Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - Lê Thị Kim Phụng

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1/ Về kiến thức:

_ Nắm vững các sự kiện về việc thành lập nhà Lý cùng với việc dời đô về Thăng Long.

_ Việc tổ chức lại bộ máy nhà nước, xây dựng luật pháp và quân đội.

 2/ Về tư tưởng:

_ Lòng tự hào là con dân nước Đại Việt.

_ Ý thức chấp hành luật pháp và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3/ Về kĩ năng: rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập bảng, biểu thống kê, hệ thống các sự kiện trong khi học bài.

 4/ Trọng tâm:

_ Sự thành lập nhà Lý.

_ Luật pháp và quân đội.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

_ Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

_ Sưu tầm tranh ảnh về nhà Lý. Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 Kiểm tra bài củ:

1. Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển ? (do đất nước được độc lập tự chủ, đồng thời cũng do ít chịu ảnh hưởng của thiên tai).

2. Đời sống xã hội và văn hoá Đại Cồ Việt có gì thay đổi ? (So với trước, đây là bước tiến quan trọng, đã chú ý đến sự phát triển của Phật giáo và các lể hội được tiếp tục phát huy).

A/ Giới thiệu bài mới: Sau khi đánh tan quân xâm lược Tống (năm 891), Lê Đại Hành bắt tay vào ciệc sữa sang việc nước. Lê Đại Hành là ông cua mở đầu cho tục lệ là lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Tiếc thay, khi vua qua đời thì mâu thuẩn nội bộ nảy sinh trong triều. Trong bối cảnh đó, nhà Lý được thành lập.

 

doc 3 trang cucpham 3600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - Lê Thị Kim Phụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - Lê Thị Kim Phụng

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - Lê Thị Kim Phụng
Chương II
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI – XII)
Bài 10:
Tiết 14: 	Ï&Ð
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1/ Về kiến thức:
_ Nắm vững các sự kiện về việc thành lập nhà Lý cùng với việc dời đô về Thăng Long.
_ Việc tổ chức lại bộ máy nhà nước, xây dựng luật pháp và quân đội.
	2/ Về tư tưởng:
_ Lòng tự hào là con dân nước Đại Việt.
_ Ý thức chấp hành luật pháp và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3/ Về kĩ năng: rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập bảng, biểu thống kê, hệ thống các sự kiện trong khi học bài.
	4/ Trọng tâm:
_ Sự thành lập nhà Lý.
_ Luật pháp và quân đội.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
_ Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
_ Sưu tầm tranh ảnh về nhà Lý. Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
u Kiểm tra bài củ:
Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển ? (do đất nước được độc lập tự chủ, đồng thời cũng do ít chịu ảnh hưởng của thiên tai).
Đời sống xã hội và văn hoá Đại Cồ Việt có gì thay đổi ? (So với trước, đây là bước tiến quan trọng, đã chú ý đến sự phát triển của Phật giáo và các lể hội được tiếp tục phát huy).
A/ Giới thiệu bài mới: Sau khi đánh tan quân xâm lược Tống (năm 891), Lê Đại Hành bắt tay vào ciệc sữa sang việc nước. Lê Đại Hành là ông cua mở đầu cho tục lệ là lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Tiếc thay, khi vua qua đời thì mâu thuẩn nội bộ nảy sinh trong triều. Trong bối cảnh đó, nhà Lý được thành lập.
1/ Sự thành lập nhà Lý.
Phần giảng
Ä Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
à Năm 1005 Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, cuối 1009 thì mất, triều thần tôn Lý Công Uẩn lên làm vua à nhà Lý thành lập.
Ä Nguyên nhân dẫn đến nhà Lý sụp đổ ?
à Lê Long Đĩnh là một ông vua càn rỡ, dâm đãng, tàn bạo khiến cho mọi người đều căm giận và gọi là Lê Ngọa Triều, đây là nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của nhà Lý.
_ Gv: cho học sinh đọc phần chữ in nghiêng trong sách để giới thiệu thân thế Lý Công Uẩn.
Ä Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long ? à học sinh trả lời phần in nghiêng trong Sgk.
_ Gv: đến nay Thăng Long đã có gần 1000 năm lịch sử. Thủ đô Hà Nội ngày nay là đất Thăng Long cũ đang chuẩn bị lễ kĩ niệm 1000 năm vào năm 2010.
Ä Đến thời Lý kinh thành Thăng Long được xây dựng như thế nào ? à Họs sinh trả lời phần in nghiêng trong Sgk.
Ä Bộ máy nhà nước thời Lý được tổ chức như thế nào ? So Sánh với thời Đinh – Tiền Lê ?
Ä Quyền hành của vua như thế nào ?
Ä Vì sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ ?
Đứng đầu các Lộ, Phủ là ai ? à Tri phủ, tri châu.
_ Gv: Chính quyền nhà Lý là chính quyền quân chủ nhưng vẫn gần gũi với nhân dân, quan tâm đến đời sống ND và coi dân là gốc rễ của chính quyền.
Ghi nhớ
_ Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, đến năm 1009 thì chết, triều thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi à nhà Lý thành lập.
_ Năm 1010, dời đô về Đại La (Hà Nội), đổi tên là Thăng Long.
_ Năm 1054, đổi tên nước là Đại Việt.
	­ Bộ máy chính quyền: được xây dựng từ trung ương đến địa phương.
_ Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành.
_ Cử con cháu, công thần giữ chức vụ quan trọng.
_ Chia nước thành 24 lộ, phủ. Dưới là huyện, hương và xã
2/ Luật pháp và quân đội.
Phần giảng
Ä Thời Đinh – Tiền Lê pháp luật nước ta như thế nào ? à chưa có hệ thống pháp luật.
_ Gv: Thời Lý, năm 1042 ban hành bộ Hình thư, đây là bộ luật đầu tiên của nước ta (nay không còn nữa)
Ä Nguyên nhân dẫn đến việc ra đời bộ Hình thư ?
à Học sinh trả lời phần in nghiêng trong Sgk.
Ä Từ nhận xét của Đại Việt sử kí toàn thư, em hãy nên nhận xét và tác dụng của bộ Hình thư thời Lý? à Nếu không có luật pháp, thì quan lại thường xử oan, sai cho dân, XH không ổn định nên cần có luật pháp viết thành văn bản để mọi người dân biết và làm theo, XH ổn định, dân yên ổn làm ăn vì được luập pháp bảo vệ.
Ä Bộ Hình thư bảo vệ cho ai ?à bảo vệ hoàng cung, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Ä Quân đội thời Lý gồm những bộ phận nào ? Được tổ chức ra sao ?
 + Có đủ binh chủng: bộ, thủy binh, tượng binh.
 + Vũ khí: giáo mác, dao kiếm, cung nõ, máy bắn đá.
Ä Cho biết ưu điểm của chính sách ngụ binh u nông? à Giữ vững sản xuất nông nghiệp
Ä Nhà Lý đã có những biện pháp gì để bảo vệ khối đoàn kết dân tộc ?
Ä Các chính sách, biện pháp trên có tác dụng gì ?
à Chú trọng việc củng cố khối đoàn kết dân tộc, củng cố nền thống nhất quốc gia,kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc. Vừa mền dẻo, vừa kiên quyết quyền tự chủ của dân tộc.
Ghi nhớ
	a/ Pháp luật: năm 1042, nhà Lý ban hành bộ “Hình thư” nhằm bảo vệ chính quyền quân chủ và quyền lợi nhân dân.
	b/ Quân đội: 
_ Gồm 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
_ Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.
_ Có đủ binh chủng: bộ, thủy, tượng binh.
_ Vũ khí thô sơ: giáo mác, dao kiếm, cung nõ, máy bắn đá 
	c/ Đối nội – đối ngoại:
_ Gả công chúa và ban tước cho các tù trưởng miến núi, trấn áp tù trưởng nổi loạn.
_ Quan hệ bình thường với nhà Tống, dẹp tan cuộc xâm lấn của Cham-pa
	B/ Sơ kết bài Học:
IV/ CÂU HỎI TỔNG KẾT
Nhà Lý được thành lập như thế nào ?
Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao ?
Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất ?
V/ DẶN DÒ
_ Học kĩ bài, làm bài tập.
_ Vẽ lại sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý.
_ Xem trước bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)”.
********************

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_10_nha_ly_day_manh_cong_cuoc_xay_d.doc