Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần - Tiết 28: Sự phát triển văn hóa

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh nắm được:

- Đời sống văn hoá và tinh thần của nhân dân ta thời Trần rất phong phú đa dạng.

- Giáo dục, khoa học, kĩ thuật thời Trần đạt đến trình độ cao, nhiều công trình nghệ thuật tiêu biểu.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá

 3.Thái độ: Tự hào về nền văn hoá dân tộc , có ý thức bảo vệ, gĩư gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.

4-Năng lực

- Năng lực chung: Nêu và giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự học

- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, thực hành với đồ dùng trực quan

II. Phương tiện dạy học:

 1. Giáo viên: - SGK, SGV; -Tranh ảnh các thành tựu văn hoá. Các kênh hình.

. 2. Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.

III. Phương pháp

- Phương pháp quy nạp

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp thảo luận nhóm

IV- Tiến trình lên lớp:

• Hoạt động khởi động:

1- Ổn định tổ chức:

2- Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày tình hình kinh tế thời Trần sau chiến tranh?

3- Giảng dạy bài mới:

Sau chiến tranh, nhà Trần có nhiều chính sách để phát triển kinh tế, bên cạnh đó nhà Trần rất quan tâm đến nền văn hoá giáo dục.

 

docx 5 trang cucpham 20/07/2022 7440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần - Tiết 28: Sự phát triển văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần - Tiết 28: Sự phát triển văn hóa

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần - Tiết 28: Sự phát triển văn hóa
 Chủ đề: ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI NHÀ TRẦN
Bài 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN
Tiết 28: 
 SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ.
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Học sinh nắm được: 
- Đời sống văn hoá và tinh thần của nhân dân ta thời Trần rất phong phú đa dạng.
- Giáo dục, khoa học, kĩ thuật thời Trần đạt đến trình độ cao, nhiều công trình nghệ thuật tiêu biểu.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá
 3.Thái độ: Tự hào về nền văn hoá dân tộc , có ý thức bảo vệ, gĩư gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.
4-Năng lực
- Năng lực chung: Nêu và giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự học
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, thực hành với đồ dùng trực quan
II. Phương tiện dạy học: 
 1. Giáo viên: - SGK, SGV; -Tranh ảnh các thành tựu văn hoá. Các kênh hình.
. 2. Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.
III. Phương pháp
- Phương pháp quy nạp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thảo luận nhóm
IV- Tiến trình lên lớp:
Hoạt động khởi động: 
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày tình hình kinh tế thời Trần sau chiến tranh? 
3- Giảng dạy bài mới:
Sau chiến tranh, nhà Trần có nhiều chính sách để phát triển kinh tế, bên cạnh đó nhà Trần rất quan tâm đến nền văn hoá giáo dục.
Hoạt động hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
 Gv: dẫn dắt từ văn hóa thời Lý đến thời Trần, sau đó giải thích cho hs hiểu: tín ngưỡng là gì?
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
? Ở thời Trần,tín ngưỡng có phổ biến và phát triển không? Hãy lấy một số ví dụ cụ thể?
HSTL, gv cho hs quan sát một số bức ảnh những tín ngưỡng phổ biến trong nhân dân và giới thiệu các bức ảnh ấy
GV chiếu một bài ca dao. HS quan sát.
? Bài ca dao thuộc chủ đề nào các em đã học trong chương trình Ngữ văn 7? Bài ca phê phán hiện tượng nào trong xã hội?
HSTL, GV chốt: Cái đó gọi là mê tín dị đoan ( tức tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí ). Cần phân biệt tín ngưỡng với mê tín.
? Nhận xét về đạo phật thời Trần
? Qua phần chuẩn bị, em thấy đạo Phật và đạo Nho thời Trần như thế nào?
HSTL, GV chốt
? Nêu những dẫn chứng chứng tỏ đạo Phật phát triển?
( Nhiều người đi tu, kể cả giai cấp thống trị(vua). Chùa mọc ở khắp nơi)
HSTL,Gv chiếu một số bức ảnh để chứng tỏ sự phát triển của đạo phật.
Gv giảng: Đạo phật không phát triển bằng thời Lý thể hiện ở chỗ:Đạo Phật không trở thành quốc giáo, không ảnh hưởng chính trị như trước, chùa không phải là nơi dạy học mà là trung tâm sinh hoạt văn hoá.
?Kể tên các nhà nho tiêu biểu thời kì này?
Gv: Nho giáo ( đạo nho) là một hệ hống đạo đức, triết học xã hội, triết lí giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng. Mục đích của đạo nho là xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng. Do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị cho nên nho giáo càng ngày càng phát triển. 
GV chiếu 2 nhà nho nổi tiếngvới những đóng góp của họ ( Trương Hán Siêu, Chu Văn An ). HS đọc.
? Trong nhân dân, các hình thức sinh hoạt văn hóa diễn ra như thế nào?
HSTL, GV chốt.
Gv chiếu một số hình thức sinh hoạt văn hóa trong nhân dân. Gv giới thiệu và chốt: những bức ảnh ấy chứng tỏ các hoạt động văn hóa rất phổ biến và phát triển.
? Ngày nay, các hình thức sinh hoạt văn hóa ấy có còn tồn tại không?
? Hãy kể những hình thức sinh hoạt văn hóa ở quê hương em?
? Nêu những dẫn chứng về tập quán sống giản dị của nhân dân ta?
HSTL, GV bình: Ẩn chứa bên trong sự giản dị đó là một dân tộc giàu tinh thần thượng võ, yêu quê hương đất nước và trọng nhân nghĩa. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội thì tập quán đi chân đất đã gần như không còn tồn tại; cách ăn mặc của nhân dân ta cũng đẹp, sang trọng và lịch sự hơn rất nhiều. Như vậy, ngay từ thời xa xưa, đsvh của ND ta đã rất phổ biến. Ngày nay, bên cạnh sự kế thừa những nét đẹp văn hóa ấy, chúng ta cũng có những thay đổi cho phù hợp với thời đại.
?Em cho biết vài nét tiêu biểu về tình hình văn học thời Trần?
Gv chiếu, HS đọc để hiểu rõ hơn về chữ Hán và chữ Nôm.
? Kể một số tác phẩm tiêu biểu? (Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh,...). 
? Trong các tác phẩm em vừa kể, em đã được học tác phẩm nào? Của ai? 
- HSTL, GV chiếu bài thơ và nói về hoàn cảnh sáng tác. 
? Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc?
HSTL, Gv chốt: các tác phẩm hầu hết ra đời trong chiến tranh, như “hịch tướng sĩ”để động viên tinh thần binh lính, “phò giá về kinh” thể hiện niềm vui chiến thắng, “phú sông bạch đằng” ca ngợi chiến công hiển hách. Các tác phẩm mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đã phần nào phản ánh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta dưới thời Trần.
Thảo luận nhóm:3 phút.
GV chiếu câu hỏi TLN, hs đọc
? Trình bày vài nét về giáo dục thời Trần?so sánh giáo dục thời Trần với thời Lý?Từ đó em có nhận xét gì về tình hình giáo dục thời Trần?
HS đại diện nhóm đưa ra đáp án. GV chốt bằng cách chiếu lên cho hs đọc.
- Gv chiếu tư liệu về Văn Miếu- Quốc Tử Giám và giảng về di tích lịch sử này.
? KHKT thời Trần có đặc điểm gì nổi bật?
HSTL,GV chiếuđáp án, chiếu một số bức ảnh liên quan và giới thiệu về Tuệ Tĩnh.
? Em hiểu thế nào là kiến trúc, điêu khắc?
HSTL, GV chiếu đáp án.
- Kiến trúc là thiết kế, Điêu khắc là nghệ thuật tạo hình, là 1 bộ phận không thể tách rời trong cuộc sống nói chung và nghệ thuật tạo hình nói riêng.. Điêu khắc thường đi đôi với kiến trúc, tôn lên vẻ đẹp của kiến trúc.
 Cho Hs quan sát hình37, 38 Sgk.
? Hãy miêu tả 2 bức hình?
HS miêu tả, gv chốt: Tháp phổ minh cao khoảng 20m gồm 14 tầng tháp, nền tháp và tàng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại xây bằng gạch, bệ và tầng thứ nhất có những hình chạm nông trên mặt đá như: hoa lá, sóng nước, mây cuốn- đặc trưng cho phong cách trang trí thời nhà Trần.
 Hình đầu rồng men lục: đầu ngẩng lên, miệng há to, mồm ngậm ngọc đầu có tai, có sừng, có màu men lục đặc trưng.
? Em có biết tháp Phổ Minh nằm ở địa danh cụ thể nào của Nam Định Không?
HSTL, Gv chốt: nằm ở thôn Tức Mạc xã Lộc Vượng huyện Mỹ Lộc. Cách TPNĐ khoảng 5 km về phái Nam, thuộc khu di tích lịch sử đền Trần.
- Hs quan sát H38 và so sánh với H26 bài 12.
? So sánh, nhận xét về hình rồng thời Trần so với thời Lý?
HSTL,Gv chiếu và chốt: 
 Hình rồng thời Trần trau chuốt, uy nghiêm hơn. Đây là chiếc đầu rồng dộc nhất vô nhị còn xót lại đến nay. Màu men lục chỉ có trong thời Lý Trần. Đến nay, ngay cả những người thợ giỏi nhất cũng không thể làm ra màu men lục này.
? Gần như triều đại nào ở VN cũng có hình tượng rồng. Tại sao vậy?
 Rồng là biểu tượng của sự cao quý, sức sống vĩnh hằng,tượng trưng cho uy quyền của triều đại phong kiến. Chính vì vậy, hình tượng rồng được sử dụng nhiều qua kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa. Tuy nhiên, hình tượng rồng trong các triều đại cũng có những khác biệt.
Gv chiếu thêm một số kiến trúc điêu khắc để hs quan sát.
?Qua đó em thấy NT kiến trúc và điêu khắc thời kì này ntn?
1. Đời sống văn hoá
- Tín ngưỡng phổ biến và phát triển.
- Đạo Phật và Nho giáo: phát triển.
Sinh hoạt văn hóa: Nhân dân ưa ca hát..., sống giản dị.
2.Văn học. 
 Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm phát triển.
3, Giáo dục và khoa học kĩ thuật
a, Giáo dục:
b,khoa học kĩ thuật
4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
 Nghệ thuật ngày càng đạt đến trình độ tinh xảo, rõ nét.
Hoạt động thực hành- củng cố
Gv chiếu bài tập củng cố. Hs làm bài theo phương pháp tiếp sức.
Hoạt động bổ sung
 - Ôn kĩ kiến thức vừa tìm hiểu.
- Trả lời câu hỏi ở Sgk.
 - Xem trước bài 16.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_bai_15_su_phat_trien_kinh_te_va_van_ho.docx