Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV (Tiết 1) - Nguyễn Quỳnh Thư

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức : Giúp học sinh :

- Tình hình kinh tế thời Trần

- Trình bày trên lược đồ những cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV

 2. Thái độ

- Thấy được sự sa đọa, thối nát của các tầng lớp qúy tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần đã gây ra nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội.

- Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử

 3. Kỹ năng:

- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng phân tích, đánh giá , nhận xét về các sự kiện lịch sử.

II. CHUẨN Bị:

 1. Giáo viên

 - Lược đồ “ khởi nghĩa nông dân cuối thế kỷ XIV ” trong SGK

- Bảng thống kê, tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa của nông dân – nô tì .

 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở bài học

III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.

? Trình bày một vài nét về tình hình văn hóa, giáo dục – khoa học kỹ thuật dưới thời Trần ? Em có nhận xét gì ?

2. Giới thiệu bài mới :

Vương triều Trần được thành lập từ năm 1226, sau một thời gian dài vững mạnh, đạt nhiều thành tựu to lớn. Nhưng từ cuối thế kỷ XIV đã bước vào thời kỳ suy yếu . Vậy những biểu hiện của sự suy sụp đó là gì ? Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu ? -> bài hôm nay.

 

doc 3 trang cucpham 23/07/2022 3620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV (Tiết 1) - Nguyễn Quỳnh Thư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV (Tiết 1) - Nguyễn Quỳnh Thư

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV (Tiết 1) - Nguyễn Quỳnh Thư
 TUẦN : 15 	 Ngày soạn: 23 / 11 / 2013
 TIẾT : 29	 Ngày dạy : 26 / 11 / 2013
BÀI 16 : SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỶ XIV 
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức : Giúp học sinh :
- Tình hình kinh tế thời Trần
- Trình bày trên lược đồ những cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV 
 	2. Thái độ
- Thấy được sự sa đọa, thối nát của các tầng lớp qúy tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần đã gây ra nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội.
- Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
 	3. Kỹ năng:
- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng phân tích, đánh giá , nhận xét về các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN Bị:
 	1. Giáo viên
 - Lược đồ “ khởi nghĩa nông dân cuối thế kỷ XIV ” trong SGK
- Bảng thống kê, tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa của nông dân – nô tì .
 	2. Học sinh:
Sách giáo khoa, vở bài học
III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
? Trình bày một vài nét về tình hình văn hóa, giáo dục – khoa học kỹ thuật dưới thời Trần ? Em có nhận xét gì ? 
2. Giới thiệu bài mới : 
Vương triều Trần được thành lập từ năm 1226, sau một thời gian dài vững mạnh, đạt nhiều thành tựu to lớn. Nhưng từ cuối thế kỷ XIV đã bước vào thời kỳ suy yếu . Vậy những biểu hiện của sự suy sụp đó là gì ? Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu ? -> bài hôm nay.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN – HỌC SINH
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế.
* Giáo viên cho học sinh đọc mục 1 Sgk 
? Tình hình kinh tế nước ta cuối thế kỷ XIV như thế nào ? Em hãy cho dẫn chứng cụ thể 
 + 9 lần vỡ đê, lụt lớn, có hơn 10 nạn đói lớn
? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên ? ( vua quan không quan tâm chăm lo đến sản xuất và đời sống nhân dân )
? Những việc làm trên của nhà Trần đã dẫn đến hậu quả gì ?
=> Giáo viên cho học sinh đọc bài thơ của Nguyễn Phi Khanh Sgk trang 74 “ Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy.máu thịt nhân dân cạn nửa rồi”
Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình xã hội.
? Trước tình hình đời sống của người dân như vậy, vua quan nhà Trần đã làm gì ?
-> Học sinh đọc phần chữ in nghiêng “ Vua buông tuồng.suy được ”
? Việc vua quan ra sức ăn chơi đã dẫn đến hậu quả gì ?
* Giáo viên giảng : Chu Văn An đã dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần, không được vua chấp nhận, ông đã xin từ quan.
? Việc làm của Chu Văn An đã chứng tỏ điều gì ?( Là một vị quan thanh liêm, yêu nước thương dân hết mực )
- Yêu cầu học sinh đọc về Dương Nhật Lễ -> Sự suy yếu của nhà Trần.
? Trước tình hình trong nước như vậy đã dẫn đến điều gì ? (Champa xâm lược, nhà Minh yêu sách -> Đời sống nhân dân cực khổ , nổi dậy đấu tranh)
* Giáo viên dùng lược đồ khởi nghĩa nông dân cuối thế kỷ XIV để chỉ địa điểm của các cuộc khởi nghĩa.
? Trình bày các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân và nô tì ?
? Kết quả của các cuộc khởi nghĩa trên ra sao 
? Vì sao các cuộc khởi nghĩa trên bị thất bại ? ( quân đội nhà Trần vẫn còn mạnh, các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, không có sự liên kết, chưa đề ra được chiến lược, đường lối cụ thể)
? Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân nô tì cuối thế kỷ XIV nói lên điều gì ? ( Sự sụp đổ của nhà Trần là không tránh khỏi, triều đại khác sẽ lên thay thế, nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng hiện thời )
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
1.Tình hình kinh tế.
- Nửa sau thế kỉ XIV kinh tế bị sa sút nghiêm trọng. Nguyên nhân:
+ Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
+ Không tu sửa đê điều và các công trình thủy lợi.
+ Nông dân phải bán ruộng, thậm chí vợ con cho địa chủ
+ Địa chủ cướp ruộng đất công
+ Nông dân phải nộp 3quan tiền thuế đinh 
2. Tình hình xã hội.
- Vua, quan ăn chơi sa đọa.
- Kỷ cương phép nước rối loạn, triều đình bị lũng đoạn. Chu Văn An đòi chém 7 tên nịnh thần nhưng nhà vua không nghe
- Năm 1369, Trần Dụ Tông chết -> Dương Nhật Lễ lên thay.
* Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
STT
TÊN CUỘC KN
Thời gian
Địa bàn hoạt động
1
KN Ngô Bệ
1344-1360
Yên phụ (Hải Dương)
2
Nguyễn Thanh – Nguyễn Kỵ
1379
Thanh Hóa
3
Phạm Sư Ôn
1390
 (Hà Nội)
4
Nguyễn Nhữ Cái
1390- 1400
Sơn Tây
=> Bị đàn áp và thất bại.
 	4. Củng cố
* Trước cảnh quan lại, vương hầu ăn chơi sa đọa, nhiều kẻ tham lam xu nịnh làm rối loạn kỷ cương phép nước, ai là người đã dâng sớ lên vua đòi chém 7 tên nịnh thần ? Khoanh tròn vào câu em cho là đúng ?
a. Trương Hán Siêu.
b. Trần Quang Khải.
c. Chu Văn An.
d. Phạm Sư mạnh
 	=> Vào cuối thế kỷ XIV, tình hình kinh tế – xã hội của nhà Trần sa sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân – nô tì nổ ra -> bị thất bại nhưng nó báo hiệu sự sụp đổ không tránh khỏi của nhà Trần.
	5. Hướng dẫn học tập ở nhà
	- Học bài theo câu hỏi 1, 2, 3 Sgk trang 77.
	- Vẽ lược đồ hình 39 Sgk trang 76.
	- Chuẩn bị bài phần tiếp theo : Nhà Hồ và cải cách của Hồ Qúy Ly
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_16_su_suy_sup_cua_nha_tran_cuoi_th.doc