Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16, Tiết 2: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV - Đỗ Thị Hoa

I/ MỤC TIÊU .

 1/ Kiến thức : Giúp học sinh :

 - Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hòan cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, đói kém -> cần thiết.

 - Sau khi lên ngôi, Hồ Qúy Ly cho thi hành nhiều biện pháp cải cách để chấn chỉnh đất nước.

 - Mặt tích cực và hạn chế cơ bản của cải cách Hồ Qúy Ly.

2/ Thái độ.

 - Có thái độ đúng đắn về nhân vật Hồ Qúy Ly : Một người yêu nước, có tư tưởng cải cách để đưa đất nước thóat khỏi khủng hỏang lúc bấy giờ.

3/ Kỹ năng.

- Phân tích đánh giá nhân vật lịch sử : Hồ Quý Ly

 II/ CHUẨN Bị:

 1/ Giáo viên:

 - Một số tư liệu có liên quan đến Hồ Quý Ly

 - Ảnh di tích thành nhà Hồ

2/ Học sinh:

 - Sách giáo khoa, Vở bài soạn, Vở bài học

 III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Kiểm tra bài cũ.

 - Trình bày tình hình kinh tế nước ta nửa sau thế kỷ XIV ?

 - Tình hình xã hội nước ta nửa sau thế kỷ XIV như thế nào ? Kể tên và địa bàn họat động của các cuộc khởi nghĩa của nông dân – nô tì trong thời gian này ?

2/Giới thiệu bài mới Ở bài trước chúng ta đã biết được, vào cuối thế kỷ XIV, nhà trần bị suy yếu , đất nước gặp nhiều khó khăn . Vậy, nhà Hồ được thành lập trong hòan cảnh nào ? Hồ Qúy Ly đã tiến hành cải cách ra sao ? -> Bài hôm nay.

 

doc 3 trang cucpham 21/07/2022 3000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16, Tiết 2: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV - Đỗ Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16, Tiết 2: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV - Đỗ Thị Hoa

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16, Tiết 2: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV - Đỗ Thị Hoa
 Tuần 15 Ngày Soạn: 24/11 /2013
 Tiết 30 Ngày Dạy: 27/11/2013
BÀI 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV ( Tiết 2 )
II/ NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
I/ MỤC TIÊU .
 1/ Kiến thức : Giúp học sinh :
 - Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hòan cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, đói kém -> cần thiết.
 - Sau khi lên ngôi, Hồ Qúy Ly cho thi hành nhiều biện pháp cải cách để chấn chỉnh đất nước.
 - Mặt tích cực và hạn chế cơ bản của cải cách Hồ Qúy Ly.
2/ Thái độ.
 - Có thái độ đúng đắn về nhân vật Hồ Qúy Ly : Một người yêu nước, có tư tưởng cải cách để đưa đất nước thóat khỏi khủng hỏang lúc bấy giờ.
3/ Kỹ năng.
Phân tích đánh giá nhân vật lịch sử : Hồ Quý Ly
 II/ CHUẨN Bị:
 1/ Giáo viên:
 - Một số tư liệu có liên quan đến Hồ Quý Ly
 - Ảnh di tích thành nhà Hồ 
2/ Học sinh:
 - Sách giáo khoa, Vở bài soạn, Vở bài học
 III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ.
 - Trình bày tình hình kinh tế nước ta nửa sau thế kỷ XIV ?
 - Tình hình xã hội nước ta nửa sau thế kỷ XIV như thế nào ? Kể tên và địa bàn họat động của các cuộc khởi nghĩa của nông dân – nô tì trong thời gian này ?
2/Giới thiệu bài mới Ở bài trước chúng ta đã biết được, vào cuối thế kỷ XIV, nhà trần bị suy yếu , đất nước gặp nhiều khó khăn . Vậy, nhà Hồ được thành lập trong hòan cảnh nào ? Hồ Qúy Ly đã tiến hành cải cách ra sao ? -> Bài hôm nay.
3/ Bài mới.
Họat động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhà Hồ thành lập ( 1400)
* Giáo viên cho học sinh nhắc lại các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì cuối thế kỷ XIV.
- Các cuộc khởi nghĩa trên đã dẫn đến điều gì ? ( Nhà Trần đã quá suy yếu, không còn đủ sức để giữ vai trò lãnh đạo -> xuất hiện nhân vật Hồ Qúy Ly ?
- Học sinh đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 77 -> Nhà Hồ được thành lập trong hòan cảnh nào ?
( Giáo viên giảng thêm về nhân vật Hồ Qúy Ly )
- Theo em, Hồ Qúy Ly lên ngôi trong hòan cảnh đất nước ta như thế nào ? ( Khủng hỏang trên nhiều mặt của kinh tế, xã hội ) -> Phải tiến hành cải cách -> chuyển ý qua mục 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu những biện pháp cải cách của Hồ Qúy Ly.
- Em hãy cho biết, Hồ quý Ly đã tiến hành cải cách trên mấy lĩnh vực, đó là những lĩnh vực nào ?
* Học sinh chia nhóm thảo luận : Nêu các chính sách cải cách của Hồ Qúy Ly trên từng lĩnh vực ?
=> Các nhóm cử đại diện trả lời, giáo viên chốt lại và phân tích.
( Gọi học sinh đọc các phần chữ in nghiêng Sgk để minh họa cho mỗi chính sách )
- Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền và hạn nô để làm gì ? ( Tăng nguồn thu nhập cho nhà nước và tăng thêm lực lương lao động )
- Em có nhận xét gì về chính sách quân sự và quốc phòng của Hồ Qúy Ly ? ( Quân đội được củng cố, đề cao cảnh giác, làm tăng thêm số lượng vũ khí cho quân đội )
* Giới thiệu hình 40 : Di tích thành nhà Hồ ( Thanh Hóa 
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Qúy Ly.
- Em hãy nêu ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Qúy Ly ?
- Các chính sách cả cách của Hồ Qúy Ly có những hạn chế gì ?
=> Giáo viên phân tích : Gia nô, nô tì chưa được giải phóng ( Chuyển từ tư nhân sang làm nô tì của nhà nước ), chính sách hạn điền đụng chạm đế quyền lợi của tầng lớp qúy tộc địa chủ nên bị họ phản đối quyết liệt, việc ban hành tiền giấy làm cho nhân dân khó khăn trong việc trao đổi, Việc cướp ngôi của ông khiến cho một số nho sĩ và nhân dân bất bình -> Không tin theo ông nên những chính sách đưa ra dù có mặt tiến bộ nhưng cuối cùng đã bị thất bại.
- Mặc dù vậy, nhưng em có nhận xét gì về nhân vật Hồ Qúy Ly ? ( Là một nhà cải cách có tài, yêu nước thương dân thiết tha )
II/ Nhà Hồ và cải cách của Hồ Qúy Ly
 1.Nhà Hồ thành lập ( 1400 )
- Cuối thế kỷ XIV, nhà Trần suy yếu.
- Năm 1400, Hồ Qúy Ly truất ngôi vua Trần -> Lập ra nhà Hồ , đổi niên hiệu là Đại Ngu.
 2.Những biện pháp cải cách của Hồ Qúy Ly.
a.Về chính trị
- Cải tổ hàng ngũ võ quan.
- Thay thế các võ quan cao cấp nhà Trần bằng các họ khác.
- Đổi tên một số đơn vị hành chính.
- Quy định lại cách làm việc của bộ máy chính quyền.
b.Về kinh tế – tài chính
- Ban hành tiến giấy thay tiền đồng.
- Thực hiện chính sách hạn điền.
- Quy định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng.
c.Xã hội
- Thực hiện chính sách hạn nô.
d. Văn hóa – giáo dục
- Giảm bớt số sư .
- Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
- Sửa đổi quy chế thi cử và học tập
e. Quân sự
- Làm tăng quân số.
- Chế tạo các lọai vũ khí mới
- Phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố.
 3.Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Qúy Ly.
a.Ý nghĩa, tác dụng
- Đưa đất nước thóat khỏi khủng hỏang.
- Hạn chế sự tập trung ruộng đất của qúy tộc – địa chủ.
- Tăng thêm nguồn thu nhập và quyền lực cho nhà nước.
b. Hạn chế
- Chưa triệt để và chưa phù hợp thực tế.
- Chưa đáp ứng được lòng dân.
 4/ Củng cố: 
- Cuối thế kỷ XIV, nhà Trần bị suy yếu và nhà Hồ được thành lập.
- Các chính sách cải cách của Hồ Qúy Ly còn nhiều hạn chế nhưng đó là những cải cách lớn có liên quan đến tòan xã hội.
/ Hướng dẫn học tập ở nhà
-Học bài theo các câu hỏi 1, 2, 3 Sgk trang 80.
- Chuẩn bị tiết sau học lịch sử địa phương
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_16_tiet_2_su_suy_sup_cua_nha_tran.doc