Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - Lê Thị Kim Phụng

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức:

_ Giúp học sinh hiểu được âm mưu xâm lược nước ta thời đó của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.

_ Hiểu được cuộc tiến công, tập kích sang đất Tống (giai đoạn thứ nhất – 1075) của Lý Thường Kiệt là hành động tự vệ chính đáng của ta.

_ Nắm được diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt.

 2/ Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược của nước ta trong giai đoạn này.

3/ Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng vẽ và sử dụng bản đồ trong khi học và trả lời câu hỏi.

 4/ Trọng tâm:

_ Nhà Lý chủ động tiến công để tự vệ.

_ Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

_ Bản đồ Đại Việt thời Lý – Trần.

_ Lược đồ về cuộc tiến công để phòng vệ của nhà Lý.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 Kiểm tra bài cũ:

1. Nhà Lý được thành lập như thế nào ?

2. Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao ?

3. Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất ?

A/ Giới thiệu bài mới: Giáo viên trình bày sơ qua về cuộc sống bình yên của cư dân Đại Việt sau khi nhà Lý thành lập, nhưng ở bên ngoài, nhà Tống lại âm mưu xâm lược nước ta. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới.

 

doc 3 trang cucpham 23/07/2022 9960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - Lê Thị Kim Phụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - Lê Thị Kim Phụng

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - Lê Thị Kim Phụng
Bài 11:	CUÔC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
Tiết 15+16:	(1075 – 1077)
	Ï&Ð	
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức:
_ Giúp học sinh hiểu được âm mưu xâm lược nước ta thời đó của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.
_ Hiểu được cuộc tiến công, tập kích sang đất Tống (giai đoạn thứ nhất – 1075) của Lý Thường Kiệt là hành động tự vệ chính đáng của ta.
_ Nắm được diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt.
	2/ Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược của nước ta trong giai đoạn này.
3/ Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng vẽ và sử dụng bản đồ trong khi học và trả lời câu hỏi.
	4/ Trọng tâm:
_ Nhà Lý chủ động tiến công để tự vệ.
_ Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Bản đồ Đại Việt thời Lý – Trần.
_ Lược đồ về cuộc tiến công để phòng vệ của nhà Lý.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
u Kiểm tra bài cũ:
Nhà Lý được thành lập như thế nào ?
Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao ?
Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất ?
A/ Giới thiệu bài mới: Giáo viên trình bày sơ qua về cuộc sống bình yên của cư dân Đại Việt sau khi nhà Lý thành lập, nhưng ở bên ngoài, nhà Tống lại âm mưu xâm lược nước ta. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới.
I/ GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)
1/ Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
Phần giảng
_ Gv: Từ sau cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo thắng lợi, mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và nhà Tống giữ ổn định trong một thời gian khá dài, nhưng từ giữa TK XI, nhà Tống đã có ý đồ xâm lược nước ta.
Ä Từ giữa thế kỉ XI nhà Tống gặp những khó khăn gì ? Để giải quyết những khó khăn đó nhà Tống đã làm gì ?
Ä Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì ? 
 + Bành trướng lãnh thổ.
 + để giải quyết tình trạng khủng hoảng của đất nước. 
Ä Ngoài ra nhà Tống còn có hành động gì nữa ? 
Ghi nhớ
_ Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn:
	+ Trong nước: tài chính khó khăn, nội bộ chia rẽ.
 	+ Ngoài nước:bị 2 nước Liêu-Hạ quấy nhiễu.
à Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
_ Những việc làm của nhà Tống.
 + Phía Nam: xúi giục Cham-pa đánh lên.
 + Phía Bắc: Ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.
2/ Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.
Phần giảng
Ä Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đã chuẩn bị như thế nào ?
_ Học sinh đọc phần giới thiệu về thân thế của Lý Thường Kiệt trong sách giáo khoa.
Ä Nêu những việc làm của LTK ?
Ä Những việc làm này có ý nghĩa như thế nào ?
à Đánh bại bước đầu âm mưu xâm lược của nhà Tống.
Ä Trước tình hình này LTK đã có chủ trương như thế nào ? à “tiến công trước để tự vệ”
_ GV: vừa tường thuật, vừa chỉ bản đồ các cuộc tập kích của quân ta.
Ä Sau khi hoành thành mục tiêu của cuộc tập kích Lý Thường Kiệt đã làm gì ? à rút quân về nước.
Ä Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào ?
_ Gv: ta chỉ tấn công các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tấn công xâm lược nước ta. Sau khi thực hiện mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút quân về nước.
Ghi nhớ
 a/ Việc chuẩn bị:
_ Cử Lý Thường Kiệt làm chỉ huy cuộc kháng chiến.
_ Tập luyện quân đội.
_ Phong chức tước cho các tù trưởng.
_ Đánh bại sự tấn công của cham-pa.
 b/ Diễn biến:
_ Lý Thường Kiệt chủ trương “tiến công trước để tự vệ”.
_ Tháng 10.1075, Lý Thường Kiệt và Tôn Đản chỉ huy 10 vạn quân chia 2 đường thủy-bộ tấn công châu Ung (Quảng Tây) và châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông).
_ Sau 42 ngày chiến đấu, ta hạ thành Ung Châu.
_ Lý Thường Kiết rút quân về, chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc ở trong nước.
 c/ Ý nghĩa: làm hoang mang quân Tống, đẩy chúng vào thế bị động.
II/ GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077).
1/ Kháng chiến bùng nổ.
Phần giảng
Ä Sau khi rút quân về nước, quân ta đã chuẩn bị như thế nào ?
Ä Tại sao Lý Thướng Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống giặc ? à Sgk.
Ä Sau thất bại nặng nề ở Ung Châu nhà Tống đã có quyết định gì ?
_ Gv: dùng lược đồ tường thuật cuộc tiến công xậm lược của quân Tống.
Ä Quân ta đã đối phó như thế nào để chặn thế tiến công của giặc ? (cả thủy và bộ).
Ghi nhớ
_ Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt hạ lệnh:
 Ÿ Các địa phương chuẩn bị bố phòng.
 Ÿ Cho quân mai phục ở những nơi biên giới.
 Ÿ Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
	¯ Diễn biến:
_ Cuối năm 1076, 10 vạn quân Tống tiến vào nước theo 2 đường thủy bộ:
 ü Quân bộ: Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy.
 ü Quân thủy: Hoà Mâu chỉ huy.
_ Quân ta lui về phòng thủ và chặn giặc ở bờ sông Như Nguyệt, đồng thời đánh chặn thủy quân giặc không cho tiếp viện.
2/ Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
Phần giảng
Ä Chờ mãi không thấy thủy quân đến quân Tống đã làm gì ? Kết quả ra sao ?
_ Gv: dùng lược đồ trong Sgk để miêu tả cuộc tấn công tuyệt vọng của quân Tống.
Ä Nêu những khó khăn của quân Tống ? à tiến thoái lưỡng nan, quân lính mệt mỏi, chán nản 
Ä Để động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ, Lý Thường Kiệt đã làm gì ? à sáng tác bài thơ “Nam quốc sơn hà”
_ Gv: tiếp tục tường thuật diễn biến trận đánh trên bản đồ.
Ä Tại sao LTK lại chủ động giảng hòa với giặc khi đang ở thế thắng ?
à Đấy là cách kết thúc chiến tranh độc đáo: là không tiêu diệt kẻ thù ở thế cùng kiệt, mà giảng hòa để đảm bảo hòa hiếu về sau, không làm tổ thương danh dự nước lớn à đó là tính cách nhân đạo của dân tộc ta.
Ä Hãy nêu những nét độc đáo trong các đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?
 + Chủ động tấn công để tự vệ.
 + Phòng ngự chu đáo cả thủy và bộ, chủ yếu là phòng tuyến Như Nguyệt.
 + Chờ giặc suy yếu để phản công.
 + Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh.
Ä Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi ? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này ?
Ghi nhớ
_ Không thấy thủy quân đến Quách Quỳ nhiều lần vượt sông Như Nguyệt tấn công quân ta, nhưng thất bại nên lui về phòng ngự.
_ Quân Tống ốm đau, mệt mỏi, chết dần mòn.
_ Lý Thường Kiệt sáng tác bài thơ “Sông núi nước Nam” để khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ.
_ Cuối 1077 Lý Thường Kiệt bí mật mở cuộc tấn công lớn, quân Tống bị thiệt hại quá nửa.
_ Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa. Chiến tranh kết thúc, quân Tống rút về nước.
	¯ Ý nghĩa: nhà Tống từ bỏ âm mưu xâm lược , nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.
	B/ Sơ kết bài học: Cuộc kháng chiếng chống Tống của nhân dân thời Lý đã kết thúc thắng lợi. Nhà Tống buộc phải từ bỏ hoàn toàn mộng thôn tính Đại Việt, mặc dù sau chiến tranh, nhà Tống còn tồn tại mấy trăm năm nữa nhưng không dám nghĩ đến việc xâm lược trở lại nước ta.
IV/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Em hãy trình bày lại âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt.
Vua tôi nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống ?
Em hãy trình bày lại cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân ta ?
Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi ? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này ?
V/ DẶN DÒ
_ Học kỉ bài, làm bài tập.
_ Photo hình 21 trang 43 dán vào tập.
_ Xem trước bài 17 “Ôn tập”.
********************

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_11_cuoc_khang_chien_chong_quan_xam.doc