Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) - Lê Thị Kim Phụng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức: Giúp học sinh thấy được

_ Những nét cơ bản về tình hình chính trị, quân sự, pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục thời lê sơ.

_ So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp để đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội.

 2/ Về tư tưởng:

_ Nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rỡ và hùng mạnh.

_ Giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh trong học tập và tu dưỡng.

 3/ Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, kết luận.

 4/ Trọng tâm:

_ Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật.

_ Tình hình kinh tế – xã hội.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

_ Sơ đồ bộ tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông.

_ Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ.

 Kiểm tra bài củ:

1. Trình bày tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân lam Sơn từ cuối 1424 đến cuối 1425 ?

2. Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi ?

3. Dựa vào lược đồ trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động.

4. Trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang.

5. Nêu nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?

A/ Giảng bài mới: Như đã học ở bài trước, chúng ta thấy tình hình kinh tế – xã hội thời Lê sơ đã vượt qua được cuộc khủng hoảng cuối Trần và những khó khăn to lớn sau chiến tranh. Kinh tế có bước phát triển mạnh, xã hội ổ định, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao hơn trước. Đó chính là cơ sở và điều kiện thuận lợi để nước Đại Việt được những thành tựu mới về chính trị, quân sự và pháp luật. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những nội dung này.

 

doc 8 trang cucpham 23/07/2022 3420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) - Lê Thị Kim Phụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) - Lê Thị Kim Phụng

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) - Lê Thị Kim Phụng
Bài 20:	NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527)
	Ï&Ð	
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức: Giúp học sinh thấy được
_ Những nét cơ bản về tình hình chính trị, quân sự, pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục thời lê sơ.
_ So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp để đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội.
	2/ Về tư tưởng:
_ Nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rỡ và hùng mạnh.
_ Giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh trong học tập và tu dưỡng.
	3/ Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, kết luận.
	4/ Trọng tâm:
_ Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật.
_ Tình hình kinh tế – xã hội.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Sơ đồ bộ tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông.
_ Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ.
u Kiểm tra bài củ:
Trình bày tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân lam Sơn từ cuối 1424 đến cuối 1425 ?
Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi ?
Dựa vào lược đồ trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động.
Trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang.
Nêu nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
A/ Giảng bài mới: Như đã học ở bài trước, chúng ta thấy tình hình kinh tế – xã hội thời Lê sơ đã vượt qua được cuộc khủng hoảng cuối Trần và những khó khăn to lớn sau chiến tranh. Kinh tế có bước phát triển mạnh, xã hội ổ định, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao hơn trước. Đó chính là cơ sở và điều kiện thuận lợi để nước Đại Việt được những thành tựu mới về chính trị, quân sự và pháp luật. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những nội dung này.
I/ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT
1/ Tổ chức bộ máy chính quyền
Phần giảng
Ä Sau khi đánh đuổi quân Minh Lê Lợi đã làm gì? à Lên ngôi hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, xây dựng bộ máy nhà nước mới.
Ä Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được thể hiện như thế nào ?
Ä Đứng đầu nhà nước là ai ?
Ä Giúp việc cho vua có những bộ, cơ quan nào? 
Ä Kể tên 6 bộ trong triều đình ? Đứng đầu mỗi bộ là ai ?à Bộ máy chính quyền địa phương được chia như thế nào ? à Chia là 5 đạo.
Ä Đến thời Lê Thánh Tông thì thay đổi như thế nào? à Chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 hoạt động khác nhau (Đô ti – Hiến ti – Thừa ti).
Ä Công việc phụ trách của mỗi ti ?
 + Đô ti: phụ trách quân sự, an ninh.
 + Hiến ti: phụ trtách việc thanh tra quan lại, xử án, pháp luật.
 + Thừa ti: phụ trách việc hành chính, hộ tịch, thuế khóa.
Ä Dưới đạo là gì ? à Phủ, huyện (châu), xã
Ä Tổ chức nhà nước thời Lê sơ có gì khác so với thời Trần ? à Nhà nước Lê sơ tập quyền hơn. Ä Ä Vua nắm mọi quyền hành, bãi bỏ một số chức vụ cao cấp, Vua trực tiếp chỉ huy quân đội. Đất nước chia nhỏ thành các khu vực hành chính.
Ä Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ ? à Dễ dàng quản lí hơn.
Ghi nhớ
	CHO HỌC SINH VẼ SƠ ĐỒ
 BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN 
2/ Tổ chức quân đội
Phần giảng
Ä Quân đội thời Lê được tổ chức như thế nào ?
_ Gv: cho học sinh liên hệ với thời Lý và giải thích chế độ “ngụ binh ư nông” à Sgk
Ä Tại sao nói trong hoàn cảnh lúc đó, chế độ “ngụ binh ư nông” là tối ưu ? à Vì thường xuyên có giặc ngoại xâm, nên phải vừa kết hợp sản xuất với quốc phòng.
Ä Quân đội thời lê có những bộ phận nào ?
Ä Nhà Lê quan tâm phát triển quân đội như thế nào? à Quân lính luyện tập võ nghệ, bố trí quân đội vùng biên giới để canh phòng và bảo vệ.
Ä Quân đội thời Lê có điểm gì khác so với thời Trần ? à Thời Lê không có quân đội của các vương hầu, quý tôc. Vua trực tiếp nắm quyền tổng chỉ huy quân đội.
_ Học sinh đọc phần in nghiêng trong Sgk.
Ä Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trong Sgk ?
 + Quyết tâm củng cố quân đội, bảo vệ đất nước
 + Thực hiện chính sách vừa cương, vừa nhu với kẻ thù.
 + Đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mỗi người dân, trừng trị thích đáng kẻ bán nước.
Ghi nhớ
_ Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
_ Có 2 bộ phận chính: quân triều đình và quân ở các địa phương.
_ Gồm nhiều binh chủng: bộ, thủy, tượng, kị binh.
_ Vũ khí có: đao, kiếm, cung tên. hỏa đồng, hỏa pháo 
3/ Luật pháp
Phần giảng
Ä Vì sao thời Lê, nhà nước quan tâm đến luật pháp? à Giữ gìn kỉ cương trật tự xã hội. Ràng buộc nhân dân với chế độ phong kiến để triều đình quản lí chặt chẻ hơn.
_ Gv: Vua Lê thánh Tông ban hành bộ luật “ quốc triều hình luật” (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật lớn nhất, có giá trị nhất của thời phong kiến nước ta.
Ä Nội dung của bộ luật Hồng Đức ? 
Ä Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ ? à quyền lợi, địa vị của người phụ nữ được tôn trọng.
Ghi nhớ
 _ Ban hành bộ luật Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức).
_ Nội dung:
 + Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, quốc gia.
 + Khuyến khích phát triển kinh tế.
 + Giữ gìn truyền thống dân tộc.
 + Bảo vệ quyền lợi phụ nữ.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN THỜI LÊ SƠ
Vua
Trung ương
Lại
Hộ
Lễ
Binh
Hình
Công
Địa phương
Vua trực tiếp chỉ đạo 6 bộ
13 đạo
 Đô ti Thừa ti Hiến ti
Tự
Viện hàn lâm
Quốc sử viện
Ngự sử đài
Phủ
Huyện (Châu)
Các cơ quan giúp việc các bộ
Xã
II/ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
1/ Kinh tế
Phần giảng
_ Gv: giải thích các từ: Tiền Lê, Hậu Lê (Lê sơ và Lê trung hưng).
_ Học sinh xác định lãnh thổ nước Đại Việt thời Lê trên bản đồ.
Ä Tại sao phải khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp ? à Đất nước vừa trải qua nhiều năm chiến tranh, bị nhà Minh đô hộ, làng xóm điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cơ cực.
Ä Nhà Lê đã giải quyết vấn đề ruộng đất ra sao? 
Ä Như vậy quân đội nhà Lê được tổ chức theo chế độ gì ? à ngụ binh ư nông.
Ä Ngụ binh ư nông là gì ? à Khi đất nước có giặc thì quân lính đều tại ngũ để chiến đấu cùng toàn dân, khi hoà bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.
Ä Nhiêm vụ của các chức quan Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ là làm gì ?
 + Khuyến nông sứ: co trtách nhiệm kêu gọi dân phiêu tán về quê cũ làm ăn.
 + Đồn điền sứ: có trách nhiệm tổ chứ khai hoang.
 + Hà đê sứ: có trách nhiệm quản li và xây dựng đê điều.
_ Gv: ở thời Lê cứ 6 năm thì chia lại ruộng đất công làng xã, các quan lại được chia nhiều ruộng đất, phụ nữ và người có hoàn cảnh khó khăn cũng được chia ruộng.
Ä Phép quân điền thời Lê sơ có điểm tiến bộ gì ?
à Đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
_ Gv: ngoài ra nhà Lê cũng rất quan tâm đến việc bảo vệ đê điều à cho học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
Ä Em hãy nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp ?
 + Nhà nước quan tâm đến sx nông nghiệp.
 + Nền sx được khôi phục, đời sống nhân dân được cải thiện.
Ä Ở thời kì này có những nghành thủ công là xã nào tiêu biểu ? à kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm 
_ Cho học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk. ÄKể tên 1 số nghề thủ công nhà nước quản lí ?
à vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền, khai mỏ được đẩy mạnh.
Ä Nhà Lê đã có biện pháp gì để phát triển buôn bán trong nước ? à khuyến khích lập chợ mới, họp chợ, ban hành những điều lệ cụ thể quy định việc thành lập chợ và họp chợ.
_ Cho học sinh đọa đoạn in nghiêng trong Sgk.
Ä Hoạt động buôn bán với nước ngoài như thế nào? à vẫn được duy trì, chủ yếu buôn bán ở 1 số cửa khẩu.
Ä Kể tên 1 số nơi buôn bán với nước ngoài ? à Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An), Lạng Sơn, Tuyên Quang. Một số sản phẩm sành sứ, vải lụa, lâm sản là những hàng hóa được thương nhân ưa chuộng.
_ Gv: cho học sinh thảo luận các câu hỏi.
Ä Xã hội thời Lê có những giai cấp nào ? à Cho học sinh lên điền sơ đồ xã hội.
Ä Quyền lợi và địa vị của các giai cấp, tầng lớp ra sao ?
Ä Xã hội thời Lê có điểm gì khác so với thời Trần? à Thời Lê không còn tầng lớp vương hầu, quý tộc, và không còn chế độ điền trang thái ấp, không còn nông nô, nô tì cũng giảm dần rồi bị xóa bỏ.
Ä Em có nhận xét gì về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước thời Lê sơ ?
 + Tiến bộ, có quan tâm đến đời sống của ND.
 + Thỏa mãn phần nào nhu cầu của ND, giảm bớt bất công.
_ Gv kết luận: Do vậy, nền độc lập và thống nhất của đất nước được củng cố. Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.
Ghi nhớ
	1/ Kinh tế:
 a/ Nông nghiệp:
_ Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng.
_ Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê củ.
_ Đặt ra một số chức quan chuyên trách: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.
_ Thực hiện phép quân điền.
_ Cấm giết trâu bò.
_ Cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt.
 b/ Công thương nghiệp:
® Thủ công nghệp:
_ Phát triển nhiều ngành thủ công ở làng xã, kinh đô Thăng Long.
_ Các công xưởng do nhà nước quản lí (Cục bách tác) được quan tâm.
® Thương nghiệp:
_ Trong nước: chợ phát triển.
_ Ngoài nước: hạn chế buôn bán với nước ngoài.
	2/ Xã hội:
CHO HỌC SINH VẼ SƠ ĐỒ
XÃ HỘI THỜI LÊ SƠ
SƠ ĐỒ GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG XÃ HỘI
Xã hội
Giai cấp
Tầng lớp
Thương
nhân
Nô
tì
Thơ thủ công
Thị dân
Nông dân
Địa chủ phong kiến
	B/ sơ kết bài học: Sau kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, đất nước, nhân dân ta gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ những chính sách và biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê, tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân nên ở thời Lê sơ, nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện, xã hội ổn định. Đó là những biểu hiện của sự thịnh trị thời Lê sơ, là cơ sở để củng cố quốc phòng, phát triển văn hoá, giáo dục.
IV/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ ?
Tổ chức quân đội và luật pháp của nhà Lê ra sao ?
Hãy trình bày những nét chính về tình hình kính tế thời Lê sơ.
Thời Lê sơ, xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào ? Quyền lợi và địa vị của các tầng lớp, giai cấp ra sao ?
V/ DẶN DÒ
_ Học kĩ bài, làm bài tập 20.
_ Xem trước bài 20 phần “ Tình hình văn hóa, giáo dục”
III/ TÌNH HÌNH VĂN HOÁ, GIÁO DỤC
1/ Tình hình giáo dục và khoa cử.
Phần giảng
Ä Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục như thế nào ?
Ä Vì sao thời Lê sơ hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, tôn sùng Nho giáo ? à Vì Nho giáo đề cao trung – hiếu, tất cả các quyền lực nằm trong tay vua.
_ Gv: Thời Lê sơ, nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho, chủ yếu có “Tứ thư” và “Ngũ kinh”
Ä Giáo dục thời Lê sơ rất quy củ và chặt chẽ được biểu hiện như thế nào ? à Muốn làm quan phải qua thi rồi mới được cử (bổ nhiêm) vào các chức quan trong triều hoặc ở địa phương.
_ Gv: Thi cử thời Lê được tổ chức 3 cấp: Hương – Hội – Đình, mỗi thí sinh phải làm 4 môn thi: Kinh nghĩa. Chiếu, chế, biểu. Thơ phú. Văn sách.
Ä Để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài, nhà Lê có biện pháp gì ?
 + Vua ban áo mũ áo, vinh quy bái tổ.
 + Được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu – Quốc tử giám, gọi là bia tiến sĩ.
Ä Chế độ khoa cử thời Lê sơ được tiến hành thường xuyên như thế nào, kết quả ra sao ?
 + Thi 3 cấp, tổ chức được 26 khoa thi Tiến sĩ, lấy đỗ được 989 Tiến sĩ, 20 Trạng nguyên.
 + Thời Lê Thánh Tông có 501 Tiến sĩ va 9 Trạng nguyên.
_ Học sinh đọc phần in nghiêng trong Sgk.
Ä Em có nhận xét gì về tình hình thi cử, giáo dục thời Lê sơ ?
 + Quy cũ và chặt chẽ.
 + Đào tạo được nhiều quan lại trung thành, phát hiện nhiều nhân tài đống góp cho đất nước.
Ghi nhớ
_ Dựng lại Quốc tử giám, mở nhiều trường học và khoa thi.
_ Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
_ Thi cử chặt chẽ, được tổ chức qua 3 kì: Hương – Hội – Đình.
2/ Văn học, khoa học, nghệ thuật.
Phần giảng
Ä Những thành tựu nổi bật về văn học thời Lê sơ 
Nêu một vài tác phẩm văn thơ tiêu biều ?
 + Chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca 
 + Chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn 
Ä Các tác phẩm văn học tập trung phản ánh nội dung gì ? 
Ä Thời Lê có những thành tựu nào khoa học tiêu biểu nào ?
Ä Em có nhận xét gì về những thành tựu đó ?
à Phong phú và đa dạng.
Ä Những nét đặc sắc về nghệ thuật sân khấu ?
Ä Vì sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu trên ?
 + Công lao đóng góp xây dựng đất nước của nhân dân.
 + Triều đại phong kiến thịnh trị, có cách trị nước đúng đắn.
 + Sự đóng góp của nhiều nhân vật tài năng (Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông).
Ghi nhớ
	a/ Văn học:
_ Văn học chữ Hán được duy trì, văn học chữ Nôm phát triển.
_ Nội dung: yêu nước sâu sắc, niềm tự hào và tinh thần bất khuất của dân tộc.
	b/ Khoa học:
_ Sử học: Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Việt giám thông khảo tổng luận 
_ Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hìh thăng đồ.
_ Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.
_ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
	c/ Nghệ thuật: 
_ Chèo tuồng phát triển.
_ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện.
IV/ MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC
1/ Nguyễn Trãi (1380 – 1442).
Phần giảng
Ä Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn trãi có vai trò như thế nào ?
Ä Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông có những đóng góp gì đối với đất nước ? à Viết nhiều tác phẩm có giá trị:
 + Văn học: Bình Ngô đại cáo 
 + Sử học, địa lí học: Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí 
Ä Các tác phẩm của Ông tập trung phản ánh nội dung gì ? à
_ Cho học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
Ä Qua nhận xét của Lê Thánh Tông, em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi ?
 + Là anh hùng dân tộc, là bậc mưu lược trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
 + Là nhà văn hóa kiệt xuất, là tinh hoa của thời đại bấy giờ, tên tuổi của ông rạng rỡ trong lịch sử
Ghi nhớ
_ Là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc.
_ Là một danh nhân văn hóa thế giới.
_ Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng thởi đại: nêu cao nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
2/ Lê Thánh Tông ( 1442 – 1497).
Phần giảng
ÄVua Lê Thánh Tông là một vị vua như thế nào?
Ä Ông có những đóng góp gì cho việc phát triển kinh tế, văn hóa ? à Quan tâm phát triển kinh tế: nông, công, thương nghiệp, đê Hồng Đức, luật Hồng Đức, phát triển giáo dục và văn hóa.
Ä Kể những đóng góp của Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn học ?
 + Để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.
 + Lập hội Tao Đàn cuối thế kỉ XV.
_ Gv: Thơ văn của Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn phần lớn ca ngợi nhà Lê, ca ngợi phong cảng đất nước, đậm đà tinh thần yêu nước à Ông là nhân vật xuật sắc về nhiều mặt.
Ghi nhớ
_ là 1 hoàng đế anh minh, có tài năng xuất sắc về: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. 
_ Lập Hội Tao Đàn.
_ Có nhiều tác phẩm văn học giá trị gồm: văn thơ chữ Hán (300 bài) và văn thơ chữ Nôm.
3/ Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV).
Phần giảng
_ Gv: Ngô Sĩ Liên là một nhà sử học nổi tiến thế kỉ XV, năm 1442 đỗ tiến sĩ, Ông là tác giả cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư”.
Ä Tên tuổi của Ngô Sĩ Liên đã để lại dấu ấn gì ?
 + Tên đường phố.
 + Tên trường học nổi tiếng.
Ghi nhớ
_ Là nhà sử học nổi tiếng ở thế kỉ XV.
_ Là tác giả bộ “Đại Việt sử kí toàn thư” (15 quyển)
4/ Lương Thế Vinh (1442 - ?).
Phần giảng
Ä Ông có những đóng góp gì cho nước Đại Việt thời Lê sơ ?
Ä Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463. Công trình toán học nổi tiếng của ông là gì ?
Ghi nhớ
_ Là nhà toán học nổi tiếng (Trạng Lường)
_ Công trình: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (Phật học), Hí phường phả lục (nghệ thuật).
	B/ Sơ kết bài học: Giáo chốt lại những thành tựu chính của quốc gia Đại Việt đã đạt được trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học nghệ thuật và nêu tóm tắt nguyên nhân của sự phát triển
IV/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ ?
Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?
Những cống hiến của Nguyễn Trãi và vua Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt ?
V/ DẶN DÒ
_ Học kĩ bài, làm bài tập phần III và IV.
_ Xem trước bài “Ôn tập chương IV”.
********************

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_20_nuoc_dai_viet_thoi_le_so_1428_1.doc