Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1-34 - Năm học 2020-2021

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức chương III cho HS

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận xét và đánh giá sự kiện lịch sử.

3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

B. Chuẩn bị

 1. Giáo viên: Ảnh Lý Bí, ảnh đền thờ Phùng Hưng

2.Học sinh: Chuẩn bị bài mới ở nhà

C.Tổ chức các hoạt động học tập

*Ổn định tổ chức:

1. Kiểm tra kiến thức cũ

?Trình bày của cuộc kháng chiến của mai Thúc

 

docx 35 trang cucpham 20/07/2022 3580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1-34 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1-34 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1-34 - Năm học 2020-2021
Chủ đề: THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH 
GIÀNH ĐỘC LẬP THỜI KÌ BẮC THUỘC ( Từ năm 40 đến thế kỉ IX)
A. Mục tiêu bài học
 1 Kiến thức: sau khi học xong học sinh
 + Trình bày được những nét chính về các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà triệu, Lý Bí, Nước Vạn Xuân, Mai Thúc Loan
 + Ghi nhớ được các nhân vật lịch sử tiêu biểu liên quan đến các cuộc khởi nghĩa
 + Hiểu được đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
2. Kỷ năng: Rèn luyện các năng lực tự học, kỉ năng hợp tác nhóm, sử dụng lược đồ tranh ảnh, lập bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, rèn luyện tư duy so sánh đánh giá các sự kiện nhân vật lịch sử
3. Thái độ: biết ơn khâm phục và tự hào về chí khí, hành động yêu nước của tổ tiên
B. Chuẩn bị cho bài học
 1.Giáo viên : 
 - Các lược đồ: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà triệu, Mai Thúc Loan, Lý bí. Máy chiếu (nếu có) ; Phiếu học tập. Nghiên cứu các tình huống sẽ xảy ra trong các tiết học
 2. Học sinh : - Sách, vở, đồ dùng học tập liên quan đến bài học.Sưu tầm các câu chuyện về các nhân vật lịch sử liên quan
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
1. Kiểm tra kiến thức cũ:
2. Giảng kiến thức mới:
Tiết 1,2.Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu
Tiết 3: Tìm hiểu khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Khởi nghĩa Bà Triệu
Tiết 4: Tìm hiểu Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân
Tiết 5: Tìm hiểu Khởi nghĩa Mai Thúc Loan 
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: 
Gv: chiếu Lược đồ Châu Giao thể kỉ I đến thế kỉ VI
? Em hãy cho biết Châu Giao gồm Bao nhiêu quận. Những quận trước đây của Âu Lạc là quận nào?
- HS đọc mục 1 SGK trang 47; mục 1 bài 19 trang 52 và mục 1 bài 21 trang 58, mục 1 bài 23 trang 62
Sau đó, thảo luận và trả lời câu hỏi :
Gv: Nêu những biến đổi địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X?
Gv: Gv: Tên vùng đất thời Bắc thuộc, bao gồm vùng Bắc Bộ ngày nay. Thời nhà Hán, Giao Chỉ gồm 12 huyện với 92.440 hộ và 743.237 nhân khẩu.
Cửu Chân
Tên vùng đất thời Bắc thuộc, bao gồm vùng đất Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay. Nhà Hán chia Cửu Chân thành 7 huyện với 35.734 hộ và 166.013 nhân khẩu.
 Nhật Nam
Thời nhà Hán gồm những vùng đất từ đèo Ngang trở vào Nam, đến Quảng Nam, Đà Nẵng với 5 huyện, 15.640 hộ và 689.458 nhân khẩu.
 Bắc thuộc (thời kì)
Thời kì nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ trong hơn 1000
năm (từ năm 179 TCN khi bị nhà Triệu xâm lược đến đầu thế kỉ X và hoàn toàn thoát
khỏi ách đô hộ với chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938).
Gv: Có những triều đại phong kiến phương Bắc nào cai trị nước ta lúc bấy giờ?
Hs: Nhà Hán, Ngô, Lương, Đường.
Gv:Các triều đại phong kiến Trung Quốc thay nhau thống trị nước ta :
– Nhà Triệu (179 TCN - 111 TCN)
– Nhà Hán (111 TCN - 220)
– Nhà Ngô (222 - 280)
– Nhà Tấn (280 - 420)
– Nhà Tống (420 - 479)
– Nhà Tề (479 - 505)
– Nhà Lương (505 - 543)
– Nhà Tuỳ (603 - 723)
– Nhà Đường (723 - 938)
Gv: về chính trị để cai trị nước ta các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách nào? 
Gv: 1.Nhà Hán: chia nước ta thành ba quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
2.Nhà Ngô: tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc)
và Giao Châu (nước Âu Lạc cũ).
3.Nhà Lương: chia lại nước ta thành 6 châu : Giao Châu, Ái Châu,
Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu
4.Nhà Đường: đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ để cai quản
12 châu
Gv: Vì sao sau khi chiếm được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc thường tổ chức lại cách cai trị và thay đổi tên gọi ?
Hs: Thay đổi tên gọi để nhân dân ta quên đi cội nguồn dân tôc để chúng dễ bề cai trị
?Về kinh tế chính quyền đô hộ bóc lột nhân dân ta như thế nào?
- Chúng bắt dân ta phải nộp nhiều thứ thuế: muối, sắt, bắt dân ta phải cống nạp và lao dịch.
 - Chúng bắt cả thợ khéo tay về Trung Quốc
Gv: Vì sao nhà Hán lại giữ độc quyền về muối và sắt ?
Gv:vì đó là hai thứ quan trọng của cuộc sống (bữa ăn thiếu muối thế nào được,thiếu muối thì thiếu iot mất cân bằng trong cơ thể,ốm yếu. Còn trong sản xuất không thể không có công cụ sắt. Thiếu công cụ sắt thì năng suất thấp). Bọn thống trị Trung Quốc làm việc này để dân ta ngu dốt,lạc hậu,nhằm bóc lột,nô dịch,thống trị,dân ta lâu dài,tiến tới đồng hóa dân tộc ta.
Gv: Dưới thời nhà Đường, hình thức bóc lột đối với nhân dân ta có gì thay đổi so với trước ?
 Hs: Hình thức bóc lột đối với nhân dân ta là tô, dung, điệu, duy trì phương thức cống nạp, ngoài thuế ruộng đất chúng còn đặt ra nhiều thứ thuế như: thuế muối, thuế sắt, thuế đay, thuế tơ. Các thợ thủ công tài giỏi của ta bị bắt hết sang phương Bắc để xây dựng kinh đô.
Gv: Em nhận xét gì về chính sách khốn cùng bóc lột của chúng?
Gv:Ngoài bóc lột về kinh tế chúng thực hiện chính sách gì về văn hóa ?
Hs: Đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ.
- Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận, huyện và tiến hành du nhập Nho giáo, Đạo giáo... và những luật lệ, phong tục tập quán của người Hán vào nước ta.
? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
- Tổ tiên ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói, phong tục và nếp sống của dân tộc ; đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá Trung Quốc và các nước khác làm phong phú thêm nền văn hoá của mình.
Gv: Mục đích của chính sách văn hóa này là gì?
=> Chúng muốn đồng hoá dân ta, muốn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc.
?Trình bày những chuyễn biến về kinh tế của nước ta thời Bắc thuộc? ?Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự chuyễn biến đó? Rút ra nhận xét ?
Nông nghiệp:
       + Công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến
       + Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh, diện tích trồng trọt được mở rộng
       + Thủy lợi được mở mang
     > Năng suất lua tăng hơn trước
- Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyễn biến đáng kể. 
        + Nghề củ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng, bạc, làm đồ trang sức
         + Một số nghề mới xuất hiện: Làm giấy, thủy tinh
         + Đường giao thông thủy bộ giữa các vùng, quận được hình thành
·        Nguyên nhân phát triển:
         + Do sức phát triển nội tại của dân tộc
         + Do du nhập một số yếu tố kĩ thuật mới của Trung Quốc
·        Nhận xét: Kinh tế có bước phát triển hơn trước, nhưng chậm chạp và không toàn diện
? Em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội nước ta thời kì bị đô hộ? 
Gv: -Thời Văn Lang – Âu Lạc bị phân hóa thành 3 tầng lớp: Qúy tộc, nông dân công xã và nô tì.
- Xã hội đã có sự phân biệt giàu nghèo
- Thời kì bị đô hộ
+ Quan lại đô hộ nắm quyền thống trị
+ Địa chủ Hán có quyền lực, cướp đất. Hào trưởng Việt tuy có thế lực ở địa phương nhưng bị bọn thống trị chèn ép.
+ Nông dân công xã, nông dân lệ thuộc. 
+ Nô tì: địa vị thấp nhất xã hội.
=> Thời kì bị đô hộ, xã hội Âu Lạc tiếp tục bị phân hóa sâu sắc.
? Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng?
- Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Hán.
-Thi Sách bị giết.
? Dựa vào 4 câu thở sau trình bày mục tiêu cuộc khởi nghĩa?
“Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”
(Thiên Nam ngữ lục, áng sử ca dân gian thế kỉ XVII)
? Dựa vào lược đồ trình bày diễ n biến cuộc khởi nghĩa?
Hs: Mùa xuân năm 40, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
Tại: Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội)
? Kết quả cuộc khởi ra sao?
Hs:Tướng giặc là Tô Định cắt tóc, cạo râu lẻn trốn về nước. Quân Hán bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi.
? Vì sao cuộc khởi nghĩa lại nổ ra?
?Trình bày diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa?
Hs: - Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc -Thanh Hóa), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu. Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng ( Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa)
Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng để lại ý nghĩa gì cho nhân dân ta?
? Em biết gì về Lí Bí? Vì sao ông lại mộ quân khởi nghĩa?
? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?
- HS: Trình bày dựa vào lược đồ.
? Sau khi nghĩa quân chiếm các quận, huỵên quân Lương phản ứng như thế nào? Kết quả cuộc khởi nghĩa?
? Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân? ( Chiến đấu dũng cảm quyết tâm chiến thắng giặc)
? Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi nhờ những nguyên nhân nào?
Hs: - Nhờ tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.
? Sau khi giành được ngày thắng lợi, Lí Bí đã làm gì?
Hs: Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế),
? Vì sao Lý Bí không xưng vương mà lại xưng đế? 
Gv: Nhằm muốn khẳng định nước ta ngang hàng với Trung Quốc.
? Theo em đặt tên nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
- Vạn Xuân có nghĩa vạn mùa xuân, mong muốn nước ta trường tồn như vạn mùa xuân...
?Lý Bí tổ chức nhà nước như thế nào? Nhận xét?
Hs: dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), lập triều đình với hai ban văn, võ.
- GV: đây là nhà nước phong kiến trung ương tập quyền sơ khai.
? Vì sao nước vạn Xuân độc lập kết thúc?
Hs: 
-Tháng 5 / 545 quân Lương chia làm 2 đạo thủy, bộ tiến vào nước ta.
- Năm 548, Lý Nam Đế mất.
- Năm 550 Triệu Quang Phục đánh tan quân xâm lược và lên ngôi vua ( Triệu Việt Vương)
- Sau 20 năm bị Lý Phật Tử cướp ngôi.
- Năm 603 Lý Phật Tử bị bắt về Trung Quốc.
- GV chốt ý, tổng kết bài.
? Nêu vài nét về Mai Thúc Loan?
Gv: 
? Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa?
Hs: - Do chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta.
- Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu bỏ về quê chuẩn bị khởi nghĩa
“ Nhớ khi nội thuộc Đường triều
Giang sơn ,cố quốc nhiếu điều ghê gai
Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon”
?Dựa vào lược đồ trình bày cuộc khởi nghĩa?
? Kết quả cuộc khởi nghĩa?
Hs: Bị thất bại
1.Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu 9 (tiết 1,2)
a. Chính sách cai trị c ... công cụ thực hiện.
Hoạt động
Hs: được chọn nhân vật để kể
Gv: gợi ý chọn nhân vật Ngô Quyền
? Với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- HS : Chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến Phương Bắc, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của độc lập lâu dài cho dân tộc.)
? Qua việc các em kể chuyện về nhân vật Ngô Quyền bằng tranh, em cảm nhận Ngô Quyền là người như thế nào?
- HS:Ngô Quyền là anh hùng yêu nước quyết đấu tranh để dành lại độc lập cho đất nước, có tài trí thông minh nhiều mưu mẹo)
? Thái độ của em đối với nhân vật Ngô Quyền như thế nào?
HS chia sẻ: ( Yêu quý, tự hào)
? Em làm gì để thể hiện tình cảm đó?
 HS :Học tập tốt, giữ gìn phát huy những truyền thống của dân tộc)
? Hãy nêu cảm nhận của em sau tiết  TNST ngày hôm nay?
HS :Là hoạt động vui, bổ ích, gắn kết các thành viên trong lớp, trong nhóm)
GV :bổ sung và chốt lại nội dung chính của tiết trải nghiệm.
? Các em làm như thế nào để hoàn thành các nhiệm vụ của giáo viên giao ? Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các em gặp phải khó khăn gì ?
1.Tìm kiếm và xử lí thông tin *Thông tin từ Sách giáo khoa:
- Đọc các bài viết về những cuộc khởi nghĩa và đấu tranh chống Bắc thuộc trong chương III và IV sgk Lịch sử 6.
- Cả nhóm thống nhất lựa chọn một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập để xây dựng truyện tranh.
* Thông tin từ các nguồn khác:
- Nhóm trưởng phân công các thành viên tìm kiếm thông tin trên Internet theo các từ, cụm từ khóa như: tên nhân vật, tên cuộc khởi nghĩa, “Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập”, “Các cuộc khởi nghĩa thời kì Bắc thuộc”, ...Lưu thông tin tìm được vào một thư mục máy tính.
- Tìm kiếm thêm trên sách, báo, tạp chí, truyện, ...ở nhà, thư viện, ...
2. Xây dựng cốt truyện cho truyện tranh về nhân vật lịch sử
+ Tên nhân vật
+ Tiểu sử của nhân vật.
+ Hoạt động của nhân vật.
+ Các hoạt động của nhân dân ta để ghi nhớ công lao của nhân vật.
4.Nhân vật lịch sử tiêu biểu- Ngô Quyền
3. Cũng cố bài hoc:  Giáo viên đánh giá học sinh :  GV nhận xét, đánh giá tinh thần học tập của các nhóm, đánh giá, tuyên dương
4. Hướng dẫn học bài về nhà: 
- Đọc lại các bài đã học làm bài tập, chuẩn bị tiết bài tập
D: Rút kinh nghiệm: .....................................................................................................
.....................................................................................................................................
BÀI TẬP LỊCH SỬ
Ngày dạy:.. Tuần: 
Lớp:  Tiết PPCT: 33. Mục tiêu :
1. Kiến thức.
 Củng cố kiến thức vững chắc cho HS thông qua làm bài tập
2. Kĩ năng.
Rèn luyện kĩ năng khái quát và nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử.
3. Thái độ.
 HS hiểu đúng về bộ môn lịch sử.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên
 Bảng phụ làm bài tập trắc nghiệm .
2. Học sinh
Tìm hiểu về khu thánh địa Mĩ Sơn
C.Tổ chức các hoạt động học tập
*Ổn định tổ chức:
1.Kiểm tra kiến thức cũ 
 Trình bày tình hình kinh tế ,văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II-X ?
2.Giảng kiến thức mới
 Câu 1: Quan sát hình 52-Khu thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam) và hình 53-Tháp Cham(Phan Rang), em có nhận xét gì về kiến trúc, nghệ thuật của người Cham ? ......................................................................................................................................................................................................
Câu 2: Trình bày ngắn gọn tình kinh tế và văn hóa của nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X .
Tình hình kinh tế
Tình hình văn hóa
Câu 3: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán trên sông Bạch Đằng ?
.
Gv kết hợp giới thiệu các di tích khảo cổ Dốc Chùa và di tích Cù Lao Rùa cho các em cùng nắm lại kiến thức.
Câu 4: HS làm các bài tập trắc nghiệm qua bảng phụ.
3.Củng cố bài giảng
 GV tóm lược các mốc lịch sử quan trọng để HS nắm.
4.Hướng dẫn học tập về nhà
 HS về xem lại bài tập và ôn lại các bài đã học, tiết sau ôn tập.
D. Rút kinh nghiệm
BÀI 28: TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM
 Ngày dạy:.. Tuần: 
Lớp:  Tiết PPCT: 34
A.Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS năm lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X ,trải qua những giai đoạn lớn nào?
-HS nắm được các cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc
2. Kĩ năng
- Bồi dưỡng ki năng khái quát và phân tích, nhận xét sự kiện lịch sử.
3.Thái độ
 Bồi dưỡng lòng yêu nước 
B.Chuẩn bị
1. Giáo viên
-Bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa lớn về thời gian, Người chỉ huy, kết quả.
-Bảng bài tập trắc nghiệm 
2. Học sinh: Đọc và nắm kĩ những sự kiện chính thời dựng nước đến thế kỉ X /SGK trang 78.
C.Tổ chức các hoạt động tập
*Ổn định tổ chức:
1. Kiểm tra kiến thức cũ
Em hãy nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa trận Bạch Đằng
 2.Giảng kiến thức mới
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Thảo luận nhóm
 -Nhóm 1: câu hỏi 1 SGK
-Nhóm 2: câu hỏi 2 SGK
-Nhóm 3: câu hỏi 3 SGK
-Nhóm 4: câu hỏi 4 SGK
Hoạt động 2
HS nhớ lại kiến thức ,trả lời
HS xem lại cấu trúc thành Cổ Loa
Hoạt động 3
?Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao ngọn cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành lại độc lập cho Tổ quốc?
? Những cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc? ý nghĩa lịch sử của những cuộc khởi nghĩa đó?
HS :liệt kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
Hoạt động 4
Sự kiện lịch sử nào đã khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ quốc?
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
? Vì sao ?
Gv : Nó chấm dút hoàn toàn ách thống trị hơn nghìn năm phong kiến phương Bắc ?
Hoạt động 4
? Em hãy mô tả lại những công trình kiến trúc thành Cổ Loa?
1.Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X trải những giai đoạn lớn nào?
-Thời kì nguyên thủy
-Thời kì dựng nước
-Thời Bắc thuộc
2.Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào lúc nào? Tên nước là gì? Vị vua đầu tiên là ai?
-Khoảng thế kỉ VII TCN
-Tên nước là Văn Lang
-Vị vua đầu tiên là Hùng Vương
3. Những cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc? ý nghĩa lịch sử của những cuộc khởi nghĩa đó?
*HS liệt kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
*ý nghĩa: -Thể hiện truyền thống yêu nước,sự quyết tâm đánh giặc bảo vệ độc lập dân tộc
4.Sự kiện lịch sử nào đã khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ quốc?
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
5. Hãy mô tả một số công trình nghệ thuật nước ta thời cổ đại?
 -Công trình thành Cổ Loa
3.Củng cố bài giảng:
- HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm
- HS xem hình ảnh một số nhân vật và công trình thành Cổ Loa
4.Hướng dẫn học tập ở nhà:
- HS học bài theo câu hỏi và xem lại bài tập có gì thắc mắc tiết sau chữa bài tập 
D. Rút kinh nghiệm 
ÔN TẬP
Ngày dạy:.. Tuần: 
Lớp:  Tiết PPCT: 34
A. MỤC TIÊU:
   1. Kiến thức: Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam.
       - Các giai đoạn của lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang –Au Lạc.
       - Những thành tựu tiêu biểu.
        - Những cuộc kháng chiến, anh hùng tiêu biểu của dân tộc thời kì này.
   2. Kỹ năng: Hệ thống hoá kiến thức.
  3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc.
B. CHUẨN BỊ:
   1. Giáo viên: Giáo an, sách giáo khoa, bảng phụ.
   2. Học sinh: Sách giáo khoa, Chuẩn bị bài.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
  * Ổn định lớp                                                          
 Kiểm tra kiến thức cũ:.
Câu hỏi 1: Chọn ý đúng: Người giết Dương Đình Nghệ đoạt chức là:
@. Kiều Công Tiễn.
b. Lưu Hoằng Tháo.
Câu hỏi 2: + Nêu Chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
- Diễn biến: Năm 938 Hoằng Tháo kéo quân sang nước ta Ngô Quyền cho người ra nghênh chiến nhử địch vào sâu trong bãi cọc ngầm, khi đó thuỷ triều lên nên cọc ngập nước khi thuỷ triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại.
- Kháng chiến giành thắng lợi.
- ý nghĩa: Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc mở ra thời kì độc lập lâu dài.
2. Bài mới: hệ thống hóa kiến thức các bài đã học
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
Hoạt động 1.	
?Giáo viên: lịch sử nước ta đã học từ khi hình thành – thế kỉ X đây là giai đoạn quan trọng đối với chúng ta.
Hs: Lịch sử thời kì này đã trải qua những giai đoạn nào?
Hoạt động 2.
 ?Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào thời gian nào?
  Hs: Từ thế kỉ VII.
?Tên nước đầu tiên là gì? Vị vua đứng đầu là ai?	
  Hs: Văn Lang Hùng Vương.
Chuyển ý.
Hoạt động 3
? Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa (Hai Bà Trưng? Bà Triệu? Lí Bí?Mai Thúc Loan? Khúc Thừa Dụ?Dương Đình ? chiến thắng Bạch Đằng?
.
Hoạt động 4.
 ? Sự kiện nào chứng tỏ thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc?
Gv: Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị nghìn năm phong kiến phương Bắc.
  Hoạt động 5
+ Kể tên những vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc?
1. Những giai đoạn lớn của lịch sử nước ta:
 - Thời kì nguyên thuỷ.
-  Thời kì dựng và giữ nước.
- Thời kì đấu tranh chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
2. Thời kì dựng nước đầutiên diễn ra vào thời gian nào? Tên nước? 
 - Thời kì dựng nước bắt đầu từ thế kỉ VII TCN.
- Tên nước là Văn Lang.
- Hùng Vương là vị vua đầu tiên.
3. Nêu ý nghĩa những cuộc khởi nghĩa lớn
 - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng báo hiệu các thế lực phong kiến không thể vĩnh viễn cai trị nước ta.
- Khởi nghĩa Bà Triệu tiếp tục đấu tranh giành độc lập.
 - Khởi nghĩa Lí Bí dựng nước Vạn xuân và xưng đế.
 - Khởi nghĩa Mai Thúc Loan thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường cho độc lập dân tộc.
 - Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ.
 - Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán lần thứ 1.
 - Chiến thắng Bạch Đằng 938 mở đầu thời kì độc lập lâu dài của dân tộc.
 4. Sự kiện chứng tỏ thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp ganh lại độc lập cho tổ quốc:
 - Chiến thắng Bạch Đằng 938.
5. Kể tên những vị anh hùng dân tộc:
 - Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan, Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.
   3. Củng cố bài giảng: 
     - Gọi học sinh lên trình bày một số cuộc khởi nghĩa trên bản đồ.
  4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:	
 .- Tự xem lại các kiến thức đã học.
     - Chuẩn bị giờ sau thi học kì II.
D: Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_1_34_nam_hoc_2020_2021.docx