Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1-33

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp học sinh:

 - Nguồn gốc loài người và các móc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ sang người tinh khôn.

 - Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ, vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.

 - Hiểu được vai trò quan trọng của lao động trong việc chuyển biến từ vượn thành người.

 - Rèn luyện cho học sinh kỉ năng quán sát tranh ảnh và rút ra kết luận cần thiết

 II. CHUẨN BỊ

 - GV: giáo án, SGK, sách tham khảo

 - HS: vở bài tập, vở ghi, SGK

 II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức

 2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài

 - Dựa trên cơ sở nào mà người ta định ra ngày âm lịch và ngày dương lịch?

 - Cách tính ngày công lịch như thế nào?

 

doc 81 trang cucpham 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1-33", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1-33

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1-33
Tuần 1 	 Ngày soạn: 05/9/2007
Tiết 1	 	 Ngày dạy: 11/9/2007
BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
	I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	Giúp học sinh:
	- Cần hiểu rõ học lịch sử là những sự kiện cụ thể, xác thực có căn cứ khoa học.
	- Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp
	- Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử. Học sinh cầm có phương pháp học tập khoa học, thích hợp.
	II. CHUẨN BỊ
	- GV: giáo án, SGK, sách tham khảo
	- HS: vở bài tập, vở ghi, SGK
	II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	1. Ổn định tổ chức
	2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
 1. Hoạt động 1: Lịch sử là gì?
 - GV: quá trình phát triển của con người diễn ra như thế nào?
 - GV: Em có nhận xét gì về loài người từ thời nguyên thuỷ đến nay.
 - GV: Tất cả mọi sinh vật sinh ra trên thế giới này đều có quá trình như vậy: đó là quá trình phát triển khách quan ngoài ý muốn của con người theo trình tự thời gian của tự nhiên và xã hội đó chính là lịch sử.
 - Tất cả những gì các em thấy ngày nay, đều trải qua những thay đổi theo thời gian có nghĩa là đều có tính lịch sử.
 - GV: Sự khác nhau giữa lịch sử con người và lịch sử xã hội loài người.
 - GV: Lịch sử là gì?
 2. Hoạt động 2: Học lịch sử để làm gì
 - GV: Hướng dẫn học sinh xem hình 1 SGK.
 - GV: So sánh lớp học trường làng thời xưa với lớp học hiện nay có những điểm gì khác nhau.
 - GV: Các em đã nghe nói về lịch sử, đã học lịch sử, vậy tại sao học lịch sử là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
3. Hoạt động 3: Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử.
 - GV: Hướng dẫn học sinh xem hình 2 SGK (đó là hiện vật người xưa để lại)
 - GV: Trên bia ghi gì
 - GV: Đó là hiện vật người xưa để lại dựa vào những ghi chép trên bia chúng ta biết được tên, tuổi, địa chỉ và công trạng của các tiến sỉ.
 - GV: Căn cứ vào đâu người ta viết được lịch sử.
 GV: Kể truyện “Sơn tinh Thuỷ tinh”: đây là câu truyện được truyền từ đời này sang đời khác. Sử học gọi đó là tư liệu truyền miệng.
 - HS: Con người đều phải trải qua một quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu.
 - HS: Đó là quá trình con người xuất hiện.
 - HS: Lịch sử của một của một con người là quá trình con người sinh ra, lớn lên, già yếu, chết.
 - Lịch sử xã hội loài người là không ngừng phát triển, là sự thay thế của một xã hội cũ bằng một xã hội mới tiến bộ và văn minh hơn.
 - HS: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
 - Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
 - HS: Khung cảnh lớp học, thầy trò, bàn ghế có sự khác nhau rất nhiều, sở dĩ có sự khác nhau đó là do xã hội loài người ngày càng văn minh và tiến bộ hơn.
 - HS: Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, cha ông, làng xóm, cội nguồn dân tộc để từ đó biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người làm ra nó.
 - Học lịch sử còn để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng xã hội văn minh ngày nay.
 - HS: Đó là hiện vật người xưa để lại dựa vào những ghi chép trên bia chúng ta biết được tên, tuổi, địa chỉ và công trạng của các tiến sỉ.
 - HS: Căn cứ vào tư liệu truyền miệng (truyền thuyết).
 - Hiện vật người xưa.
 - Tài liệu, chữ viết (văn bia), tư liệu thành văn.
 1. Lịch sử là gì?
 - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
 - Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
 2. Học lịch sử để làm gì?
 - Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, cha ông, làng xóm, cội nguồn dân tộc để từ đó biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người làm ra nó.
 - Học lịch sử còn để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng xã hội văn minh ngày nay.
 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
 - Căn cứ vào tư liệu truyền miệng (truyền thuyết).
 - Hiện vật người xưa (trống đồng, bia đá).
 - Tài liệu, chữ viết (văn bia), tư liệu thành văn.
	IV. CỦNG CỐ:
	 - Gọi một số học sinh đọc câu hỏi cuối bài
	 - Giải thích câu danh ngôn: “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống
	V. DẶN DÒ:
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
	 - Học bài, làm bài, xem bài tiếp theo
Tuần 3	 Ngày soạn: 22/9/2007
Tiết 3	 	 Ngày dạy: 25/9/2007
Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI
BÀI 3: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
	I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	Giúp học sinh:
	- Nguồn gốc loài người và các móc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ sang người tinh khôn.
	- Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ, vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.
	- Hiểu được vai trò quan trọng của lao động trong việc chuyển biến từ vượn thành người.
	- Rèn luyện cho học sinh kỉ năng quán sát tranh ảnh và rút ra kết luận cần thiết
	II. CHUẨN BỊ
	- GV: giáo án, SGK, sách tham khảo
	- HS: vở bài tập, vở ghi, SGK
	II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	1. Ổn định tổ chức
	2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
	- Dựa trên cơ sở nào mà người ta định ra ngày âm lịch và ngày dương lịch?
	- Cách tính ngày công lịch như thế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
 1. Hoạt động 1: Con người xuất hiện như thế nào?
 - GV: giới thiệu:
 + Cách đây hàng chục triệu năm, trên trái đất có người vượn cổ sinh sống trong những khu rừng rậm.
 + Trong quá trình tìm kiếm thức ăn loài vượn này đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây  là công cụ.
 - GV hỏi: 
 + Người tối cổ xuất hiện khi nào?
 + Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
 + Người tối cổ sống như thế nào?
 + Người tối cổ đã biết làm gì?
 + Em nhận xét gì về cuộc sống người tối cổ.
 - Giáo viên giới thiệu học sinh quan sát hình 3, 4 SGK, rút ra nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Người tinh khôn sống như thế nào?
 - Giáo viên giới thiệu học sinh xem hình 5 SGK.
 + Nêu sự khác nhau về đặc điểm của người tối cổ với người tinh khôn?
 - Giáo viên kết luận:
 Người tinh khôn xuất hiện là bước nhảy vọt thứ 2 của con người.
 + Người tinh khôn sống như thế nào?
 3. Hoạt động 3: Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
 - Giáo viên giới thiệu những công cụ bằng đá được phục chế, nhận xét công cụ này.
 - Những công cụ bằng đá được phục chế: những mảnh tước dá, rìu tay bằng đá, cuốc, thuổng bằng đá  
=> Công cụ chủ yếu bằng đá, không ngừng được cải tiến.
 - Giáo viên giới thiệu hình 6,7 SGK.
 + Công cụ kim loại được phát minh lúc nào? Công cụ kim loại hơn công cụ đá ở chổ nào?
 + Tại sao công cụ kim loại, sản xuất phát triển nhanh hơn thì xã hội nguyên thuỷ tan rã?
 - HS trả lời:
 - Cách đây khoản 3, 4 triệu năm loài vượn cổ biến thành người tối cổ.
 - Được tìm thấy ở Đông châu Phi, đảo Giava, ở gần Bắc Kinh 
 - Họ đi bằng hai chân
 - Đôi tay tự do để sử dụng công cụ và kiếm thức ăn.
 - Người tối cổ sống theo từng bầy, trong các hang động hoặc túp liều. Sống bằng hái lượm và săn bắt.
 - Biết ghè đẽo đá làm công cụ, biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ.
=> Cuộc sống bấp bênh hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
 - Sự khác nhau giữa người tối cổ với người tinh khôn.
 + Người tối cổ: đứng thẳng, đôi tay tự do, trán thấp hơn bậc ra đằng sau, ưu lông mày nổi cao, hàm bạnh ra nhô về phía trước, hợp sọ lớn hơn vượn, trên người còn có một lớp mỏng.
 + Người tinh khôn: Đứng thẳng, đôi tay khéo léo hơn, xương cốt nhỏ hơn, hợp sọ và thể tích nảo phát triển hơn, trán cao, mặt phẳng cơ thể gọn và linh hoạt hơn, trên người không còn lớp lông mỏng.
 - Người tinh khôn sống:
 + Họ sống theo thị tộc.
 + Làm chung, ăn chung.
 + Biết trồng lúa, rau.
 + Biết chăn nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải, làm đồ trang sức => cuộc sống ổn định hơn.
 - Công cụ kim loại được phát hiện vào khoảng 4.000 năm trước công nguyên.
 - Hơn hẳn công cụ đá, nó sắt hơn và làm được nhiều loại hơn => nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
 - Nhờ công cụ kim loại:
 + Sản xuất phát triển.
 + Sản phẩm con người tạo ra đủ ăn và dư thừa.
 + Một số người đứng đầu thị tộc đã chiếm đoạt một phần của cải dư thừa.
 + Xã hội xuất hiện tư hữu.
 + Có sự phân hoá giàu nghèo.
 + Người trong thị tọc không thể làm chung, ăn chung => xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp xuất hiện.
 1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
 - Cách đây khoản 3, 4 triệu năm loài vượn cổ biến thành người tối cổ.
 - Được tìm thấy ở Đông châu Phi, đảo Giava, ở gần Bắc Kinh 
 - Họ đi bằng hai chân
 - Đôi tay tự do để sử dụng công cụ và kiếm thức ăn.
 - Người tối cổ sống theo từng bầy, trong các hang động hoặc túp liều. Sống bằng hái lượm và săn bắt.
 - Biết ghè đẽo đá làm công cụ, biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ.
=> Cuộc sống bấp bênh hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
 2. Người tinh khôn sống như thế nào?
 - Họ sống theo thị tộc.
 - Làm chung, ăn chung.
 - Biết trồng lúa, rau.
 - Biết chăn nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải, làm đồ trang sức => cuộc sống ổn định hơn.
 3. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
 - Công cụ kim loại được phát hiện vào khoảng 4.000 năm trước công nguyên.
 - Nhờ công cụ kim loại:
 + Sản xuất phát triển.
 + Sản phẩm con người tạo ra đủ ăn và dư thừa.
 + Một số người đứng đầu thị tộc đã chiếm đoạt một phần của cải dư thừa.
 + Xã hội xuất hiện tư hữu.
 + Có sự phân hoá giàu nghèo.
 + Người trong thị tọc không thể làm chung, ăn chung => xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp xuất hiện.
	IV. CỦNG CỐ:
	 - Gọi một số học sinh đọc câu hỏi cuối bài
	V. DẶN DÒ:
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
	 - Học bài, làm bài, xem bài tiếp theo
Tuần 4	 Ngày soạn: 30/9/2007
Tiết 4	 	 Ngày dạy: 02/10/2007
BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
	I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	Giúp học sinh:
	- Sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời.
	- Những nhà nước đầu tiên ra đời ở Phương Đông là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
	- Nền kinh tế nông nghiệp.
	- Thể chế Nhà nước quân chủ chuyên chế
	II. CHUẨN BỊ
	- GV: giáo án, SGK, sách tham khảo
	- HS: vở bài tập, vở ghi, SGK
	II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	1. Ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ
	- Con người đã xuất hiện như thế nào?
	- ... hùng Hưng Cùng Em Là Phùng Hải phát động khởi nghĩa ở Đường Lam. Nghĩa quân nhanh chống chiếm được thành Tống Bình
 	 3.3/ Sự chuyển biến về kinh tế và văn hoá xã hội của nước ta thời kì Bắc thuộc như thế nào?
	 - Hỏi: Sự chuyển biến về kinh tế nước ta thời Bắc thuộc như thế nào?
	 - Trả lời: về kinh tế 
	 + Nông nghiệp trồng lúa nước phát triển (nông nghiệp dùng trâu, bò kéo cày).
	 * Trồng lúa 2 vụ
	 * Biết làm thuỷ lợi
	 * Công cụ sắt phát triển
	 + THủ công nghiệp, thương nghiệp
	 * Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì và phát triển: gốm, dệt
	 * Giao lưu buôn bán trong và ngoài nước
	 - Hỏi: Văn hoá nước ta lúc này phát triển như thế nào?
	 - Trả lời: 
 + Văn hoá: Chứ Hán được truyền vào nước ta. Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn có tiếng nói riêng, có nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền.
 GV giải thích thêm: 
 - Phong kiến phương Bắc tìm mọi cách đồng hoá nhân dân ta, nhưng có lúc quá trình đó ảnh hưởng ngược lại. Ví dụ như: người Trung Quốc học người Việt cấy lúa 2 vụ, cách trồng khoai lang, trồng mía ép đường.
 - Dân tộc ta tiếp nhận văn hoá Hán nhưng vẫn giữ gìn và bảo tồn ban sắc văn hoá dan tộc Việt
 - Hỏi: Xã hội nước ta thời Bắc thuộc như thế nào?
 - Trả lời: xã hội nước ta phân hoá
Quan lại đô hộ
Đại chủ Hán
Hào trường Việt
Nông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Nô tì
 	 - Hỏi: Theo em hơn 1.000 năm bị dô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục tập quán gì? Ý nghĩa của điều này?
 	 - Trả lời: Sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc, tổ tiên ta vẫn giữ được các phong tục, tập quán: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh trưng, bánh dày.
	 => Giáo viên sơ kết: điều đó chứng tỏ rằng sức sống mãnh liệt, tiếng nói, phong tục tập quán, nếp sống của dân tộc ta không có gì tiêu diệt được,
	 - Giáo viên nhấn mạnh để HS ghi nhớ: câu nói được đóng khung cuối bài trong SGK “hơn 1.000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên đã để lại cho chúng ta.
 + Lòng yêu nước
 + Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước
 + Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc”
 - Trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc nhân dân ta luôn đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập dân tộc, thể hiện được lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Dân tộc ta luôn đấu tranh bền bỉ, kiên trì giành độc lập. Điều đó thể hiện bằng một loạt các cuộc khởi nghiã. Trong thời gian này bọn phong kiến phương Bắc tìm mọi cách để đồng hoá nhân dân ta, nhưng dân tộc ta chỉ tiếp thu những mặt tích cực, tiến bộ; chúng ta kiên quyết chống lại những mặt hạn chế, phản động để bảo vệ bản sắc văn háo dân tộc.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
 - Hệ thống kiến thức cơ bản của bài
 - Xem bài tiếp theo
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Tuần 32	Ngày soạn: 22/4/2007
Tiết 32	Ngày dạy: 28/4/2007
Bài 27: NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938
	I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	- Bối cảnh quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai.
	- Cuộc chuẩn bị chống giặc ngoại xâm của Ngô Quyền và nhân dân ta.
	- Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của nhan dân ta, thắng lợi cuối cùng đã thuộc về dân tộc ta.. Trong trận này tổ tiên ta đã tận dụng 3 yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” để tạo nên sức mạnh chiến thắng.
	- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
	- Giáo dục cho HS về lòng tự hào và ý chí vật cường của dân tộc ta.
	- Giáo dục cho HS lòng kính yêu Ngô Quyền, người anh hùng dân tộc có công lao to lớn đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc “Ông tổ phục hưng nền độc lập dân tộc Việt Nam”
	- Rèn luyện phương pháp mô tả sự kiện, sử dụng bản đồ lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm.
	II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY
	- Giáo viên: giáo án + SGK + sử dụng một số lược đồ, tranh ảnh
	- Học sinh: học bài + chuẩn bị bài mới 
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định tổ chức lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	Câu 1: Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ như thế nào?.
	Câu 2: Những cải cách của Khúc Hạo để củng cố nền tự chủ.
	Câu 3: Trình bày những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần nhất.
	 3. Bài mới
H.ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
 * Hoạt động 1: Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán
 ? Em hãy trình bày những hiểu biết về Ngô Quyền.
 ? Theo em Ngô Quyền kéo quân ra Bắc làm gì.
 ? Được tin Ngô Quyền kéo quân ra Bắc Kiều Công Tiễn đã làm gì.
 ? Vì sao Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán, hành động này cho thấy điều gì
 ? Kế hoạch của quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai như thế nào.
 ? Nghe tin quân Nam Hán kéo vào nước ta Ngô Quyền đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào.
 ? Vì sao Ngô Quyền quyết định tiêu diệt quân Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng
 * Hoạt động 2: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
 - GV: Dùng bản đồ để trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng.
 - Dựa vào SGK yêu cầu học sinh tường thuật lại trận đánh trên sông Bạch Đằng.
 ? Kết quả của trận đánh Bạch Đằng.
 ? Vì sao nói: trận Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta.
 ? Việc xây dựng lăng Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào
 - SGK
 - Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để diệt Kiều Công Tiễn trừ hậu hoạ, bảo về nền tự chủ đang được xây dựng
 - Kiều Công Tiễn vội vàng cho người cầu cứu quân Nam Hán, nhân cơ hội đó quân Nam Hán đã kéo quân sang xâm lược nước ta.
 - Kiều Công Tiễn muốn dùng thế lực của nhà Nam Hán để chống Ngô Quyền để đoạt chức Tiết độ sứ
 - SGK
 - SGK
 - SGK
 - HS quan sát lược đồ SGK
 - Quân Nam Hán thua to
 - Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi
 - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1.000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta.
 - Mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của đất nước.
 - Nhân dân ta ghi nhớ công lao to lớn của Ngô Quyền và thể hiện sự trân trọng công lao của ông
 1. Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?
 - Năm 938, nghe tin quân Nam Hán kéo vào nước ta Ngô Quân đã nhanh chống tiến quân vào thành Đại La.
 - Khẩn trương bắt, giết Kiều Công Tiễn.
 - Chuẩn bị đánh giặc.
 - Ngô Quyền dự định kế hoạch diệt giặc ở sông Bạch Đằng
 2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
 a) Diễn biến:
 - Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta.
 - Ngô Quyền đã cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng đúng lúc nước triều đang lên.
 - Lưu Hoằng Tháo hâm hở đốc quân đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết.
 - Khi nước triều rút Ngô Quyền hạ lệnh dóc toàn lực lượng đánh quật trở lợi.
 - Quân Nam Hán chống không nỗi phải rút chạy ra biển.
 - Đúng lúc nước triều rút nhanh bãi cọc dần nhô lên.
 - Quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang.
 - Quân Nam Hán rối loạn.
 - Quân ta với thuyền nhỏ nhẹ nhàng luồn lách xong vào đánh giáp la cà rất quyết liệt.
 - Quân địch phần bị giết, phần bị chết đuối thiệt hại nhiều. Hoằng Tháo cũng bị tôi mạng.
 - Quân Nam Hán bại trận hoảng hốt xua quân về nước.
=> Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
 b) Kết quả:
 - Quân Nam Hán thua to
 - Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi
 c) Ý nghĩa
 - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1.000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta.
 - Mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của đất nước.
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
	IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
	 - Nắm chắc nội dung phần 2
	 - Học bài kỹ chuẩn bị thi học kỳ II
Tuần 33	Ngày soạn: 30/4/2007
Tiết 33	Ngày dạy: 12/5/2007
Bài 28: 	ÔN TẬP
	I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	- Hệ thống hó những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế kỷ X).
	- Các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ nguyên thuỷ đến thời kỳ dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.
	- Những thành tựu văn hoá tiêu biểu.
	- Những cuộc khởi nghĩa lớn thời Bác thuộc giành lại độc lập dân tộc.
	- Giáo dục cho HS về lòng tự hào và ý chí vật cường của dân tộc ta.
	- Anh hùng dân tộc thời kỳ này.
	- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và lòng yêu nước chân chính của HS.
	- HS yêu mến, biết iưn các anh hùng dân tộc, các thế hệ cha ông đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước.
	- Học sinh có ý thức vươn lên xây dựng và bảo vệ đất nước.
	- Rèn luyện kỷ năng hệ thống hoá các sự kiện, đánh giá nhân vật lịch sử và liên hệ thực tế.
	II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY
	- Giáo viên: giáo án + SGK + sử dụng một số lược đồ, tranh ảnh
	- Học sinh: học bài + chuẩn bị bài mới 
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định tổ chức lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	Kết hợp trong bài mới
	3. Bài mới
	Hỏi: Lịch sử nước ta thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X đã trải qua những giai đoạn lớn nào?
	Đáp: Lịch sử nước ta từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X trải qua 3 giia đoạn lớn:
	- Giai đoạn nguyên thuỷ
	- Giai đoạn dựng nước Văn Lang – Âu Lạc (thế kỉ VII – II TCN).
	- Giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (hơn 1.000 năm)
	Hỏi: Thời đựng nước đầu tiên diễn ra vào lúc nào? Tên nước là gì? Vị vua đầu tiên là ai?
	 	Đáp: Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào thé kỷ VII TCN
	Tên nước: Văn Lang
	Tên vua: Hùng Vương
	Hỏi: Thời dựng nước đầu tiên để lại cho chúng ta những gì?
	Đáp: Tổ quốc, thuật luyện kim, nghề trồng lúa nước, phong tục tập quán riêng, bìa học giữ nước.
	Hỏi: Thời Bắc thuộc có những cuộc khởi nghĩa lớn nào?
	Đáp: - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu
	- Khởi nghĩa Lý Bí, Triệu Quang Phục
	- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng
	- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
	Hỏi: Sự kiện lịch sử nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập ?
	Đáp: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938
	Hỏi: Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ độc lập dân tộc của tổ quốc?
	Đáp: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.
	Hỏi: Hãy nêu những công trình nghệ thuật nổi tiếng thời cổ đại của thế giới và Việt Nam?
	Đáp: Thế giới có Kim Tự tháp Ai Cập, thành Ba-bi-lon, đấu trường Cô-li-dê.
	Việt Nam: có trống đồng Đông Sơn, thành Cổ Loa
	IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
	- Hệ thống kiến thức cơ bản của bài
	- Học bài và xem bài trước ở nhà.
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_1_33.doc