vùng bản đồ từ vùng Quảng Ngãi đến Bình Thuận, nghĩa quân đã làm chủ sau khi chiếm được thành Quy Nhơn.
Ä Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đã có hành động gì ? à Phái quân vào đ1nh chiếm Phú Xuân (Huế).
Ä Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hòa hoãn với quân Trịnh ? à Nghĩa quân ở vào thế bất lợ: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.
_ Gv: nêu bật tình huống rất hiểm nghèo của nghĩa quân theo bản đồ: Quân Trịnh vượt sông Gianh đánh Phú Xuân à quân Nguyễn chạy vào Gia Định. Nghĩa quân Tây Sơn ở giữa có nguy cơ bị bao vây và tiêu diệt. Vì vậy kế sách tạm thời là hòa Trịnh để diệt Nguyễn.
Ä Kết quả như thế nào ?
Ä Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa lan nhanh và giành giành được thắng lợi ?
 + Sức mạnh của nhân dân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, thể hiện lòng căm thù giai cấp phong kiến và sự đoàn kết dân tộc.
 + Tài trí của anh em Tây Sơn lãnh đạo phong trào.
Ghi nhớ
	a/ Diễn biến:
_ Tháng 9.1773 nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn.
_ Năm 1774 mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
_ Tây Sơn phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lượng đánh Nguyễn.
_ Từ 1776 – 1783, Tây Sơn 4 lần đánh vào Gia Định.
_ Năm 1777 giết được chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy thoát.
	b/ Kết quả: chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
2/ Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785).
Phần giảng
Ä Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta ?
_ Gv: sử dụng bản đồ chỉ đường tiến quân của quân Xiêm kéo vào Gia Định theo 2 hướng mũi tên: 2 vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang), 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.
Ä Thái độ của quân Xiêm như thế nào khi vào nườc ta ? à Hung hăng, bạo ngược nên nhân dân oán ghét.
Ä Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn đoạn sông Rạch Gâm – Xoài Mút ? à Sgk.
_ Gv: tường thuật diễn biến trận đánh:
 + Thủy quân giấu trong các nhánh sông Rạch Gầm – Xoài Mút và sau các ngách của cù lao.
 + Bộ binh mai phục bên bờ và trên cù lao giữa sông.
 + Ngày 19.1.1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục. Từ Mỹ Tho và ở các ngách của cù lao, các nhánh sông đổ ra đánh phía trước mặt và vào bên sườn địch. Trọng khi đó phục binh ở hai bên bắn xã vào đoàn thuyền chiến.
Ä Kết quản trận đánh như thế nào ?
Ä Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
Ghi nhớ
	a/ Nguyên nhân: Do Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
	b/ Diễn biến:
_ Năm 1784 quân Xiêm kéo vào nước ta theo 2 đường thủy bộ.
_ Tháng 1.1785 Nguyễn Huệ chọn sông Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
_ Sáng 19. 1. 1785 giặc lọt vào trận địa phục kích. Thủy binh ta từ Rạch Gầm – Xoài Mút và cù lao Thới Sơn tấn công giặc.
_ Địch bị tiêu diệt gần hết. Nguyễn Ánh chạy thoát.
	c/ Ý nghĩa:
_ là 1 trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm.
_ Đập tan âm mưu xâm lược của Phong kiến Xiêm.
III/ TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH
1/ Hạ thành Phú Xuân – Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh.
Phần giảng
Ä Tình hình Đàng Ngoài như thế nào ? à Quân Trịnh đang đóng ở Phú Xuân kiêu căng, sách nhiễu dân chúng.
_ Gv: Năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân đánh thành Phú Xuân. Thủy quân Tây Sơn đã lợi dụng lúc nước th ... 
Ä Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì ? à Tập hớp được lòng dân, tạo được sức mạnh đoàn kết dân tộc. Khẳng định chủ quyền của dân tộc và cho quân Thanh biêt rằng nước ta có chủ.
_ Gv: mũi tên màu xanh là đường tiến quân của Quang Trung ra Bắc. Từ Phú Xuân ra Tam Điệp, Quang Trung vừa hành quân gấp, vừa bổ sung lực lượng, vừa động viên binh sĩ.
Ä Vì sao Quang Trung mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An ? à Để lấy khí thế và tinh thần cho binh lính.
Ä Nhận xét về lời tuyên thệ của Quang Trung ? à Thể hiện tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của quân Tây Sơn.
Ä Quang Trung dự định đánh quân Thanh vào thời gian nào ?
Ä Vì sao Quang Trung quết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu ?
 + Quân Thanh mới chiếm được Thăng Long dễ dàng nên còn chủ quan, kiêu ngạo.
 + Vào dịp Tết, quân Thanh lơ là, không đề phòng à quân địch bị bất ngờ.
Ä Vua Quang Trung chuẩn bị cho cuộc đại phá quân Thanh như thế nào ?
_ Gv: Tường thuật trên bản đồ:
Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa như thế nào ?
 + Đây là vị trí quan trọng nhất của địch ở phía nam Thăng Long.
 + Cách đánh bất ngờ làm quân giặc hoảng loạn, khí thế chiến đấu của quân ta dâng cao như vũ bão.
Ä Tại sao quân Tây sơn tấn công đồn Ngọc Hồi – Khương Thượng vao cùng một thời điểm là mùng 5 Tết ? à Thể hiện sự chỉ đạo của Quang Trung là các đạo quân phải hiệp đồng tác chiến, nếu đánh cùng một lúc thì Tôn Sĩ Nghị sẽ không kịp điều quân tiếp viện cho mặt trận phía Nam được.
Ghi nhớ
	a/ Tiến quân ra Bắc:
_ Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.
_ Tuyển thêm quân, tổ chức duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An).
_ Làm lễ tuyên thệ, hạ quyết tâm đánh đuổi giặc.
_ Vạch kế hoạch tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu à cho quân sĩ ăn Tết trước.
	b/ Diễn biến:
_ Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt địch ở đồn tiền tiêu.
_ Đêm mồng 3 Tết, bí mật bao vây đồn Hà Hồi (Hà Tây) à giặc xin hàng.
_ Mồng 5 tết, ta đánh đồn Ngọc Hồi, Đống Đa, tiêu diệt toàn bộ quân địch. Sầm Nghi Đống tự tử, Tôn Sĩ Nghị chạy về nước.
3/ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Phần giảng
Ä Suốt 17 năm (1771 – 1789) chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã thu được những kết quả to lớn nào ?
Ä Vì sao quânTây Sơn giành được nhiều thắng lợi như vậy ?
Ä Nhận xét của em về Quang Trung ?
 + Tiến hành cuộc hành quân thần tốc (từ Phú Xuân ra Nghệ An).
 + Tiên đoán ngày mùng 7 tết khao quân.
 + Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh: thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chỉ đạo và tổ chức chiến đấu hết sức cơ động.
Ghi nhớ
	a/ Ý nghĩa:
_ Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
_ Xoá bỏ sự chia cắt, thống nhất đất nước.
_ Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ Tổ quốc.
	b/ Nguyên nhân:
_ Được nhân dân tích cực ủng hộ.
_ Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân	
	B/ Sơ kết bài học:
III/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII.
Tình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút ? Nêu ý nghĩa của sự kiện đó ?
Hãy kể lại những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788.
Quân Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh và Lê như thế nào ?
Em hãy trình bày cuộc tiến quân của Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu 1789.
Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.
IV/ DẶN DÒ
_ Học bài, làm bài tập bài 25.
_ Xem trước bài “Quang Trung xây dựng đất nước”
Bài 26:	QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
Tiết 57:	Ï&Ð
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức: Thấy được những khó khăn mà Quang Trung phải vượt qua trong công cuộc xây dựng đất nước (về nông nghiệp, công thương nghiệp, về văn hoá giáo dực và quốc phòng  ).
	2/ Về tư tưởng: Bồi dưỡng ý thức ủng hộ cái mới (ở bài này là những chính sách quả Quang Trung phù hợp với yêu cầu lịch sử và xu thế thời đại).
	3/ Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích.
	4/ Trọng tâm:
_ Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc.
_ Chính sách quốc phòng, ngoại giao.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Ảnh tượng đài Quang Trung.
_ Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện về người anh hùng Quang Trung.
u Kiểm tra bài củ:
Trình bày diễn biến chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa của Quang Trung ?
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong ttrào Tây Sơn.
A/ Giảng bài mới: Tên tuổi và công lao của anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ không chỉ gắn liền với những chiến công lừng lẫy về quân sự mà còn rất tài ba trong việc xây dựng đất nước.
I/ PHỤC HỒI KINH TẾ, XÂY DỰNG VĂN HOÁ DÂN TỘC.
Phần giảng
Ä Vì sao sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm, lật đổ chính quyền phong kiến trong nước, Quang Trung lại chăm lo xây dựng kinh tế văn hoá ?
 + Do chiến tranh liên miên, đất nước bị tàn phá.
 + Nhân dân đói khổ à Cần xây dựng kinh tế để nhân dân ấm no, đất nước giàu mạnh.
Ä Vì sao Quang Trung chú ý đến phát triển nông nghiệp ? à Là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của nền kinh tế nước ta lúc đó.
Ä Để phát triển nông nghiệp, Quang Trung đã có những biện pháp gì ? Đạt kết quả ra sao ? à Ban hành chiếu khuyến nông. Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ tô thuế (mùa màng bội thu, đất nước thái bình).
Ä Em có nhận xét gì về chính sách phát trtiển nông nghiệp của Quang Ttrung ? à Chăm lo quyền lợi nông dân, khuyến khích họ trở về quê làm ăn, chia ruộng công bằng.
Ä Vua Quang trung đã làm gì để phát triển công thương nghiệp ? à Buôn bán trao đổi với nước ngoài.
Ä Tại sao “mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp lại phát triển ? à Lưu thông hàng hoá trong nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân.
Ä Quang Trung đã thi hành biện pháp gì để phát triển văn hoá, giáo dục ?
Ä Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của Quang Trung ? à Bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài đóng góp xây dựng đất nước.
Ä Viện Sùng chính đảm nhận vai trò gì ? à Sgk.
Ä Việc sử dụng chữ Nôm có ý nghĩa như thế nào? à Ý thức, tinh thần dân tộc sâu sắc của Quang Trung.
_ Gv: nhấn mạnh trong lịch sử thời phong kiến nước ta chỉ có 2 triều đại dùng chữ Nôm là triều Hồ và triều Quang Trung. Nguyễn Thiếp làm viện trưởng viện Sùng chính: quê ở Nghệ An, là sĩ phu nổi tiếng về đạo đức và uyên bác, được nhiều người trọng vọng.
Ä Những việc làm của QT có tác dụng gì? 
Ghi nhớ
	1/ Nông nghiệp:
_ Ban hành chiếu khuyến nông.
_ Bãi bỏ hoặc giảm thuế.
	2/ Công thương nghiệp:
_ Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa”
_ Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi.
3/ Văn hoá, giáo dục:
_ Ban bố chiếu lập học.
_ Mở trường học ở các huyện, xã.
_ Chữ Nôm là chữ viết chính thức.
_ Lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán à Nôm.
	4/ Tác dụng:
_ Kinh tế được phục hồi nhanh chóng.
_ Xã hội dần dần ổn định.	
II/ CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG, NGOẠI GIAO.
Phần giảng
Ä Nhà nước thống nhất, song vua Quang Trung gặp phải những khó khăn gì ? 
Ä Trước âm mưu của kẻ thù, Quang Trung đã có những biện pháp gì ? 
Ä Về quân sự ? Về ngoại giao? à Quan hệ mền dẽo nhưng cương quyết với nhà Thanh (nhà Thanh công nhận là “Quốc vương”.
Ä Để củng cố nền độc lập trong nước Quang Trung đã làm gì ?
 + Dẹp bọn Lê Duy Chỉ ở Cao Bằng.
 + Tiêu diệt Nguyễn Ánnh, lấy lại Gia Định.
_ Gv: Nêu việc Quang Trung viết lại kêu gọi nhân dân Quảng Ngãi, Quy Nhơn đồng lòng hiệp sức tiêu diệt Nguyễn Ánh.
Ä Kế hoạch đánh Gia Định có thực hiện được không ? Vì sao ? à Không thực hiện được, vì ngày 16.9.1792 Quang Trung đột ngột qua đời.
_ Gv nhấn mạnh: Đây là tổn thất lớn cho triều đại Tây Sơn và cho cả đất nước, Quang Toản kế vị, bất lực không đập tan được âm mưu của Nguyễn Ánh.
Ä Mặc dù ở ngôi được 5 năm (1788-1792) nhưng công lao của người anh hùng Nguyễn Huệ đối với đất nước ta như thế nào ?
 + Có công thống nhất đất nước.
 + Đánh đuổi quân xâm lược (Xiêm, Thanh) giữ vững nền độc lập.
 + Củng cố – ổn định kinh tế, chính trị, văn hoá.
Ghi nhớ
	1/ Quốc phòng:
a/ Khó khăn: 
Phía Bắc: Lê Duy Chỉ lén lút hoạt động.
Phía Nam: Nguyễn Áng cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định.
b/ Biện pháp:
Xây dựng chế độ quân dịch (ba suất đinh lấy một suất lính).
Quân đội gồm: Bộ, thủy, tượng và kị binh.
	2/ Ngoại giao:
_ Quan hệ bình thường với nhà Thanh.
_ Tiêu diệt nội phản.
_ Ngày 16.9.1792 Quang Trung từ trần. Quang Toản nối ngôi nhưng không đủ năng lực điều hành việc nước.
	B/ Sơ kết bàihọc:
III/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Vua Quang Truugn có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xạ hội và phát triển văn hoá dân tộc ?
Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào ?
Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung.
IV/ DẶN DÒ
_ Học kĩ bài, làm bài tập 26.
_ Xem trước bài “Chế độ phong kiến nhà Nguyễn”.
********************

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_2526_phong_trao_tay_son_le_thi_kim.doc