Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 21: Bài tập ôn tập chương 4 - Lê Thị Kim Phụng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Kiến thức:

_ Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.

_ So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thời thịnh trị nhất (thời Lê sơ) với thời Lý Trần.

 2/ Tư tưởng: lòng tự hào, tự tôn dân tộc về một thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.

 3/ Kĩ năng: Hệ thống các thành tựu lịch sử của một thời đại.

 4/ Trọng tâm: các kiến thức đã học ở chương IV.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

_ Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Trần và thời Lê sơ.

_ Bảng phụ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lý – Trần và thời Lê sơ.

_ Tranh ảnh về các công trình nghệ thuật, nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Lê sơ.

 Kiểm tra bài củ:

1. Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ ?

2. Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?

3. Những cống hiến của Nguyễn Trãi và vua Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt ?

A/ Giảng bài mới: Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, cần hệ thống hoá toàn bộ kiến thức về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật của thời kì được coi là thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam.

 

doc 2 trang cucpham 3440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 21: Bài tập ôn tập chương 4 - Lê Thị Kim Phụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 21: Bài tập ôn tập chương 4 - Lê Thị Kim Phụng

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 21: Bài tập ôn tập chương 4 - Lê Thị Kim Phụng
Bài 21:	BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG IV
Tiết 44:	Ï&Ð	
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Kiến thức:
_ Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.
_ So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thời thịnh trị nhất (thời Lê sơ) với thời Lý Trần.
	2/ Tư tưởng: lòng tự hào, tự tôn dân tộc về một thời thịnh trị của phong kiến Đại Việt ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.
	3/ Kĩ năng: Hệ thống các thành tựu lịch sử của một thời đại.
	4/ Trọng tâm: các kiến thức đã học ở chương IV.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thời Trần và thời Lê sơ.
_ Bảng phụ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lý – Trần và thời Lê sơ.
_ Tranh ảnh về các công trình nghệ thuật, nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Lê sơ.
u Kiểm tra bài củ:
Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ ?
Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?
Những cống hiến của Nguyễn Trãi và vua Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt ?
A/ Giảng bài mới: Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, cần hệ thống hoá toàn bộ kiến thức về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật của thời kì được coi là thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam.
1/ Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào ?
_ Triều đình: bãi bỏ các cơ quan và chức quan trung gian, tập trung quyền lực vào tay vua, Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của quan lại tự trung ương đế địa phương.
_ Các đơn vị hành chính: được tổ chức chặt chẽ hơn, nhất là cấp thừa tuyên và cấp xã.
_ Cách đào tạo, tuyển chọn quan lại: phải có học, thi đỗ, có bằng cấp mới được bổ dụng làm quan.
2/ Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có đặc điểm gì khác nhau ?
_ Nhà nước Lý – Trần: là nhà nước quân chủ quý tộc.
_ Nhà nước thời Lê sơ: là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
3/ Luật pháp thời Lê sơ có điểm nào giống và khác luật pháp thời Lý – Trần ?
_ Giống nhau: cùng bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, khuyến khích sản xuất, bảo vệ quyền tư hữu sản xuất.
_ Khác nhau: thời Lê sơ hoàn chỉnh vàtiến bộ hơn là bảo vệ quyền lợi cho nhân dân và phụ nữ.
4/ Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần về nông nghiệp, thủ công nghiệp, và thương nghiệp ?
_ Giống nhau: đều phát triển, có nhiều thành tựu.
_ Khác nhau: đến thời Lê sơ thì kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn, không có sỡ hữu Điền trang thái ấp.
5/ xã hội thời Lý –Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào ? Có gì khác nhau ?
_ Giống nhau: đều có 
 + Giai cấp thống trị: Vua quan, quý tộc, địa chủ tư hữu.
 + Giai cấp bị trị: nông dân, nô tì.
_ Khác nhau: 
 + Thời Lý – Trần: tầng lớp quý tộc, vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực. Tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông trong xã hội.
 + Thời Lê sơ:tầng lớp địa chủ tư hữu rất phát triển. Tầng lớp nô tì giảm dần và được giải phóng cuối thời Lê sơ.
6/ Trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu nào ? Có gì khác thời Lý – Trần ?
 + Giống nhau: đều phát triển và có nhiều thành tựu rực rỡ.
 + Khác nhau: Phật giáo thời Lê sơ không còn phát triển và không chiếm địa vị thống trị tư tưởng như thời trước. Nho giáo phát triển và chiếm địa vị độc tôn.
B/ Sơ kết bài học: Nhà nước thời Lê sơ là 1 nhà nước quân chủ tập quyền mạnh được tổ chức hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất (ở thời Lê Thánh Tông), hạn chế rất nhiều tính phân tán, cục bộ địa phương. Điều này không những thể hiện 1 bước tiến trong quá trình xây dựng đất nước thời Lê sơ mà còn rất cần thiết cho hoàn cảnh lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XV. Tổ chức quân đội, luật pháp tiến bộ cùng những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học nghệ thuật đã góp phần làm cho nước Đại Việt là 1 quốc gia hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
IV/ CỦNG CỐ
1/ Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào ?
2/ Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có đặc điểm gì khác nhau ?
3/ Luật pháp thời Lê sơ có điểm nào giống và khác luật pháp thời Lý – Trần ?
4/ Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần về nông nghiệp, thủ công nghiệp, và thương nghiệp ?
5/ xã hội thời Lý –Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp nào ? Có gì khác nhau ?
V/ DẶN DÒ
_ Học kĩ bài, làm bài tập 21.
_ Xem lại các bài tập lịch sử ở chương IV.
********************

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_201_bai_tap_on_tap_chuong_4_le_thi.doc