Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1-35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Tâm

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh nhận biết được:

 - Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.

- Mục đích học tập Lịch sử (để biết gốc tích tổ tiên, quê hương, đất nước, để hiểu hiện tại).

- Phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.

2. Thái độ

- Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

3. Kỹ năng

- Phương pháp học tập.(cách học, cách tìm hiểu lịch sử).

 4. Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, nhận xét,phân tích.

II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, phát vấn, phân tích, nhóm .

III. PHƯƠNG TIỆN : Tivi, tranh ảnh.

IV. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint

 - Sách giáo khoa, tranh ảnh

 2. Chuẩn bị của học sinh

 - Sách giáo khoa.

V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách giáo khoa – vở ghi của học sinh.(2phút)

 3. Bài mới

 

docx 143 trang cucpham 20/07/2022 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1-35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1-35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Tâm

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1-35 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Tâm
PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
 TRƯỜNG THCS NGHĨA BÌNH
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ THANH TÂM
Năm học: 2020-2021
Ngày soạn: 1/9/2020
Ngày giảng: 6A,6B 8/9/2020
Tiết 1, Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh nhận biết được:
 - Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
- Mục đích học tập Lịch sử (để biết gốc tích tổ tiên, quê hương, đất nước, để hiểu hiện tại).
- Phương pháp học tập (cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.
2. Thái độ 
- Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
3. Kỹ năng 
- Phương pháp học tập.(cách học, cách tìm hiểu lịch sử).
 4. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, nhận xét,phân tích.
II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, phát vấn, phân tích, nhóm ..
III. PHƯƠNG TIỆN : Tivi, tranh ảnh. 
IV. CHUẨN BỊ 
Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint
 - Sách giáo khoa, tranh ảnh 
 2. Chuẩn bị của học sinh
 - Sách giáo khoa.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách giáo khoa – vở ghi của học sinh.(2phút)
 3. Bài mới 
3.1. Hoạt động khởi động
 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển, mục đích, phương pháp học tập Lịch sử đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 2 phút.
 -Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho xem tranh lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: 
Qua bức tranh trên, em thấy lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại có sự khác nhau không? Vì sao? 
 - Dự kiến sản phẩm 
 Lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại có sự khác nhau.
 Vì do thời xưa điều kiện sống nghèo nàn,lạc hậu so với ngày nay. Ngày nay đất nước đang phát triển, nhà nước xem giáo dục là quốc sách hàng đầu nên quan tâm đầu tư phát triển như vậy có sự thay đổi theo thời gian. 
 Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Con người, cây cỏ, mọi vật sinh ra, lớn lên và biến đổi theo thời gian đều có quá khứ, nghĩa là có Lịch sử. Vậy học Lịch sử để làm gì và dựa vào đâu để biết Lịch sử. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung này trong tiết học ngày hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1 
 1.Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển. 
	- Mục tiêu: HS biết được xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: máy tính
 - Thời gian: 13 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 3 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau.
+ Nhóm 1: Con người sự vật xung quanh ta có biến đổi không? Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì?
 Em hiểu Lịch sử là gì?
+ Nhóm 2: Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người?
+ Nhóm 3: Tại sao Lịch sử còn là một khoa học?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.
2. Hoạt động 2 
 2. Mục đích học tập Lịch sử. 
	- Mục tiêu: HS biết được mục đích của việc học tập Lịch sử.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện:
 - Thời gian: 13 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau.
+ Nhóm 1: Nhìn vào lớp học hình 1 SGK em thấy khác với lớp học ở trường học em như thế nào? Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không?
+ Nhóm 2: Học Lịch sử để làm gì?
+ Nhóm 3: Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử.
+ Nhóm 4: Để biết ơn quý trọng những người đã làm nên cuộc sống tốt đẹp như ngày nay chúng ta cần phải làm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
- Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình.
- Để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay.
 - Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.
3. Hoạt động 3 
 3. Phương pháp học tập Lịch sử. 
	- Mục tiêu: HS biết được phương pháp học tập Lịch sử
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: Ti vi (nếu có)
 - Thời gian: 13 phút
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 3 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau.
+ Nhóm 1: Dựa vào đâu để biết và khôi phục lại lịch sử ?
 Tại sao em biết được cuộc sống của ông bà em trước đây?
 Em kể lại tư liệu truyền miệng mà em biết?
+ Nhóm 2: Qua hình 1, 2 theo em có những chứng tích nào, thuộc tư liệu nào?
+ Nhóm 3: Những cuốn sách Lịch sử có giúp ích cho em không? Đó là nguồn tư liệu nào?
+ Nhóm 4: Các nguồn tư liệu có ý nghĩa gì đối với việc học tập nghiên cứu lịch sử?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh ghi nhớ các khái niệm thế nào là “tư liệu lịch sử”, tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.(qua kênh hình) 
GV chốt kiến thức: Để dựng lại lịch sử, phải có những bằng chứng cụ thể mà chúng ta có thể tìm lại được đó là nguồn tư liệu. Như ông cha ta thường nói “Nói có sách, mách có chứng” tức là có tư liệu cụ thể mới đảm bảo được độ tin cậy của lịch sử .
GV liên hệ thực tế ở địa phương về các di tích, đồ vật người xưa còn giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất đều là tư liệu hiện vật. Qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm phải bảo vệ và bước đầu hình thành thái độ đấu tranh chống các hành động phá hủy các di tích lịch sử.
- Dựa vào 3 nguồn tư liệu để biết và khôi phục lại lịch sử .
+ Tư liệu truyền miệng (các chuyện kể, lời truyền, truyền thuyết...)
+ Tư liệu hiện vật ( các tấm bia, nhà cửa, đồ vật cũ...)
+ Tư liệu chữ viết (sách vở, văn tự, bài khắc trên bia...)
3.3. Hoạt động luyện tập
	- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển, mục đích, phương pháp học tập Lịch sử.
	- Thời gian: 8 phút
	- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
	+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Lịch sử là
A. những gì đã diễn ra trong quá khứ. B. những gì đã diễn ra hiện tại.
C. những gì đã diễn ra . D. bài học của cuộc sống.
Câu 2. Để đảm bảo được độ tin cậy của lịch sử, cần yếu tố nào sau đây? 
 A. Số liệu. B.Tư liệu.
 C. Sử liệu. D.Tài liệu.
Câu 3. Lịch sử với tính chất là khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại 
 A. những gì con người đã trải qua từ khi xuất hiện đến ngày nay.
 B. qúa khứ của con người và xã hội loài người.
 C. toàn bộ hoạt động của con người. 
 D. sự hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi xuất hiện cho đến ngày nay.
Câu 4. Người xưa để lại những chứng tích có tác dụng gì?
 A. Giúp chúng ta hiểu về lịch sử.
 B. Giúp chúng ta hiểu về nguồn gốc và quá trình phát triển của xã hội loài người.
 C. Giúp chúng ta hiểu và dựng lại lịch sử.
 D. Giúp chúng ta nhìn nhận về đúng lịch sử.
Câu 5. + Truyện “ Thánh Gíong” thuộc nguồn tư liệu nào?
 A.Truyền miệng . B. Chữ viết.
 D. Hiện vật. D. Không thuộc các tư liệu trên.
Câu 6. Tại sao chúng ta biết đ ... nhiệm của bản thân đối với việc học tập
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TN 
TL
TN 
TL
TN 
TL
TN
TL
Thời kỳ Bắc thuộc
Nhận biết được các sự kiện lịch sử
Hiểu được các chính sách cai trị cũng như quá trình đấu tranh của nhân dân ta
Lý giải các sự kiện
SC: 1
SĐ:1.0
4
2
2
1.0
Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỷ x
- Nhận biết hoàn cảnh, kết quả của cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ.
- Trình bày được những chính sách 
-Trình bày được diến biến, ý nghĩa lịch sử.
Lý giải ý nghĩa của những chính sách đó.
Đánh giá về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền 
 SC: 2
 SĐ: 
 SC: 2
 SĐ: 1.0
SC: 1
SĐ: 3
SC: ½
SĐ 1
SC: 1/2 SĐ: 1 
 TSC: 
 TSĐ: 
 TL: 
SC: 8 
 SĐ: 3,0
 TL: 30 %
 SC: 1+1/3
SĐ: 3,5
 TL: 30 %
 SC: 2+ 1/3
 SĐ: 2.5
TL: 25%
 SC: 1/2
 SĐ: 1.5
 TL: 15%
Đề 1
I. Phần trắc nghiêm : 5 điểm
Câu 1: Theo em, trong các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc, chính sách nào là thâm hiểm nhất?
A.Chính sách đồng hóa
B.Chính sách bóc lột với nhiều loại thuế nặng nề và cống nộp
C.Chính sách đàn áp dã man các cuộc nổi dậy của nhân dân ta
D.Chính sách cấm nhân dân ta sử dụng đồ sắt
Câu 2: Tên nước ta đầu tiên là:
 A.Văn Lang B. Âu Lạc C.Vạn Xuân D. Đại Việt
Câu 3:. Trong thời kì Bắc thuộc, ai là người nữ anh hùng đầu tiên đứng lên khởi nghĩa dành thắng lợi?
 A. Trưng Trắc. B. Ngô Quyền. C. Dương Đình Nghệ. D. Lí Bí.
Câu 4:Nhà Đường đặt tên nước ta là gì?
 A. An Nam đô hộ phủ B.Giao Châu C.Châu Giao D.Giao Chỉ
Câu 5: Thành tựu nghệ thuât đặc sắc nhất của cư dân Cham-pa là:
 A. Công trình kiến trúc đền chùa. C.Kiến trúc nhà ở.
 B. Các bức tượng phật. D. Kiến trúc đền tháp
Câu 6: Khởi nghĩa Lí Bí thắng lợi, thành lập nên nhà nước nào?
 A. Nhà nước Âu Lạc B. Nhà nước Văn Lang. 
 C. Nhà nước Cham-Pa D. Nhà nước vạn Xuân
Câu 7: Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?
 A.Củng cố thế lực của họ Khúc
 B.Xây dựng đất nước theo đường lối của mình 
 C.Củng cố nền độc lập, “nhân dân đều được yên vui”
 D.Bãi bỏ các thứ lao dịch và định lại mức thuế
Câu 8 :Trận thắng nào giành lại hoàn toàn nền độc lập tự chủ cho dân tộc ta? 	
 A. Trận đánh của Bà Triệu C. Trận Bạch Đằng năm 938. 
 B. Trận đánh của Mai Thúc Loan. D. Trận đánh của Lí Bí.
Câu 9: Hãy nối thời gian ở cột A vào tên cuộc khởi nghĩa ở cột B cho đúng (1 điểm / mỗi cụm từ điền đúng 0,25 điểm)
A
B
Đáp án
1.Năm 40
A.Khởi nghĩa Phùng Hưng
1+B
2.Năm 542
B.Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
2+C
3.Năm 722
C.Khởi nghĩa Lý Bí
3+D
4.Năm 776
D.Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
4+A
II. Tự Luận (5.0đ)
Câu 1(3 đ): Họ khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những gì để củng cố quyền tự chủ?
Câu 2(2 đ): Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?
Đề 2 
I. Phần trắc nghiêm : 5 điểm
Câu 1: Theo em, trong các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc, chính sách nào là thâm hiểm nhất?
A.Chính sách đồng hóa
B.Chính sách bóc lột với nhiều loại thuế nặng nề và cống nộp
C.Chính sách đàn áp dã man các cuộc nổi dậy của nhân dân ta
D.Chính sách cấm nhân dân ta sử dụng đồ sắt
Câu 2: Tên nước ta đầu tiên là:
A.Văn Lang B. Âu Lạc C.Vạn Xuân D. Đại Việt
Câu 3:Nhà Đường đặt tên nước ta là gì?
 A. An Nam đô hộ phủ B.Giao Châu C.Châu Giao D.Giao Chỉ
Câu 4: Thành tựu nghệ thuât đặc sắc nhất của cư dân Cham-pa là:
 A. Công trình kiến trúc đền chùa. C.Kiến trúc nhà ở.
 B. Các bức tượng phật. D. Kiến trúc đền tháp, các bức phù điêu
Câu 5: Lí Bí Khởi nghĩa chống quân xâm lược:
 A. Nhà Ngô. B. Nhà Lương.
 C. Nhà Hán. D. Nhà Đường
Câu 6: Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?
 A.Củng cố thế lực của họ Khúc
 B.Xây dựng đất nước theo đường lối của mình 
 C.Củng cố nền độc lập, “nhân dân đều được yên vui”
 D.Bãi bỏ các thứ lao dịch và định lại mức thuế
Câu 7: Ai là người đầu tiên, trong thời kì Bắc thuộc, được phong kiến phương Bắc phong làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ? 
 A. Dương Đình Nghệ B. Phùng Hưng 
 C. Khúc Thừa Dụ D. Mai Thúc Loan
 Câu 8:Trận thắng nào giành lại hoàn toàn nền độc lập tự chủ cho dân tộc ta? 	
 A. Trận đánh của Bà Triệu C. Trận Bạch Đằng năm 938. 
 B. Trận đánh của Mai Thúc Loan. D. Trận đánh của Lí Bí.
Câu 9 :. Hãy điền những cụm từ: “quân Ngô, cá kình, sóng dữ, gió mạnh ”vào chỗ (...) trong câu nói nổi tiếng của Bà Triệu sao cho chính xác. (1 điểm / mỗi cụm từ điền đúng 0,25 điểm)
 « Tôi muốn cưỡi cơn , đạp luồng ., chém . ở biển khơi, đánh đuổi  giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ! »
II. Tự luận
Câu 1(3.0đ): Trình bày tóm tắt diễn biến của trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền.
Câu 2(2.0đ): Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?
Đáp án
Đề 1
TRẮC NGHIỆM 
MỖI Ý ĐÚNG 0,5 ĐIỂM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
A
A
A
A
D
D
C
C
CÂU 9 MỖI Ý ĐÚNG 0,25 ĐIỂM
Đáp án
1.Năm 40
A.Khởi nghĩa Phùng Hưng
1+B
2.Năm 542
B.Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
2+C
3.Năm 722
C.Khởi nghĩa Lý Bí
3+D
4.Năm 776
D.Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
4+A
TỰ LUẬN
CÂU 1* Quá trình họ Khúc giành độc lập lại cho đất nước: 1,5 đ
- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
* Những việc làm của Khúc Thừa Dụ để củng cố chính quyền tự chủ bao gồm: 1,5 đ
- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến cấp xã.
- Xem xét và định lại mức thuế.- Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.
- Lập lại sổ hộ khẩu,
CÂU 2.Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ:
Kế hoạch của Ngô Quyền chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc. Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược. 1Đ
Kế hoạch của Ngô Quyền hết sức độc đáo: Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắc đóng xuống dòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm. Có quân mai phục hai bên bờ. Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc “ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả”. 1Đ
 ĐỀ 2
TRẮC NGHIỆM 
MỖI Ý ĐÚNG 0,5 ĐIỂM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
A
A
A
A
B
C
C
C
CÂU 9 MỖI Ý ĐÚNG 0,25 Đ
 « Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ! 
TỰ LUẬN
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:
- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.
- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.
- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
Ngày soạn
Tiết 34,35 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ BẰNG TRANH
NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TRONG THỜI KÌ BẮC THUỘC 
VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu cần đạt: 
	1. Kiến thức:
Xây dựng được câu chuyện lịch sử bắng tranh về các nhân vaatjlichj sử tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập của nước ta.
	2. Kĩ năng:
	- Trình bày được một số nét về tiểu sử, sự nghiệp và vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập.
	- Xây dựng được câu chuyện lịch sử bằng tranh về các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập.
	3. Thái độ:
	- Tích cực trong làm việc nhóm
	- Có ý thức biết ơn các anh hung dân tộc.
 4. Định hướng phát triển năng lực:	
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt: - Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện
II. Chuẩn bị: 
	- SGK Lịch sử 6; máy tính có kết nối internet.
	- Giấy A0,A3, A4, bút chì, bút màu, thước kẻ.
III. Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định lớp: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ: 4’
	Trình bày diễn biến trận chiến trên song Bạch Đằng năm 938 bằng lược đồ?
	3. Bài mới: 35’
	Giáo viên giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : I. Tìm kiếm thông tin
GV Chia lớp làm việc theo nhóm (6 nhóm, mối nhóm 7 HS). Phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm. Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí nhóm.
1. Thông tin từ Sách giáo khoa:
- Đọc các bài viết về những cuộc khởi nghĩa và đấu tranh chống Bắc thuộc trong chương III và IV sgk Lịch sử 6.
- Cả nhóm thống nhất lựa chọn một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập để xây dựng truyện tranh.
2. Thông tin từ các nguồn khác:
- Nhóm trưởng phân công các thành viên tìm kiếm thông tin trên Internet theo các từ, cụm từ khóa như: tên nhân vật, tên cuộc khởi nghĩa, “Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập”, “Các cuộc khởi nghĩa thời kì Bắc thuộc”, ...Lưu thông tin tìm được vào một thư mục máy tính.
- Tìm kiếm thêm trên sách, báo, tạp chí, truyện, ...ở nhà, thư viện, ...
Hoạt động 2 : II. Xử lí thông tin
GV hướng dẫn HS xử lí những thông tin tìm được.
Từ nội dung tìm được:
- Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trình bày kết quả đã tìm kiếm.
- Cả nhóm thống nhất lựa chọn thông tin để xây dượng sơ đồ tư duy trên giấy A0 về nhân vật lịch sử đã chọn theo các nhánh chính:
 + Tiêu sử.
 + Hoạt động của nhân vật.
 + Hoạt động ghi nhớ công lao của nhân vật của nhân dân ta.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_1_35_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi.docx