Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427 - Lê Thị Kim Phụng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kì chủ động tiến công giải phóng đất nước. Nắm được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa.

 2/ Về tư tưởng:

_ Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.

_ Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc.

_ Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.

 3/ Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.

 4/ trọng tâm:

_ Thời kì ở miền Tây Thanh Hoá (1418 – 1423).

_ Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá và tiến quân ra Bắc (1424 – 1426).

_ Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (cuối năm 1426 – cuối năm 1427).

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

_ Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.

_ Lược đồ “ Trận Tốt Động – Chúc Động” và lược đồ “ Trận Chi Lăng – Xương Ging”.

_ Bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 Kiểm tra bài củ:

1. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh xâm lược ?

2. Nêu các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta ?

3. Trình bày nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần ? Nêu ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó ?

A/ Giảng bài mới: Trong phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc chống quân Minh đô hộ ở đầu thế kỉ XV, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng. Cuộc khởi nghĩa đó đã diễn biến như thế nào và kết quả ra sao ? Đó là những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay và những tiết tiếp theo. Ở tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời kì ở Miền Tây Thanh Hoá (1418 – 1423).

 

doc 4 trang cucpham 3680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427 - Lê Thị Kim Phụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427 - Lê Thị Kim Phụng

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1427 - Lê Thị Kim Phụng
Bài 19:	CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)
Tiết 35:	Ï&Ð	
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kì chủ động tiến công giải phóng đất nước. Nắm được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa.
	2/ Về tư tưởng:
_ Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn.
_ Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc.
_ Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.
	3/ Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.
	4/ trọng tâm:
_ Thời kì ở miền Tây Thanh Hoá (1418 – 1423).
_ Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá và tiến quân ra Bắc (1424 – 1426).
_ Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (cuối năm 1426 – cuối năm 1427).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
_ Lược đồ “ Trận Tốt Động – Chúc Động” và lược đồ “ Trận Chi Lăng – Xương Ging”.
_ Bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
u Kiểm tra bài củ:
Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh xâm lược ?
Nêu các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta ?
Trình bày nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần ? Nêu ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó ?
A/ Giảng bài mới: Trong phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc chống quân Minh đô hộ ở đầu thế kỉ XV, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng. Cuộc khởi nghĩa đó đã diễn biến như thế nào và kết quả ra sao ? Đó là những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay và những tiết tiếp theo. Ở tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời kì ở Miền Tây Thanh Hoá (1418 – 1423).
I/ THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ (1418 – 1423)
1/ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
Phần giảng
_ Gv: cho học sinh về tiểu sử Lê Lợi trong Sgk.
Ä Lê Lợi đã chọn nơi nào là căn cứ khởi nghĩa ?
Ä Hãy nêu một vài nét về căn cứ Lam Sơn ?
à Là quê hương của Lê Lợi, là một vùng đồi núi thấp xen kẽ những dải rừng thưa và thung lũng, nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng với miền núi, có địa thế hiểm trở, là nơi giao tiếp của các dân tộc: Việt, Mường, Thái.
_ Gv:Từ căn cứ nghĩa quân có thể tỏa xuống đồng bằng để hoạt động và khi bị địch bao vây có thể rút lên núi để bảo toàn lực lượng.
Ä Em hãy giới thiệu một vài nét về Nguyễn Trải? 
à Học rộng tài cao, có lòng yêu nước thương dân
_ Học sinh đọc phần in nghiêng trong Sgk
_ Gv: Đầu năm 1426, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai. Tại đây, Lê Lợi đã đọc lời thề quyết cùng nhau sống chết chống giặc Minh.
Ä Vì sao hào kiệt các nơi về Lam Sơn tụ nghĩa?
Ghi nhớ
_ Lê Lợi là một hào trưởng ở Lam Sơn, có lòng yêu nước thương dân.
_ Nguyễn Trãi là người học rộng tài cao, giàu lòng yêu nước.
_ Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai(Thanh Hoá).
_ Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
2/ Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
Phần Giảng
Ä Trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp những khó khăn gì ?
 + Lực lượng còn yếu.
 + Lương thực thiếu thốn.
 + Quân Minh tấn công nhiều lần.
_ Gv: Năm 1418, nghĩa quân đã phải rút lên núi Chí Linh, đường tiếp tế bị cắt đứt, gnhĩa quân gặp nhiều khó khăn. Lúc đó, quân Minh lại huy động một lực lượng nhằm bắt và giết Lê Lợi.
Ä Trước tình hình đó nghĩa quân đã nghĩ ra cách gì để giải vây ? à Lê Lai cải trang làm Lê Lợi, dẫn một toán quân liều chết phá vòng vây giặc.
_ Học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
Ä Em có suy nghĩ gì trước gương hi sinh của Lê Lai? à Là tấm gương hi sinh anh dũng, nhận lấy cái chết cho mình để cứu thoát cho minh chủ.
_ Gv: Để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi đã phong cho Lê Lai làm công thần hạng nhất và căn dặn con cháu nhà Lê làm giỗ Lê Lai vào hôm trước ngày giỗ Lê Lợi. Ngày nay dân ta vẫn truyền nhau câu nói: “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi”.
Ä Trong lần rút lui này nghĩa quân đã gặp những khó khăn gì ? à Thiếu lương thực trầm trọng, đói rét, phải giết ngựa chiến, voi chiến để nuôi quân.
ÄTại sao Lê Lợi đề nghị tạm hoà với quân Minh? 
 + Tránh các cuộc bao vây của quân Minh.
 + Có thời gian để củng cố lực lượng.
_ Gv: Cuối năm 1424, sau nhiều lần dụ dỗ không được, quân Minh tấn công ta. Giai đoạn I kết thúc mở ra một thời kì mới.
Ghi nhớ
_ Năm 1418, quân Minh bao vây căn cứ Chí Linh. Lê Lai cải trang Lê Lợi để cứu chúa.
_ Năm 1421, quân Minh huy động 10 vạn quân tấn công căn cứ nghĩa quân. Lê Lợi rút quân lên núi Chí Linh và gặp nhiều khó khăn.
_ Năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà với quân Minh, trở về căn cứ Lam Sơn.
_ Năm 1424, quân Minh tấn công nghĩa quân à cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
	B/ Sơ kết bài học: Giáo viên tóm tắt những nội dung chính đã học ở các mục và nêu nội dung bài tiếp theo để học sinh chuẩn bị đọc trước.
IV/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.
Tại sao Lê lợi tạm hoà hoãn với quân Minh ?
Em hãy nêu dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuốinăm 1426.
V/ DẶN DÒ
Tiết 36:	ÔN TẬP HỌC KÌ I
	Ï&Ð	
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nét chính về xã hội phong kiến (Sử thế giới), và Việt Nam thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần.
	2/ Về tư tưởng: Tự hào về những thành tựu thời phong kiến của nhân dân ta và công lao của cha ông ta trong quá trình xây dựng quốc gia độc lập.
	3/ Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, bảng thống kê, so sánh, tổng hợp.
	4/ Trọng tâm: Các kiến thức đã học ở học kì I.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Bảng so sánh và thống kê thời phong kiến phương Đông và phương Tây.
_ Tranh ảnh những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật thời phong kiến thế giới.
_ Sơ đồ bộ máy chính quyền thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần.
_ Bảng tổng hợp so sánh các thành tựu văn hoá giáo dục, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
u Kiểm tra bài củ:
Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426.
Tại sao Lê lợi tạm hoà hoãn với quân Minh ?
Em hãy nêu dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuốinăm 1426.
A/ Giới thiệu bài mới: Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập theo hệ thống câu hỏi.
1/ Giáo viên treo bảng so sánh và thống kê XHPK phương Đông, phương Tây. Cho học sinh điền chi tiết các đặc điểm chính của XHPK phương Đông và phương Tây (Sử thế giới).
2/ Hãy so sánh đặc điểm bộ máy nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần ? Học sinh trả lời rồi Giáo viên tổng kết và cho ghi vào bảng thống kê.
3/ Nêu những thành tựu về luật pháp, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật ở nước ta thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần.
4/ Nền kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần có đặc điểm gì nổi bật ?
5/ Sự phân hoá xã hội ở nước ta bắt đầu sâu sắc hơn từ thời nào ? Em có nhận xét gì về chế độ sở hữu ruộng đất thời Trần ?
6/ Nêu những cải cách của Hồ Quý Ly và tác dụng của những chính sách đó ?
7/ Quân đội nước ta thời nào mạnh nhất ? Vì Sao ?
8/ Nước ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống (thời Lý) và Mông – Nguyên (thời Trần) diễn ra như thế nào ? (Đã ôn ở chương II và chương III). Nêu kết quả. Ý nghĩa. Về đường lối kháng chiến. Sự đoàn kết của nhân dân. Nguyên nhân thắng lợi.
	B/ Sơ kết bài học:
IV/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
_ Hỏi lại các kiến thức ôn trong bài ôn tập.
V/ DẶN DÒ
_ Xem lại các câu hỏi trắc nghiệm từ bài 1 đến bài 18.
_ Học lại tất cả các bài để thi học kì I (không giới hạn chương trình).

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_19_cuoc_khoi_nghia_lam_son_1418_14.doc