Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Lê Thị Kim Phụng
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiến thức:
_ Sự suy tàn, mục nát của chế độ phong kiến Đàng ngoài đã kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất, đời sống nhân dân khổ cực, đói kém, lưu vong.
_ Phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại nhà nước phong kiến, tiêu biểu là khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất.
2/ Về tư tưởng: Thấy rõ sức mạnh của nông dân Đàng ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta.
3/ Về kĩ năng: Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua các tư liệu về phong trào nông dân.
4/ Trọng tâm: Những cuộc khởi nghĩa lớn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài TK XVIII.
Kiểm tra bài củ:
1. Em hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII – XVIII có những điểm gì mới ?
2. Hãy trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII – XVIII.
A/ Giảng bài mới: Ở bài học trước, chúng ta đã thấy dưới quyền cai trị của chúa Trịnh ở Đàng ngoài, nền sản xuất bị trì trệ, kìm hãm, không chăm lo phát triển. Tình trạng đó kéo dài ắt dẫn tới cảnh điêu đứng, khổ cực của quần chúng nhân dân. Có áp bức, có đấu tranh, nông dân Đàng ngoài đã vùng lên đấu tranh, lật đổ chính quyền họ Trịnh thối nát.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Lê Thị Kim Phụng
Bài 24: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII Tiết 52: Ï&Ị I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Về kiến thức: _ Sự suy tàn, mục nát của chế độ phong kiến Đàng ngoài đã kìm hãm sự phát triển của sức sản xuất, đời sống nhân dân khổ cực, đói kém, lưu vong. _ Phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại nhà nước phong kiến, tiêu biểu là khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất. 2/ Về tư tưởng: Thấy rõ sức mạnh của nông dân Đàng ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân ta. 3/ Về kĩ năng: Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua các tư liệu về phong trào nông dân. 4/ Trọng tâm: Những cuộc khởi nghĩa lớn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC _ Lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài TK XVIII. u Kiểm tra bài củ: Em hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII – XVIII có những điểm gì mới ? Hãy trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII – XVIII. A/ Giảng bài mới: Ở bài học trước, chúng ta đã thấy dưới quyền cai trị của chúa Trịnh ở Đàng ngoài, nền sản xuất bị trì trệ, kìm hãm, không chăm lo phát triển. Tình trạng đó kéo dài ắt dẫn tới cảnh điêu đứng, khổ cực của quần chúng nhân dân. Có áp bức, có đấu tranh, nông dân Đàng ngoài đã vùng lên đấu tranh, lật đổ chính quyền họ Trịnh thối nát. I/ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ Phần giảng Ä Tình hình của chính quyền phong kiến Đàng ngoài giữa thế kỉ XVIII như thế nào ? _ Học sinh đọc phần in nghiêng trong Sgk. _ Gv: nhấn mạnh từ tầng lớp vua chúa, quan lại cho đến bọn hoạn quan đều ra sức ăn chơi hưởng lạc, phè phởn, không còn kĩ cương phép tắc. Ä Chính quyền phong kiến mục nát đã dẫn đến hậu quả gì ? Ä Nhân dân phải chịu cảnh tô thuế nặng nề, bất công như thế nào ? Ä Đời sống nhân dân như thế nào ? Ä Trước cuộc sống khổ cực ấy nhân dân có thái độ như thế nào ? Ghi nhớ _ Giữa TK XVIII, chính quyền phong kiến suy sụp: Chúa Trịnh lộng hành, Vua Lê bù nhìn, quan lại đục khoét nhân dân. _ Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Hạn hán mất mùa xảy ra. _ Thuế nặng, công thương nghiệp sa sút. à Đời sống nhân dân cực khổ, thường xuyên xảy ra nạn đói à Nhân dân nổi dậy đấu tranh. II/ NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN Phần giảng _ Gv: Chỉ trên lược đồ nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài TK XVIII. Ä Em có nhận xét gì về địa bàn của phong trào nông dân khởi nghĩa ở Đàng ngoài ? à Lan rộng khắp đồng bằng và miền núi. Ä Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII. So sánh với các thế kỉ trước ? à Nổ ra với quy mô rộng lớn. Tính chất quyết liệt, kéo dài à làm lung lay chính quyền họ Trịnh. Ä Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa à Còn rời rạc, không liên kết thành một phong trào rộng lớn. Ä Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài ? Ghi nhớ _ CHO HỌC SINH GHI BẢNG TÓM TẮT CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA CUỐI BÀI. _ Tính chất: quyết liệt, kéo dài. _ Quy mô: rộng lớn. _ Ý nghĩa: Nêu cao tinh thần đấu tranh chống áp bức cường quyền, làm lung lay chính quyền họ Trịnh. Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Địa bàn hoạt động Năm 1737 Nguyễn Duy Dương Sơn Tây. Năm 1738 - 1770 Lê Duy Mật Thanh Hoá, Nghệ An. Năm 1740 - 1751 Nguyễn Danh Phương Núi Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang. Năm 1741 - 1751 Nguyễn Hữu Cầu Đồ Sơn à Kinh Bắc à Sơn Nam à Thanh Hoá à Nghệ An. Năm 1739 - 1769 Hoàng Công Chất Sơn Nam, Tây Bắc. B/ Sơ kết bài học: III/ CÂU HỎI TỔNG KẾT Nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài sau thế kỉ XVIII. Kể tên các cuộc khởi nghĩa của nông dân vào thế kỉ XVIII (Thời gian, tên cuộc khởi nghĩa, địa bàn hoạt động). Nhật xét về tính chất, quy mô và ý nghĩa của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII. IV/ DẶN DÒ _ Học kĩ bài, làm bài tập 24. _ Xem trước bài “Phong trào Tây Sơn” ********************
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_bai_24_khoi_nghia_nong_dan_dang_ngoai.doc