Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền thế kỉ XVI-XVIII - Lê Thị Kim Phụng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

_ Nhà nước phong kiến tập quyền của Đại Việt phát triển hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ở các thế kỉ XV về các mặt thiết chề chính trị, pháp luật, kinh tế

_ Đầu thế kỉ XVI, những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị, xã hội. Nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó.

 2/ Về tư tưởng:

_ Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân.

_ Hiểu được rằng nước nhà thịnh trị hay suy vong là do ở lòng dân.

 3/ Kĩ năng:

_ Vẽ lược đồ hoạt động của nghĩa quân Trần Cảo (ba lần tấn công Thăng Long, vua Lê phải chạy trốn vào Thanh Hoá).

_ Xác định các vị trí địa danh và trìng bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ.

 4/ Trọng tâm:

_ Tình hình chính trị – Xã hội.

_ Các cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

_ Lược đồ hoạt động của nghĩa quân Trần Cảo.

_ Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI.

_ Bản đồ cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều, chiến tranh Trịnh – Nguyễn.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 Kiểm tra bài củ:

1. Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ ?

2. Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?

3. Những cống hiến của Nguyễn Trãi và vua Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt ?

A/ Giảng bài mới:Giáo viên liên hệ câu trtả lời của học sinh: Thế kỉ XV nhà Lê sơ đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt. Do đó, đây được coi là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền. Như ng từ thế kỉ XVI trở đi, nhà Lê dần dần suy yếu.

 

doc 5 trang cucpham 23/07/2022 3580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền thế kỉ XVI-XVIII - Lê Thị Kim Phụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền thế kỉ XVI-XVIII - Lê Thị Kim Phụng

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền thế kỉ XVI-XVIII - Lê Thị Kim Phụng
Chương V:	ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII
Bài 22:	SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
Tiết 46 + 47:	(THẾ KỈ XVI – XVIII)	
Ï&Ð
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
_ Nhà nước phong kiến tập quyền của Đại Việt phát triển hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ở các thế kỉ XV về các mặt thiết chề chính trị, pháp luật, kinh tế 
_ Đầu thế kỉ XVI, những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị, xã hội. Nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó.
	2/ Về tư tưởng:
_ Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân.
_ Hiểu được rằng nước nhà thịnh trị hay suy vong là do ở lòng dân.
	3/ Kĩ năng:
_ Vẽ lược đồ hoạt động của nghĩa quân Trần Cảo (ba lần tấn công Thăng Long, vua Lê phải chạy trốn vào Thanh Hoá).
_ Xác định các vị trí địa danh và trìng bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ.
	4/ Trọng tâm:
_ Tình hình chính trị – Xã hội.
_ Các cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Lược đồ hoạt động của nghĩa quân Trần Cảo.
_ Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI.
_ Bản đồ cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều, chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
u Kiểm tra bài củ:
Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ ?
Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?
Những cống hiến của Nguyễn Trãi và vua Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt ?
A/ Giảng bài mới:Giáo viên liên hệ câu trtả lời của học sinh: Thế kỉ XV nhà Lê sơ đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt. Do đó, đây được coi là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền. Như ng từ thế kỉ XVI trở đi, nhà Lê dần dần suy yếu.
I/ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI
1/ Triều đình nhà Lê.
Phần giảng
Ä Thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê sơ là giai đoạn nào ? à TK XV.
Ä Bắt đầu suy thoái ? à TK XVI
_ Gv: Nhà Lê sơ đã trải qua các triều đại:
_ Lê Thái Tổ: triều đình phong kiến vững vàng, kinh tế ổn định.
_ Lê Thánh Tông: chế độ phong kiến đạt đến thời kì cực thịnh.
_ TK XVI, Lê UY Mục, Lê Tương Dực lê ngôi à Nhà Lê suy yếu dần.
Ä Nguyên nhân nào dẫn đến việc nhà Lê bị suy yếu ? Vua quan không lo việc nước, chỉ hưởng lạc xa xỉ, hoang dâm vô độ. Xây dựng lâu đài tốn kém.
_ Học sinh đọc phần in nghiêng trong SGK.
Ä Nội bộ triều đình phân hóa như thế nào ?
 + Dưới triều Uy Mục quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính.
 + Dưới triều Tương Dực: tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mớ đánh nhau liên miên.
Ä Em có nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỉ XVI so vói Lê Thánh Tông ? à Kém năng lực và nhân cách, đẩy chính quyền và đất nước vào thế tự suy vong.
Ghi nhớ
Đầu thế kỉ XVI nhà Lê bắt đầu suy yếu:
 _ Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.
 _ Các phe phái trong triều tranh giành quyền lực à đánh giết nhau hơn 10 năm.
2/ Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI
Phần giảng
Ä Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẫn đến hậu quả gì ?
Ä Vì sao đời sống nhân dân cực khổ ? à Quan lại địa phương mặc sức tung hoành đục khoét của dân “dùng của như bùn đất, coi dân như cỏ rác”
_ Học sinh đọc phần in nghiêng trong Sgk.
Ä Thái độ của nhân dân với tầng lớp thống trị như thế nào ?
 + Mâu thuẩn Nông dân – Địa chủ.
 + Mâu thuẩn Nông dân – Nhà nước phong kiến ngày càng gay gắt.
à Đó nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
Ä Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ? Và xác định trên bản đồ ?
_ Gv: chỉ lược đồ, từ năm 1911, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi: 
Ä Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa nào ? Nêu vài nét chính về cuộc khởi nghĩa này ? à Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh). Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để 3 chỏm tóc nên gọi là “quân 3 chỏm”. Nghĩa quân 3 lần tấn công vào kinh thành Thăng Long có lần khiến cho vua quan nhà Lê bỏ chạy vào Thanh Hoá.
Ä Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân TK XVI ? à Quy mô nhưng nồ ra lẻ tẻ, chưa đồng loạt.
Ä Các cuộc khởi nghĩa bị thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào ? à Tấn công mạnh mẽ vào chính quyền nhà Lê đang mục nát.
Ghi nhớ
	a/ Nguyên nhân:
_ Đời sống nhân dân cực khổ.
_ Mâu thuẩn giữa nhân dân – địa chủ, nhân dân – nhà nước phong kiến ngày càng gay gắt.
	b/ Các cuộc khởi nghĩa:
_ Trần Tuân (1511) ở Hưng Hoá (Tây Bắc) và Sơn Tây (Phú Thọ), tấn công Từ Liêm, uy hiếp Thăng Long.
_ Lê Huy, Trịnh Hưng (1512) ở Nghệ An và phát triển ra Thanh Hoá.
_ Phùng Chương (1515) ở vùng núi Tam Đảo.
_ Trần Cảo (1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh), “nghĩa quân 3 chỏm” đã 3 lần tấn công Thăng Long, vua Lê chạy phải chạy về Thanh Hoá.
® Ý nghĩa: dù thất bại nhưng cũng góp phần làm suy yếu nhà Lê.
II/ CUỘC CHIẾN TRANH NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH – NGUYỄN
1/ Chiến tranh Nam – Bắc triều.
Phần giảng
Ä Sự suy yếu của nhà Lê đã thể hiện như thế nào ? à triều đình phong kiến rối loạn, các phe phái liên tục chém giết lẫn nhau.
_ Gv: Mạc Đăng Dung là một võ quan dưới triều Lê. Lợi dụng sự xung đột giữa các phe phái à tiêu diệt các thế lực và trở thành tể tướng à năm 1527 cướp ngôi lập ra nhà Mạc ( Bắc Triều).
Ä Vì sao hình thành Nam triều ? à Do Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua.
_ Gv: sử dụng bản đồ Việt Nam chỉ rõ cho HS vị trí lãnh thổ của Nam triều và Bắc triều.
Ä Nguyên nhân dẫn đế chiến tranh phong kiến Nam Bắc triều ? à Do mâu thuẩn giữa nhà Lê và nhà Mạc.
Ä Cuộc chiến tranh diễn ra như thế nào ? à 
Ä Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây tai họa gì cho nhân dân ? à Gây tổn thất lớn về người và của.
_ Cho học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
Ä Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh ? à Các tập đoàn phong kiến tranh chấp, nông dân chịu cực khổ nhiều.
Ä Kết quả cuộc chiến tranh ? à Năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long à nhà Mạc rút lên Cao Bằng à chiến tranh chấm dứt.
Ghi nhớ
	a/ Nguyên nhân:
_ Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc à Bắc Triều.
_ Năm 1533, Nguyễn Kim vào Thanh Hoá, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” lập ra Nam triều.
	b/ Diễn biến: Nam – Bắc triều đánh nhau liên miên hơn 50 năm từ Thanh – Nghệ ra Bắc.
	c/ Kết quả: Năm 1592 Nam triều chiếm được Thăng Long, nhà Mạc rút lên Cao Bằng à chiến tranh chấm dứt.
2/ Chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng trong – Đàng ngoài.
Phần giảng
Ä Sau chiến tranh Nam – Bắc triều, tình hình nước ta có gì thay đổi ? à Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rễ là Trịnh Kiểm lên nắm chính quyền.
Ä Sự hình thành thế lực đàng trong như thế nào ? 
à Con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ, xin vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.
_ Gv: nêu rõ việc Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá xây dựng cơ sở để đối địch với họ Trịnh, dùing bản đồ Việt Nam chỉ vị trí Đàng trong – Đàng ngoài.
Ä Đàng ngoài – Đàng trong do ai cai quản ?
 + Đàng ngoài: họ Trịnh xưng vương gọi là chúa Trịnh, biến vua Lê thành bù nhìn.
 + Đàng trong: chúa Nguyễn cai quản.
Ä Cuộc chiến tranh giữa hai thế lực này đã diễn ra như thế nào ? à đánh nhau 7 lần từ năm 1627 đến năm 1672, Quảng Bình và Nghệ An trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới.
Ä Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào ? 
 + Một dãi đất lớn từ Nghệ An đến Quảng Bình là chiến trường khốc liệt.
 + Dân ở hai bên sông Gianh phải chuyển đi nơi khác.
 + Nhân dân tàn hại lẫn nhau.
 + Chia cắt kéo dài tới 200 năm, gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hoá, làm suy giảm tiềm lực đất nước.
Ä Tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn ? à Phi nghĩa, giành giật quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia hai miền đất nước.
Ä Nhận xét về tình hình chính trị – xã hội ở nước ta TK XVI – XVIII ? à không ổn định do chính quyền luôn luôn thay đổi và chiến tranh liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân rất cực khổ.
Ghi nhớ
	a/ Nguyên nhân:
_ Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, lập ra nhà Trịnh (Đàng ngoài).
_ Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam, xây dựng lực lượng để chống lại Nhà Trịnh (Đàng trong).
à Đầu TK XVII, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
	b/ Diễn biến: Từ 1627 – 1672 Trịnh – Nguyễn đánh nhau 7 lần, từ Quảng Bình, Hà Tĩnh trở thành chiến trường ác liệt.
	c/ Kết quả:
_ 2 bên lấy sông Gianh chia đôi đất nước.
_ Gây đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển đất nước.
	B/ Sơ kết bài học:
IV/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Tình hình nhà Lê ở đầu TK XVI như thế nào ?
Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu TK XVI.
Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu TK XVI ?
Ý nghĩa của phong trào nông dân đầu TK XVI.
Nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc Triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng ngoài ?
Em có nhận xét gì về tình hình chính trị – xã hội ở nước ta ở các TK XVI – XVII ?
V/ DẶN DÒ
_ Học kĩ bài, làm bài tập 22 phần II.
_ Xem trước bài “ Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI – XVIII.
********************

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_22_su_suy_yeu_cua_nha_nuoc_phong_k.doc