Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa - Lê Thị Kim Phụng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức:

_ Dưới thời Lý, nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có chuyển biến và đạt được một số thành tựu nhất định như diện tích đất đai mở rộng, thủy lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện.

_ Việc buôn bán với nước ngoài được phát triển.

_ Xã hội có chuyển biến về giai cấp. Văn hoá, giáo dục phát triển, hình thành Văn hóa Thăng Long.

 2/ Về tư tưởng:

_ Giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ văn hoá dân tộc cho học sinh.

_ Bước đầu có ý thức vươn lên trong xây dựng đá6t nước độc lập, tự chủ.

 3/ Về kĩ năng: làm quen với kĩ năng quan sát tranh ảnh, phương pháp phân tích, lập bảng so sánh, đối chiếu và vẽ sơ đồ.

 4/ Trọng tâm:

_ Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.

_ Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

_ Giáo dục và văn hóa.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

_ Các tranh ảnh mô tả các hoạt động kinh tế thời Lý.

_ Tư liệu, tranh ảnh về thành tựu kinh tế, văn hoá thời Lý.

_ Sơ đồ về cơ cấu xã hội thời Lý.

 

doc 4 trang cucpham 23/07/2022 2680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa - Lê Thị Kim Phụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa - Lê Thị Kim Phụng

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa - Lê Thị Kim Phụng
Bài 12:	ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA
Tiết 19 + 20:	Ï&Ð
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức:
_ Dưới thời Lý, nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có chuyển biến và đạt được một số thành tựu nhất định như diện tích đất đai mở rộng, thủy lợi được chú ý, nhiều nghề thủ công mới xuất hiện.
_ Việc buôn bán với nước ngoài được phát triển.
_ Xã hội có chuyển biến về giai cấp. Văn hoá, giáo dục phát triển, hình thành Văn hóa Thăng Long.
	2/ Về tư tưởng:
_ Giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức xây dựng và bảo vệ văn hoá dân tộc cho học sinh.
_ Bước đầu có ý thức vươn lên trong xây dựng đá6t nước độc lập, tự chủ.
	3/ Về kĩ năng: làm quen với kĩ năng quan sát tranh ảnh, phương pháp phân tích, lập bảng so sánh, đối chiếu và vẽ sơ đồ.
	4/ Trọng tâm:
_ Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.
_ Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
_ Giáo dục và văn hóa.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Các tranh ảnh mô tả các hoạt động kinh tế thời Lý.
_ Tư liệu, tranh ảnh về thành tựu kinh tế, văn hoá thời Lý.
_ Sơ đồ về cơ cấu xã hội thời Lý.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
u Kiểm tra bài củ:
Em hãy trình bày lại cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân ta ?
Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi ? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này ?
A/ Giới thiệu bài mới: Sau cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi, nhà Lý đã bắt tay vào việc khôi phục và xây dựng đất nước về mọi mặt và đã đạt được những thành tựu kinh tế – văn hóa to lớn mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học mới.
I/ ĐỜI SỐNG KINH TẾ
1/ Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.
Phần giảng
_ Gv: Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý.
Ä Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu của ai ? à của nhà vua.
_ Cho học sinh đọc phần in nghiêng trong SGK.
Ä Trong lễ tịch điền nhà vua cày mấy đường thể hiện điều gì ? 
à Để khuyến khích nhân dân sản xuất.
Ä Nêu những biện pháp nhà Lý khuyến khích phát triển nông nghiệp ?
Ä Tình hình nông nghiệp thời Lý như thế nào ?
à Nhiều năm mùa màng bội thu.
Ä Vì sao nền nông nghiệp thời Lý phát triển ?
 + Nhà nước quan tâm tới SX nông nghiệp.
 + Nhân dân chăm lo sản xuất.
Ghi nhớ
_ Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua, do nông dân canh tác và nộp thuế.
_ Vua cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất.
_ Chú ý khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt.
_ Ban hành luật cấm giết hại trâu bò.
à Nông nghiệp phát triển, mùa màng được mùa liên tục. 
2/ Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Phần giảng
_ Gv: Nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ổn định là cơ sở thuận lợi cho các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Ä Thủ công nghiệp thời lý phát triển những nghề nào ?
_ Cho học sinh đọc đoạn in nghiêng trong SGK.
Ä Qua những nội dung trên cho ta thấy nghề thủ công nào phát triển nhất ? à nghề dệt.
Ä Tại sao vua Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống ? à Bởi nhà Lý muốn nâng cao giá trị hàng hóa trong nước.
_ Cho học sinh xem hình các đồ gốm tráng men.
_ Cho học sinh nhận xét và đáng giá.
_ Gv: Bên cạnh đó, bàn tay người thủ công Đại Việt đã tạo dựng được nhiều công trình nổi tiếng.
Ä Bước phát triển mới của thủ công nghiệp thời Lý là gì ? à tạo ra nhiều sản phẩm mới, kĩ thuật ngày càng cao.
_ Gv: việc buôn bán trong và ngoài nước càng được mở mang phát triển. Vùng hải đảo và vùng biên giới Lý – Tống đã được chính quyền 2 bên cho lập nhiều chợ để trao đổi buôn bán.
_ Cho học sinh đọc phần chữ nhỏ in nghiêng.
Ä Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới mà không cho họ tự do đi lại ở nội địa ? à thể hiện ý thức cảnh giác tự vệ đối với nhà Tống.
Ä Trong nước, tại sao Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất ?
à Có vị trí tự nhiên rất thuận lợi cho thuyền bè qua lại, nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các vùng Đông Nam Á.
Ä Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì ?
à Nhân dân Đại Việt có đủ khả năng để xây dựng nền kinh tế tự chủ phát triển.
Ghi nhớ
	a/ Thủ công nghiệp:
_ Nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, đồ gốm, xây dựng rất phát triển.
_ Nghề trang sức, làm giấy, in bản gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải được mở rộng.
_ Nhiều công trình nổi tiếng: chuông Quy Điền, tháp Bảo thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định) 
	b/ Thương nghiệp:
_ Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước.
_ Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi buôn bán thuận tiện với thương nhân nước ngoài.
II/ SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA.
1/ Những thay đổi về mặt xã hội.
Phần giảng
Ä Thời Lý, bộ phận chính trong xã hội là ai ?
à vua, quan
Ä So với thời Đinh – Tiền Lê, sự phân biệt giai cấp ở thời Lý như thế nào ? à Sự phân biệt giai cấp sâu sắc hơn. Địa chủ ngày càng tăng, nông dân tá điền bị bóc lột càng nhiều.
được cấp hoặc có ruộng
Địa chủ
Quan lại
Hoàng tử, công chúa
Một số nông dân giàu
Ä Đời sống của các tầng lớp trong giai cấp thống trị như thế nào ? à Đầy đủ, sung túc.
Ä Cho biết đời sống của các tầng lớp trong giai cấp bị trị ?
được nhận đất công
của làng xã
Nông dân
thường
Nông dân
(từ 18 tuổi trở lên)
 + Thợ thủ công, thương nhân: sản xuất các đồ dùng và trao đổi buôn bán cho nhau, phải nộp thuế làm nghĩa vụ với nhà vua.
Nhận ruộng của địa chủ
cày cấy, nộp tô cho địa chủ
Nông dân
tá điền
Nông dân
không có ruộng
 + Nông dân: là lực lượng sản xuất chính, nông dân nghèo cày ruộng phải nộp tô.
 + Nô tỳ: là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
Ghi nhớ
2/ Giáo dục và văn hóa.
Phần giảng
Ä Cho biết 2 sự kiện lớn của thời Lý đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt ?
 + Năm 1070 xây dựng văn Miếu là nơi dạy học cho các con vua.
 + Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
Ä Nền giáo dục thời Lý có đặc điểm gì khác so với thời Đinh – Tiền Lê ? à Bắt đầu phát triển (dựng Văn Miếu, mở khoa thi).
Ä Tại sao lại dạy chữ Hán và đạo Nho ? à là việc làm thuận lợi đối với giai cấp thống trị lúc bấy giờ.
Ä Tìm một số điểm hạn chế của nền giáo dục thời Lý ? à việc thi cử còn hạn chế, chỉ con nhà giàu và con quan lại mới có điều kiện đi học.
_ Gv: Nhà Lý rất quan tâm đến giáo dục, song chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy củ. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
Ä Tôn giáo thời Lý có đặc điểm gì ? à 
Ä Nêu những dẫn chứng thời Lý, đạo Phật được sùng bái ? à Vua sai người dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật.
_ Cho học sinh đọc phần in nghiêng SGK.
_ Gv: Phật giáo phát triển rộng khắp trong nhân dân, đó là một đặc điểm của thời Lý, hình thức theo đạo: ở nhà, đi lễ chùa, hoặc tu ở chùa.
Ä Kể tên các hoạt động văn hóa dân gian và các môn thể thao được nhân dân ưa thích ?
à Hát chèo, múa rối, dàn nhạc có trống, đàn, sáo, nhị  Đá cầu, vật, đua thuyền 
Ä Các hoạt động văn hóa được tổ chức vào thời gian nào ? à Lễ hội, mùa xuân hằng năm.
_ Gv: Kiến trúc, điêu khắc rất phát triển (kết hợp giới thiệu tranh ảnh về các công trình kiến trúc như: tháp Bảo Thiên, tháp Chương Sơn, chùa Trùng Quang )
Ä Trình độ điêu khắc thời Lý như thế nào ?
_ Gv: Cho học sinh xem hình rồng và miêu tả cụ thể (mình trơn, toàn thân uốn khúc uyển chuyển), Rồng được coi là hình tượng nghệ thuật độc đáo.
Ghi nhớ
	a/ Giáo dục:
_ Năm 1070 xây dựng Văn Miếu.
_ Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên.
_ Năm 1076 mở Quốc tử giám (trường đại học đầu tiên của Đại Việt).
_ Nội dung học tập: dạy chữ Hán và sách Nho giáo.
_ Đạo Phật rất phát triển.
 b/ Văn hóa:
_ Các hình thức nghệ thuật dân gian phát triển mạnh.
_ Kiến trúc và điêu khắc mang tính độc đáo, và có quy mô lớn (tháp Báo Thiên, chùa Một cột, chuông chùa Trùng Quang ).
à Nền văn hóa mang tính dân tộc (văn hoá Thăng Long).
	B/ Sơ kết bài học: Giáo viên khắc sâu những kiến thức cơ bản về xã hội, văn hóa, nghệ thuật. Sự phát triển đồng đều của các mặt kinh, xã hội, văn hóa, nghệ thuật của nhân dân ta thời Lý đã xác nhận khả năng xây dựng nề độc lập của nước ta hồi ấy: sự hình thành một nền văn hóa dân tộc – Văn hóa Thăng Long.
IV/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ?
Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý ?
Xã hội thời Lý có những thay đổi như thế nào so với thời Đinh – Tiền Lê ?
Giáo dục, văn hóa thời Lý phát triển ra sao ?
V/ DẶN DÒ
_ Học kỉ bài, làm bài tập.
_ Xem trước bài “Nước Đại Việt ở thế Kỉ XIII”.
********************

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_12_doi_song_kinh_te_van_hoa_le_thi.doc