Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV - Lê Thị Kim Phụng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức: giúp học sinh nắm được:

_ Cuối thế kỉ XIV, nền kinh tế Đại Vệt bị trì trệ, đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động – nhất là nông dân, nông nô, nô tì, rất đói khổ, xã hội rối loạn.

_ Phong trtào nông dân, nô tì nổ ra ở khắp nơi.

 Điều đó chứng tỏ vương triều Trần đã bước vào thời kì suy sụp. Nhà Hồ thay thế nhà Trần trong hoàn cảnh đó là cần thiết. Nắm được mặt tích cực và hạn chế cơ bản của cải cách Hồ Quý Ly.

 2/ Về tư tưởng:

_ Thấy được sự sa đọa, thối nát của tầng lớp quý tộc, vương hầu cầm quyền cuối thợi Trần đã gây nhiều hậu quả cho đất nước, xã hội, nên cần phải thay thế vương triều Trần để đưa đất nước phát triển.

_ Có thái độ đúng đắn về phong trào khởi nghĩa nông dân, nô tì cuối thế kỉ XIV, về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly, một người yêu nước, có tư tưởng cải cách để đưa đất nước, xã hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng lúc bất giờ.

 3/ Về kĩ năng: bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử và kĩ năng hệ thống, thống kê, sử dụng bản đồ trong khi học bài, biết đánh giá một nhân vật lịch sử.

 4/ Trọng tâm:

_ Tình hình kinh tế – xã hội.

_ Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

_ Lược đồ “khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV”.

_ Bảng thống kê tóm tắt các diễn biến của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì.

_ Ảnh “Di tích thành nhà Hồ”.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 Kiểm tra bài củ:

1. Sinh hoạt văn hoá thời Trần được thể hiện như thế nào ?

2. Nêu dẫn chứng về sự phát triển của văn học, giáo dục, khoa học kĩ thuật thời Trần ?

3. Nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần ?

A/ Giới thiệu bài mới: Vương triều Trần được thành lập từ năm 1226, sau một thời gian dài rất vững mạnh, đưa đất nước phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng từ cuối thế kỉ XIV đã bước vào thời kì suy sụp.Vậy những biểu hiện của sự suy sụp đó là gì và những nguyên nhân nào dẫn đến sự suy sụp đó của nhà Trần ? Đây là nội dung chính của bài học hôm nay.

 

doc 4 trang cucpham 23/07/2022 3180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV - Lê Thị Kim Phụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV - Lê Thị Kim Phụng

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV - Lê Thị Kim Phụng
Bài 16:	SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
Tiết 30 +31:	Ï&Ð	
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức: giúp học sinh nắm được:
_ Cuối thế kỉ XIV, nền kinh tế Đại Vệt bị trì trệ, đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động – nhất là nông dân, nông nô, nô tì, rất đói khổ, xã hội rối loạn.
_ Phong trtào nông dân, nô tì nổ ra ở khắp nơi.
à Điều đó chứng tỏ vương triều Trần đã bước vào thời kì suy sụp. Nhà Hồ thay thế nhà Trần trong hoàn cảnh đó là cần thiết. Nắm được mặt tích cực và hạn chế cơ bản của cải cách Hồ Quý Ly.
	2/ Về tư tưởng:
_ Thấy được sự sa đọa, thối nát của tầng lớp quý tộc, vương hầu cầm quyền cuối thợi Trần đã gây nhiều hậu quả cho đất nước, xã hội, nên cần phải thay thế vương triều Trần để đưa đất nước phát triển.
_ Có thái độ đúng đắn về phong trào khởi nghĩa nông dân, nô tì cuối thế kỉ XIV, về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly, một người yêu nước, có tư tưởng cải cách để đưa đất nước, xã hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng lúc bất giờ.
	3/ Về kĩ năng: bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử và kĩ năng hệ thống, thống kê, sử dụng bản đồ trong khi học bài, biết đánh giá một nhân vật lịch sử.
	4/ Trọng tâm:
_ Tình hình kinh tế – xã hội.
_ Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Lược đồ “khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV”.
_ Bảng thống kê tóm tắt các diễn biến của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì.
_ Ảnh “Di tích thành nhà Hồ”.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
® Kiểm tra bài củ:
Sinh hoạt văn hoá thời Trần được thể hiện như thế nào ?
Nêu dẫn chứng về sự phát triển của văn học, giáo dục, khoa học kĩ thuật thời Trần ?
Nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần ?
A/ Giới thiệu bài mới: Vương triều Trần được thành lập từ năm 1226, sau một thời gian dài rất vững mạnh, đưa đất nước phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhưng từ cuối thế kỉ XIV đã bước vào thời kì suy sụp.Vậy những biểu hiện của sự suy sụp đó là gì và những nguyên nhân nào dẫn đến sự suy sụp đó của nhà Trần ? Đây là nội dung chính của bài học hôm nay.
I/ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
1/ Tình hình kinh tế.
Phần giảng
_ Gv: Đầu TK XIV, nền kinh tế phát triển trở lại, xã hội tương đối ổn định. Để bù lại trong chiến tranh phải chịu nhiều khó khăn, các vương hầu quý tộc tìm mọi cách gia tăng tài sản của minh. Vì vậy, vua quan ăn chơi xa xỉ không quan tâm tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
Ä Hậu quả của những việc làm trên của vua quan nhà Trần cuối TX XIV ?
_ Học sinh đọc phần in nghiêng trong Sgk.
_ Gv: dẫn chứng: Vua Trần Dụ Tông bắt dân đào hồ lớn trong hoàng thành, chất đá giữa hồ là núi, bắt dân chở nước mặn từ biển đổ vào hồ nuôi hải sản. Tướng Trần Khánh Dư nói: Tướng là chim ưng, dân là vịt, lấy vịt nuôi chim ưng có gì là lạ”.
Cuộc sống của người dân ở cuối TK XIV ?
Ghi nhớ
_ Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
_ Nông dân đói khổ vì mất mùa, đói kém, thuế nặng, bị quý tộc, địa chủ bóc lột nặng nề.
à Đời sống bấp bênh, cực khổ.
2/ Tình hình xã hội.
Phần giảng
Ä Trước tình hình đời sống của người dân như vậy, vua quan nhà trần đã làm gì ? à vẫn lao vào cuộc sống ăn chơi sa đoạ.
_ Học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
_ Gv: lợi dụng tình hình đó, nhiều kẻ nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước. Chu Văn An quan Tư nghiệp ở Quốc tử giám dâng sớ đề nghị chém 7 nịnh thần nhưng vua không nghe, ông đã từ quan.
Ä Việc làm của Chu Văn An đã chứng tỏ điều gì? 
à Ông là một vị quan thanh liêm, không vụ lợi, biết đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.
Ä Tình hình của nhà Trần từ sau vua Trần Dụ Tông chết (1369) như thế nào ? à suy sụp hơn.
_Gv: Nhà Trần ngày càng suy sụp hơn. Dương Nhật Lễ lên cầm quyền chỉ lo vui chơi, hoang dâm và rượu chè.
Ä Chính sách đối ngoại của nhà Trần ? à bất lực trong việc đối phó với Cham-pa và yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
Ä Vì sao các cuộc khởi nghĩa bùng nổ ?
à Nông dân, nô tì bị áp bức bóc lột nên mâu thuẩn ngày càng sâu sắc với giai cấp thống trị nên họ đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ.
_ Gv: dùng lược đồ trong SGK để trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì ở nửa TK XIV, kèm theo bảng thống kê.
Ä Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra ở thởi Trần vào cuối triều Trần đã báo hiệu điều gì ?
à Đó là những phản ứng mãnh liệt của nhândân đối với nhà Trần.
Ghi nhớ
_ Vua, quan, quý tộc vẫn ăn chơi sa đọa.
_ Trong triều , nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước, triều chính bị lũng loạn.
_ Bên ngoài: Cham-pa xâm lược, nhà Minh đòi yêu sách à đời sống nhân dân cực khổ.
Các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì giữa 
 TK XIV. 
Năm 
Tên người lãnh đạo
Địa bàn hoạt động
1344
Ngô Bệ
Yên Phụ (Hải Dương)
1379
Nguyễn Thanh
Nguyễn Kỵ
Nguyễn Bổ
Sông Chu (Thanh Hoá)
Nông Cống.
Bắc Giang.
1390
Phạm Sư Ôn.
Quốc Oai (Hà Tây).
1399
Phạm Nhữ Cái
Sơn Tây
II/ NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
1/ Nhà Hồ thành lập (1400).
Phần giảng
Ä Cuối TK XIV, các cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ dẫn đến điều gì ? kết quả như thế nào ?
à Nhà nước suy yếu. Làng xã tiêu điều. Dân đinh giảm sút.
_ Gv: Nhà Trần không đủ sức cai trị, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên làm vua năm 1400. Ông xuất thân trong gia đình quan lại, có hai người cô lấy vua, Hồ Quý Ly giữ chức vụ cao cấp nhất trong triều Trần. Trước tình hình nhà Trần lung lay, ông đã quyết tâm thực hiện các biện pháp cải cách trên nhiều lĩnh vực.
_ Học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
Ghi nhớ
_ Cuối TK XIV, nhà Trần suy yếu à Hồ Quý Ly từng bước nắm quyền trong triều.
_ Năm 1400 nhà Trần sụp đổ, Hồ Quý Ly lên ngôi, lập ra nhà Hồ.
2/ Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.
Phần giảng
Ä Về mặt chính trị, Hồ Quý Ly đã thực hiện những biện pháp nào ?
Ä Tại sao Hồ Quý Ly lại bỏ những quan lại họ Trần? à Vì sợ họ lật đổ ngôi vị của mình.
Ä Việc quan triều đình thăm hỏi đời sống của nhân dân có ý nghĩa gì ? à chứng tỏ đất nước dưới thời Hồ, vua đã quan tâm đến đời sống của nhân dân.
Ä Về kinh tế nhà Hồ đã thực hiện những chính sách nào ?
_ Học sinh đọc đoạn in nghiêng trong Sgk.
Ä Em có nhận xét gì về các chính sách kinh tế của triều Hồ ? à Phần nào làm cho nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và đi lên.
Ä Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly đã ban hành các chính sách gì ?
Ä Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì ? Tác dụng của chính sách này ?
à Nhằm hạn chế số lượng ruộng đất của chủ đất, làm giảm bớt số lượng nô tì trong nước, tăng thêm số người sản xuất cho xã hội.
Ä Nhà Hồ đã đưa ra những chính sách gì về văn hoá, giáo dục ? 
Ä Những cải cách trên có tác dụng như thế nào ?
Ä Về quốc phòng, nhà Hồ đã thực hiện những chính sách gì để bảo vệ đất nước ?
_ Gv: giới thiệu cho HS ảnh thành nhà Hồ.
Ä Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly ? à Các chính sách này thể hiện kiên quyết mong muốn bảo vệ tổ quốc.
Ghi nhớ
	a/ Chính trị:
_ Cải tổ hàng ngũ võ quan.
_ Chấn chỉnh bộ máy chính quyền các cấp.
_ Cử quan lại thăm hỏi đời sống nhân dân.
	b/ Kinh tế tài chính:
_ Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
_ Ban hành chính sách hạn điền.
_ Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.
	c/ Xã hội: thực hiện chính sách hạn nô.
	d/ về văn hoá, giáo dục:
_ Giảm bớt sư tăng.
_ Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
_ Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.
	e/ Quân sự:
_ Làm sổ đinh để tăng quân số.
_ Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền lớn.
_ Phòng thủ những nơi hiểm yếu.
_ Xây thành nhà Hồ (Thanh Hoá).
3/ Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.
Phần giảng
Ä Nêu ý nghĩa của những cải cách Hồ Quý Ly ?
Ä Em có nhận xét gì về các cải cách đó ?
 + Ổn định tình hình đất nước.
 + Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ à làm suy yếu thế lực nhà Trần, làm tăng nguồn thu nhập nhà nước.
 + Cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
_ Gv: Tuy nhiên, cũng có một số chính sách chưa phù hợp với thực tế và chưa được lòng dân.
Ä Vì sao các chính sách không được nhân dân ủng hộ ?
Ä Tại sao Hồ Quý Ly lại làm được như vậy ?
 + Nhà Trần đã quá suy yếu.
 + Nguy cơ giặc ngoại xâm, không cải cách, không thế chống giặc được.
Ghi nhớ
	a/ Ý nghĩa: Thực hiện cải cách toàn diện, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
	b/ Tác dụng:
v Tích cực:
_ Hạn chế ruộng đất của quý tộc, địa chủ.
_ làm suy yếu thế lực họ Trần.
_ Tăng nguồn thu nhập nhà nước.
_ Tăng cường quyền lực nhà nước quân chủ.
v Hạn chế:
_ Chưa giải phóng nông nô, nô tì.
_ Chưa giải quyết được yêu cầu bức thiết của nhân dân.
	B/ Sơ kết bài học:
IV/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Nhà Hồ được thiết lập trong hoàn cảnh nào ?
Trình bày tóm tắt các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly ?
Nêu ý nghĩa và tác dụng của các chính sách của Hồ Quý Ly ?
V/ DẶN DÒ
_ Học bài, làm bài tập 16.
_ Chuẩn bị bài “Ôn tập chương II và chương III”
********************

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_16_su_suy_sup_cua_nha_tran_cuoi_th.doc