Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 22, Tiết 1: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỷ XVI-XVIII) - Đỗ Thị Hoa
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức.
- Sự sa đọa của triều đình phong kiến nhà Lêsơ , những phe phái dẫn đến xung đột về chính trị , tranh giành quyền lợi trong vong 20 năm .
- Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh ở đầu thế kỷ XVI .
2. Thái độ.
Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta. Vai trò to lớn của quần chúng . HS hiểu Nhà nước thịnh trị hay suy vong là do ở lòng dân.
3. Kỹ năng.
- Lược thuật sự kiện lịch sử.
- Nhận xét, đánh giá.
II.CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên: - Phấn, thước kẻ,giáo án,sgk.
- Lựơc đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân.
2. Học sinh: Bút, thước kẻ, vở ghi lịch sử, SGK Lịch sử
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra phần bài tập về nhà của học sinh.
2. Giới thiệu bài mới : Thế kỷ XV nhà Lê sơ đã đạt đựơc nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt . Do đó đây được coi là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền . Nhưng từ thế kỷ XVI trở đi, nhà Lê dần dần suy yếu
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 22, Tiết 1: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỷ XVI-XVIII) - Đỗ Thị Hoa
Tuần 24 Ngày Soạn: 08/ 02/ 2014 Tiết 46 Ngày Dạy: 12/02 / 2014 CHƯƠNG V - ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỶ XVI –XVIII. BÀI 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN ( THẾ KỶ XVI-XVIII ) I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI. I. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức. - Sự sa đọa của triều đình phong kiến nhà Lêsơ , những phe phái dẫn đến xung đột về chính trị , tranh giành quyền lợi trong vong 20 năm . - Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh ở đầu thế kỷ XVI . 2. Thái độ. Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta. Vai trò to lớn của quần chúng . HS hiểu Nhà nước thịnh trị hay suy vong là do ở lòng dân. 3. Kỹ năng. - Lược thuật sự kiện lịch sử. - Nhận xét, đánh giá. II.CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên: - Phấn, thước kẻ,giáo án,sgk. - Lựơc đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân. 2. Học sinh: Bút, thước kẻ, vở ghi lịch sử, SGK Lịch sử III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra phần bài tập về nhà của học sinh. 2. Giới thiệu bài mới : Thế kỷ XV nhà Lê sơ đã đạt đựơc nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt . Do đó đây được coi là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền . Nhưng từ thế kỷ XVI trở đi, nhà Lê dần dần suy yếu 3.Bài mơi: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu triều đình nhà Lê. GV: Lê Thái Tổ: Triều đình phong kiến vững vàng, kinh tế ổn định. Lê Thánh Tông: chế độ PK đạt đến thời kỳ cực thịnh. - Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình suy thoái của triều đình Lê sơ? - GV định hướng: * Lê Uy Mục được gọi là vua quỷ. “An Nam tứ bách vận vưu trường. Thiên ý như hà giáng quỷ vương” * Uy Mục bị giết, Tương Dực lên thay bắt nhân dân xây Đại Điện và Cửu Trùng Đài to lớn chỉ mải ăn chơi trụy lạc; “Tướng hiếu dâm như tướng lợn” gọi là vua lợn. - Sự thoái hoá của các tầng lớp thống trị khiến triều đình phong kiến phân hoá như thế nào? - Gv định hướng. - Em có nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỷ XVI so với Lê Thánh Tông? - GV kết luận. Lê T Tông có công xây dựng đất nước, Uy Mục và Tương Dực, Chiêu Tông đẩy đất nước vào thế suy vong. Hoạt động 2: Tìm hiểu Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỷ XVI - Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẫn đến hậu quả gì? Tại sao lại như vậy? - GV định hướng. - Thái độ của tầng lớp nhân dân đối với tầng lớp quan lại thống trị như thế nào? - Gv giảng và sử dụng lược đồ. Hướng dẫn HS theo dõi các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở từng địa bàn. * Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo 1516 ở ĐôngTriều-QuảngNinh.(Quân ba chỏm). - Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân ở đầu thế kỷ XVI? - Gv kết luận. 1. Triều đình nhà Lê. - Đầu thế kỷ XVI nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua quan ăn chơi xa xỉ - Nội bô triều Lê chia bè kéo cánh tranh giành quyền lực => Triều đình rối loạn. 2/ Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỷ XVI. a/ Nguyên nhân: - Quan lại ở địa phương “cậy quyền cậy thế” ức hiếp nhân dân , dùng của như bùn, coi dân như cỏ rác.” - Đời sống nhân dân cực khổ - Mâu thuẩn giai cấp lên cao.( Địa Chủ với Nông Dân; nhân dân với Phong Kiến) b/ Diễn biến: - Có rất nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo(1516) ở Đông Triều-Quảng Ninh. c/ Kết quả, ý nghĩa. - Với quy mô hoạt động lớn nhưng nổ ra lẻ tẻ nên bị dập tắt. - Làm cho triều đình nhà Lê nhanh chóng sụp đổ. 4/ Củng cố : - Những nét chính về tình hình nhà Lê sơ ở thế kỷ XVI ? - Trình bày những nét chính về diễn biến của phong trào nông dân trên lược đồ ? 5/ Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài theo các câu hỏi Sgk. Chuẩn bị bài mới : Phần II IV.RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... IV .RT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_bai_22_tiet_1_su_suy_yeu_cua_nha_nuoc.doc