Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thế kỷ XIII (Tiết 4) - Nguyễn Quỳnh Thư

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức : Giúp học sinh :

 - Ở thế kỷ XIII, trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên quân dân Đại Việt đều giành thắng lợi.

 - Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên.

 2. Thái độ

 - Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.

 - Bài học kinh nghiệm về truyền thống chiến đấu và tinh thần đòan kết của dân tộc.

 3. Kỹ năng

 - Phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung.

 - Rén kỹ năng tổng hợp và liên hệ thực tế ngày nay.

 II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Phấn, thước kẻ, giáo án , sgk

 2. Học sinh: Bút, thước kẻ, vở ghi lịch sử, SGK Lịch sử

 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.

 - Nêu hoàn cảnh và diễn biến cuộc xâm lược Đại Việt lần III của quân Nguyên ?

 - HS lên bảng tường thuật lại diễn biến chiến thắng Bạch Đằng trên lược đồ ?

 2. Giới thiệu bài mới.

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần đã diễn ra trong điều kiện vô cùng gian khó, nhưng đã giành thắng lợi. Vì sao có những thắng lợi đó và ý nghĩa lịch sử của những chiến thắng này như thế nào?

 

doc 3 trang cucpham 7440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thế kỷ XIII (Tiết 4) - Nguyễn Quỳnh Thư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thế kỷ XIII (Tiết 4) - Nguyễn Quỳnh Thư

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thế kỷ XIII (Tiết 4) - Nguyễn Quỳnh Thư
 TUẦN : 13	 Ngày soạn: 09 / 11 / 2013
 TIẾT : 26	 Ngày dạy : 13 / 11 / 2013
 BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN 
 XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN ( THẾ KỶ XIII )
 IV . NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN 
	KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN.
I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức : Giúp học sinh :
 	- Ở thế kỷ XIII, trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên quân dân Đại Việt đều giành thắng lợi.
 	 - Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên.
 	2. Thái độ
 	- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
 	- Bài học kinh nghiệm về truyền thống chiến đấu và tinh thần đòan kết của dân tộc.
 	3. Kỹ năng
 	- Phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung.
 	- Rén kỹ năng tổng hợp và liên hệ thực tế ngày nay.
	II. CHUẨN BỊ:
 	1. Giáo viên: Phấn, thước kẻ, giáo án , sgk
 	2. Học sinh: Bút, thước kẻ, vở ghi lịch sử, SGK Lịch sử 
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
 	- Nêu hoàn cảnh và diễn biến cuộc xâm lược Đại Việt lần III của quân Nguyên ?
 	- HS lên bảng tường thuật lại diễn biến chiến thắng Bạch Đằng trên lược đồ ?
 	2. Giới thiệu bài mới.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần đã diễn ra trong điều kiện vô cùng gian khó, nhưng đã giành thắng lợi. Vì sao có những thắng lợi đó và ý nghĩa lịch sử của những chiến thắng này như thế nào?
 	3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN – HỌC SINH
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động1: Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi:
- HS đọc nội dung SGK/66 + 67
- GV chia HS thành các nhóm thảo luận :
 - Trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự thắng lợi của ba cuộc kháng chiến ?
? Nhận xét về sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần? Do đâu mà có thể chuẩn bị được như vậy?
->Nhà Trần quan tâm sức dân, nâng cao đời sống nhân dân, tạo sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân
? Nêu một số dẫn chứng về tinh thần đoàn kết chống giặc của nhân dân ta?
- Thực hiện chủ trương vườn không nhà trống 
- Trong lần thứ hai, các vị bô lão thể hiện ý chí của muôn dân quyết đánh (Hội nghị Diên Hồng)
- Quân sĩ thích vào tay hai chữ Sát thát.
- Vua Trần thường về các địa phương tìm hiểu cuộc sống của dân. 
 ? Người có đóng góp lớn nhất trong sự thắng lợi này là ai? Trình bày những đóng góp đó ?
-> Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
=> GV chỉnh sửa, kết luận và phân tích thêm.
? Trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên? 
-> Giải quyết những bất hoà trong vương triều Trần, tạo nên sự đoàn kết dân tộc. Nghĩ ra cách đánh độc đáo, sáng tạo, phù hợp với từng giai đoạn 
- Là tác giả của bài “Hịch tướng sỹ ”.
- Kế hoạch “vườn không nhà trống ”.
+Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu của kẻ thù .
+ Biết phát huy lợi thế của quân ta, buộc địch phải theo.
+ Buộc địch từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, ta từ bị động chuyển sang chủ động. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử
GV: Năm 1257, vua Mông Cổ đưa 3 vạn quân sang xâm lược Đại Việt, ở lần thứ hai lực lượng của chúng lên tới 50 vạn quân và đến năm 1288, Hốt Tất Liệt phải đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản và đưa 30 vạn quân sang nước ta. Với lực lượng mạnh như vậy, nhưng cả ba lần quân Nguyên đều thất bại.
? Những thắng lợi đó của quân ta trong hoàn cảnh như vậy có ý nghĩa gì? 
? Thắng lợi này có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc ta ?
 -> Góp phần xây đắp truyền thống quân sự dân tộc ta.
? Bài học từ ba cuộc kháng chiến là gì ?
-> Bài học vô cùng quý giá cho công cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc.
? Đối với thế giới, thắng lợi này có ý nghĩa như thế nào ? 
-> Đập tan âm mưu thống trị các nước của đế quốc Nguyên.
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Sự ủng hộ, tinh thần đoàn kết, chiến đấu dũng cảm của toàn dân trong đó quý tộc, vương hầu là hạt nhân
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm, gan dạ, sự anh dũng hi sinh của quân đội nhà Trần.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt với những chiến lược chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy, đứng đầu là vua Trần và Trần Hưng Đạo.
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược nước ta của nhà Nguyên -> bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
- Khẳng định sức mạnh Việt Nam, nâng cao lòng tự hào, tự cường, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam.
- Để lại bài học vô cùng quý giá : củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
- Ngăn chặn sự xâm lược của nhà Nguyên sang các nước khác.
4. Củng cố: 
Thời gian 
Sự kiện 
1. 01/1258
2. 29/01/1258
3. 1279
4. 01/1285
5. 12/1287
6. 04/1288
 - Nêu những nguyên nhân thắng lợi của ba lần k/c chống quân xâm lược Mông- Nguyên?
- Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên. 
- Bài học kinh nghiệm về "Lấy yếu chống mạnh "trong Lịch Sử chống ngoại xâm của dân tộc ta ở thế kỉ XIII. 
 	5. Hướng dẫn học tập ở nhà
Học bài kết hợp Sgk trả lời các câu hỏi 1,2 trang 68.
Chuẩn bị bài mới : Phần I – bài 15.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_14_ba_lan_khang_chien_chong_quan_x.doc