Giáo án Lịch sử Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu:

+ Chính trị: trực tiếp cai trị, chia châu, quận huyện

+Kinh tế: chiếm ruộng đất, tô thuế nặng nề

+ Xã hội và Văn hóa: đồng hóa dân tộc Việt, bắt nhân dân ta theo phong tục và luật pháp của người Hán. Thực hiện đồng hóa về văn hóa.

+ Những thay đổi của nước ta dưới thời thuộc Đường.

- Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX. (Tập trung vào các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng - năm 40; Khởi nghĩa Lý Bí, Nước Vạn Xuân, Mai Thúc Loan.

Rèn luyện kỉ năng lập bảng thống kê: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa)

- Hs biết phân tích , đánh giá những thủ đoận cai trị của phong kiến phương bắc thời bắc thuộc; Biết tìm nguyên nhân vì sao nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống áp bức của phong kiến phương Bắc.

2. Năng lực:

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Đọc lược đồ lịch sử. lập bảng thống kê: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, ngườilãnh đạo, kết quả và ý nghĩa)

 3. Phẩm chất :

+ Yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm

+ Có tinh thần bảo vệ tổ quốc, trân trọng được sống trong hòa bình

+ Có trách nhiệm với công đồng.

 

doc 77 trang cucpham 30/07/2022 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Lịch sử Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)
Tiết:19, 20, 21,22, 23,24
Chủ đề:
THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu:
+ Chính trị: trực tiếp cai trị, chia châu, quận huyện
+Kinh tế: chiếm ruộng đất, tô thuế nặng nề
+ Xã hội và Văn hóa: đồng hóa dân tộc Việt, bắt nhân dân ta theo phong tục và luật pháp của người Hán. Thực hiện đồng hóa về văn hóa.
+ Những thay đổi của nước ta dưới thời thuộc Đường.
- Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX. (Tập trung vào các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng - năm 40; Khởi nghĩa Lý Bí, Nước Vạn Xuân, Mai Thúc Loan.
Rèn luyện kỉ năng lập bảng thống kê: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa)
- Hs biết phân tích , đánh giá những thủ đoận cai trị của phong kiến phương bắc thời bắc thuộc; Biết tìm nguyên nhân vì sao nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống áp bức của phong kiến phương Bắc.
2. Năng lực:
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề..
	 - Đọc lược đồ lịch sử. lập bảng thống kê: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, ngườilãnh đạo, kết quả và ý nghĩa)
 3. Phẩm chất : 
+ Yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm
+ Có tinh thần bảo vệ tổ quốc, trân trọng được sống trong hòa bình
+ Có trách nhiệm với công đồng.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHÂN THỨC
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta 
 .
Nêu được các chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. 
Giải thích được vì sao thế lực phong kiến phương Bắc lại bóc lột tàn bạo và đồng hóa đối với nhân dân ta.
Phân tích được hậu quả những chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc đối với đất nước ta.
Nhận xét được mức độ tàn bạo và thâm độc trong chính sách bóc lột và đồng hóa của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
II.Sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ Bắc thuộc
 Trình bày được tình hình kinh tế, văn hóa của nước ta trong thời kì Bắc thuộc.
 Lý giải được tại sao dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc tình hình kinh tế, văn hóa nước ta vẫn phát triển.
 Khám phá được những sáng tạo về văn hóa của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
 Đánh giá được những thành tựu về kinh tế, văn hóa của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
III. Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống phong kiến phương Bắc
Trình bày được các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc
Lý giải được tại sao nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra trong thời kì Bắc thuộc.
Xác định được điểm giống nhau của các cuộc khởi nghĩa dưới thời Bắc thuộc
Bình luận cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc thuộc. Rút ra bài học từ những cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc.
C.HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu hỏi nhận biết:
Nêu những biến đổi địa giới hành chính nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X.
 Nêu chính sách cai trị của các triều đại phong kiến đối với nước ta ntn?
 Nêu dẫn chứng về sự phát triển của nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ I - X.
 Nhân dân ta đã ứng dụng kĩ thuật gì để chống sâu bọ châm đục thân cây cam ? Theo em, việc ứng dụng kĩ thuật này nói lên điều gì
- Kể tên những ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp ở địa phương em có từ thời Bắc thuộc được lưu truyền đến ngày nay
Câu hỏi thông hiểu
Vì sao sau khi chiếm được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc thường tổ chức lại cách cai trị và thay đổi tên gọi ?
 Phương thức bóc lột cơ bản của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta là gì ? Vì sao nhà Hán lại giữ độc quyền về muối và sắt ?
 Dưới thời nhà Đường, hình thức bóc lột đối với nhân dân ta có gì thay đổi so với trước ?
Em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội nước ta? 
Tình hình văn hóa nước ta có gì thay đổi? Theo em, việc chính quyền đô hộ mở trường học ở nước ta nhằm mục đích gì? 
 Vì sao người Việt mặc dù bị đồng hóa vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
Trình bày nguyên nhân, thời gian, địa điểm và kết quả ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí giành được thắng lợi nhờ những nguyên nhân nào? Sau khi giành được ngày thắng lợi, Lí Bí đã làm gì? Vì sao Lý Bí không xưng vương mà lại xưng đế? Theo em đặt tên nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
Trình bày nguyên nhân, kết quả khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Câu hỏi vận dụng
 Các chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đã để lại hậu quả gì cho đất nước ta bấy giờ
Trình bày những đóng góp của phụ nữ trong cuộc khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu?
Có đúng hay không khi cho rằng các triều đại phong kiến phương Bắc thường tổ chức lại các bộ máy cai trị nhằm biến nước ta thành đơn vị hành chính của Trung Quốc??
 Hãy nhận xét và những chuyển biến về cơ cấu xã hội ở nước ta giữa hai thời kì trên Văn lang và Âu lạc
Câu hỏi vận dụng cao
1. Em hãy tìm hiểu những phong tục, tập quán và tín ngưỡng của người Việt được nhân dân ta giữ gìn, phát huy trong thời kì chống phong kiến phương Bắc.
2. Em hãy cùng bạn sưu tầm ca dao, tục ngữ và hò vè của nhân dân ta qua các thời kì lịch sử lên án chính sách cai trị, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc.
3. Hãy kể tên những phong tục, tín ngưỡng và lễ hội điển hình ở địa phương em
4. Đóng vai là nhà sử học và tuyên truyền viên, em hãy chia sẻ với gia đình, bạn bè qua hòm thư điện tử (email) hoặc trang cá nhân (facebook) về những giá trị văn hoá mà người Việt còn lưu giữ trong thời kì chống phong kiến phương Bắc.
 Đánh giá công lao của các anh hùng dân tộc trong thời kỳ này.
D. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Hoạt động 
Nội dung
Thời điểm
Thời lượng
Nội dung cụ thể
Hình thức TCDH
Thiết bị DH, Học liệu
Khởi động
19
5p
Hình thành kiến thức
I.Chính sách cai trị của các tiều đại phong kiến phương Bắc
40p
1.Sự thay đổi về hành chính
Bản đồ trống Việt Nam
20
20p
2.Chính sách cai trị
Tranh ảnh
25p
3.Chính sách bóc lột 
Tranh ảnh
II.Sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ Bắc thuộc
21
20p
1.Tình hình kinh tế nước ta có gì thay đổi dưới thời Bắc thuộc
25p
2.Những chuyển về xã hội và văn hóa nước ta dưới thời Bắc thuộc
Sơ đồ phân hóa xã hội
III.Các cuộc đấu tranh giành lại độc lập và bảo vệ bản sắc dân tộc
22
25p
1. Khởi nghĩa Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43))
Tranh ảnh, video
20p
2 Khởi nghĩa Bà Triệu
Tranh ảnh, video
23
20p
3. Khởi nghĩa Lý Bí
Tranh ảnh, video
10p
4.Cuộc kháng chiến chống quân Lương của Triệu Quang Phục
Tranh ảnh, video
15p
5.Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Tranh ảnh, video
24
20p
6.Khởi nghĩa Phùng Hưng
Tranh ảnh, video
Luyện tập
10p
Tìm hiểu đặc điểm, bài học kinh nghiệm của phong trào đấu tranh
Phiếu học tâp
Vận dụng
10
Tìm hiểu các phong tục tập quán 
Phiếu học tập
Mở rộng
5
Tìm hiểu các hoạt động tưởng nhớ tới các anh hùng
Các trang wes
E. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU	
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Máy tính- Các video
- Giáo án word và Powerpoint.
- Hình ảnh và lược đồ các cuộc khởi nghĩa . 
 	- Những tư liệu lịch sử về các nhân vật lịch sử.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các cuộc khởi nghĩa . 
 II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a, Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về đất nước ta dưới ách thống trị của các triều đại phương Bắc
 b.Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c) Sản phẩm: trình bày sơ lược về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta
 d) Tổ chức thực hiện:
a.Giao nhiệm vụ:
GV có thể giới thiệu : Từ khi nước Âu Lạc bị nhà Triệu xâm lược, kể từ đó, các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp nhau áp đặt nhiều chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ta, làm cho xã hội có những chuyển biến sâu sắc. Trước khi tìm hiểu về chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến của xã hội nước ta trong thời kì Bắc thuộc cũng như các cuộc đấu tranh của nhan dân ta. Các em hãy quan sát hình các hình ảnh sau và cho biết những hiểu biết của mình về một số nội dung sau :
- Em biết gì về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta (từ năm 179 TCN đến thế kỉ X) ?
- Những phong tục tập quán, tín ngưỡng nào của nhân dân ta thời Hùng Vương còn được lưu giữ đến ngày nay ? Em hãy lí giải vì sao nhân dân ta vẫn lưu giữ được.
 (2) HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. 
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
(3) Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
Dự kiến sản phẩm:
Chính sách cai trị của  các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta... 
Những phong tục, và tín ngưỡng nào của nhân dân ta thời Hùng Vương còn được lưu giữ đến ngày nay theo như ảnh lần lượt là: Têm trầu, nhuộm răng đen, gói bánh trưng ngày tết, thờ cúng ông bà tổ tiên
Lí giải: bởi đây là những nét đẹp văn hóa sâu sắc và vô cùng ý nghĩa đậm bản sắc văn hóa, tín ngưỡng phù hợp với con người đất Việt
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. 
HS có thể không trả lời đúng và đủ tất cả các câu hỏi trên, nhưng điều đó không quan trọng, bởi vì đó là những câu hỏi gây hứng thú tìm hiểu điều chưa biết đối với HS, câu hỏi có tính chất khởi động nhận thức của HS.
GV giới thiệu về nội dung của chủ đề :
I. Chính sách cai trị của các tiều đại phong kiến phương Bắc
II. Sự chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ Bắc thuộc
III. Các cuộc  ... 1: Theo em, trong các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc, chính sách nào là thâm hiểm nhất?
A.Chính sách đồng hóa
B.Chính sách bóc lột với nhiều loại thuế nặng nề và cống nộp
C.Chính sách đàn áp dã man các cuộc nổi dậy của nhân dân ta
D.Chính sách cấm nhân dân ta sử dụng đồ sắt
Câu 2: Tên nước ta đầu tiên là:
 A.Văn Lang B. Âu Lạc C.Vạn Xuân D. Đại Việt
Câu 3:. Trong thời kì Bắc thuộc, ai là người nữ anh hùng đầu tiên đứng lên khởi nghĩa dành thắng lợi?
 A. Trưng Trắc. B. Ngô Quyền. C. Dương Đình Nghệ. D. Lí Bí.
Câu 4:Nhà Đường đặt tên nước ta là gì?
 A. An Nam đô hộ phủ B.Giao Châu C.Châu Giao D.Giao Chỉ
Câu 5: Thành tựu nghệ thuât đặc sắc nhất của cư dân Cham-pa là:
 A. Công trình kiến trúc đền chùa. C.Kiến trúc nhà ở.
 B. Các bức tượng phật. D. Kiến trúc đền tháp
Câu 6: Khởi nghĩa Lí Bí thắng lợi, thành lập nên nhà nước nào?
 A. Nhà nước Âu Lạc B. Nhà nước Văn Lang. 
 C. Nhà nước Cham-Pa D. Nhà nước vạn Xuân
Câu 7: Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?
 A.Củng cố thế lực của họ Khúc
 B.Xây dựng đất nước theo đường lối của mình 
 C.Củng cố nền độc lập, “nhân dân đều được yên vui”
 D.Bãi bỏ các thứ lao dịch và định lại mức thuế
Câu 8 :Trận thắng nào giành lại hoàn toàn nền độc lập tự chủ cho dân tộc ta? 	
 A. Trận đánh của Bà Triệu C. Trận Bạch Đằng năm 938. 
 B. Trận đánh của Mai Thúc Loan. D. Trận đánh của Lí Bí.
Câu 9: Hãy nối thời gian ở cột A vào tên cuộc khởi nghĩa ở cột B cho đúng (1 điểm / mỗi cụm từ điền đúng 0,25 điểm)
A
B
Đáp án
1.Năm 40
A.Khởi nghĩa Phùng Hưng
1+B
2.Năm 542
B.Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
2+C
3.Năm 722
C.Khởi nghĩa Lý Bí
3+D
4.Năm 776
D.Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
4+A
II. Tự Luận (5.0đ)
Câu 1(3 đ): Họ khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những gì để củng cố quyền tự chủ?
Câu 2 (2 đ): Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?
Đề 2 
I. Phần trắc nghiêm : 5 điểm
Câu 1: Theo em, trong các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc, chính sách nào là thâm hiểm nhất?
A.Chính sách đồng hóa
B.Chính sách bóc lột với nhiều loại thuế nặng nề và cống nộp
C.Chính sách đàn áp dã man các cuộc nổi dậy của nhân dân ta
D.Chính sách cấm nhân dân ta sử dụng đồ sắt
Câu 2: Tên nước ta đầu tiên là:
A.Văn Lang B. Âu Lạc C.Vạn Xuân D. Đại Việt
Câu 3:Nhà Đường đặt tên nước ta là gì?
 A. An Nam đô hộ phủ B.Giao Châu C.Châu Giao D.Giao Chỉ
Câu 4: Thành tựu nghệ thuât đặc sắc nhất của cư dân Cham-pa là:
 A. Công trình kiến trúc đền chùa. C.Kiến trúc nhà ở.
 B. Các bức tượng phật. D. Kiến trúc đền tháp, các bức phù điêu
Câu 5: Lí Bí Khởi nghĩa chống quân xâm lược:
 A. Nhà Ngô. B. Nhà Lương.
 C. Nhà Hán. D. Nhà Đường
Câu 6: Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?
 A.Củng cố thế lực của họ Khúc
 B.Xây dựng đất nước theo đường lối của mình 
 C.Củng cố nền độc lập, “nhân dân đều được yên vui”
 D.Bãi bỏ các thứ lao dịch và định lại mức thuế
Câu 7: Ai là người đầu tiên, trong thời kì Bắc thuộc, được phong kiến phương Bắc phong làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ? 
 A. Dương Đình Nghệ B. Phùng Hưng 
 C. Khúc Thừa Dụ D. Mai Thúc Loan
 Câu 8:Trận thắng nào giành lại hoàn toàn nền độc lập tự chủ cho dân tộc ta? 	
 A. Trận đánh của Bà Triệu C. Trận Bạch Đằng năm 938. 
 B. Trận đánh của Mai Thúc Loan. D. Trận đánh của Lí Bí.
Câu 9 :. Hãy điền những cụm từ: “quân Ngô, cá kình, sóng dữ, gió mạnh ”vào chỗ (...) trong câu nói nổi tiếng của Bà Triệu sao cho chính xác. (1 điểm / mỗi cụm từ điền đúng 0,25 điểm)
 « Tôi muốn cưỡi cơn , đạp luồng ., chém . ở biển khơi, đánh đuổi  giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ! »
II. Tự luận
Câu 1(3.0đ): Trình bày tóm tắt diễn biến của trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền.
Câu 2(2.0đ): Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?
Đáp án
Đề 1
TRẮC NGHIỆM 
MỖI Ý ĐÚNG 0,5 ĐIỂM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
A
A
A
A
D
D
C
C
CÂU 9 MỖI Ý ĐÚNG 0,25 ĐIỂM
Đáp án
1.Năm 40
A.Khởi nghĩa Phùng Hưng
1+B
2.Năm 542
B.Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
2+C
3.Năm 722
C.Khởi nghĩa Lý Bí
3+D
4.Năm 776
D.Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
4+A
TỰ LUẬN
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Quá trình họ Khúc giành độc lập lại cho đất nước: 
- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
0.5
- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
0.5
- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
0.5
* Những việc làm của Khúc Thừa Dụ để củng cố chính quyền tự chủ bao gồm: 
- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến cấp xã.
0.5
- Xem xét và định lại mức thuế.- Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.
0.5
- Lập lại sổ hộ khẩu,
0.5
Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ:
Kế hoạch của Ngô Quyền chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. 
Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc.
 Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược. 
0,25
0,25
0,5
Kế hoạch của Ngô Quyền hết sức độc đáo: 
Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắc đóng xuống dòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm. 
Có quân mai phục hai bên bờ.
Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc “ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả”.
0,5
0,25
0,25
ĐỀ 2
TRẮC NGHIỆM 
MỖI Ý ĐÚNG 0,5 ĐIỂM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
A
A
A
A
B
C
C
C
CÂU 9 MỖI Ý ĐÚNG 0,25 Đ
 « Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ! 
TỰ LUẬN
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
0,5
- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.
0.5
- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.
0.5
- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
0.5
- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
1
Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ:
Kế hoạch của Ngô Quyền chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. 
Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc.
 Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược. 
0,25
0,25
0,5
Kế hoạch của Ngô Quyền hết sức độc đáo: 
Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắc đóng xuống dòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm. 
Có quân mai phục hai bên bờ.
Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc “ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả”.
0,5
0,25
0,25
Tiết 35:
Báo cáo thực hiện chủ đề Kể chuyển lịch sử bằng tranh
NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TRONG THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (Sách TNST, Lớp 6)
A. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG	
1. Kiến thức:
- Học sinh nạp sản phẩm hoàn chỉnh đã thực hiện ở tiết 31
Kể chuyện lịch sử bằng tranh:
NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TRONG THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (Sách TNST, Lớp 6)
và trình bày báo cáo trước lớp. 
2. Năng lực:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo
+ Năng lực xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
+ Năng lực công cụ: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực diễn đạt
3. Phẩm chất:
- Giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
- Thể hiện sự mạnh dạn trước đám đông, thuyết trình ngắn gọn, khoa học, súc tích.
B. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: yêu cầu, hướng dẫn các nhóm báo cáo, nhận xét chung, cho điểm.
 - Học sinh : Sử dụng sản phẩm để trình bày báo cáo, nạp sản phẩm, nhận xét, đánh giá nhận xét lẫn nhau.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bài mới:
Hoạt động 1:
Khởi động
- Giáo viên giới thiệu lại mục tiêu, yêu cầu của tiết học 31 và kiểm tra sản phẩm, kết quả thực hiện của học sinh.
Hoạt động 2:
Báo cáo sản phẩm
Học sinh ghép lời thuyết minh cho các bức tranh thành câu chuyện hoàn chỉnh.
- Trình bày kết hợp tranh vẽ và lời kể theo trật tự nội dung cốt truyện.
Giáo viên đưa ra một biểu mẫu chấm điểm:
Thang điểm 20
+ Hình thức 5 điểm: Bố cục sắp xếp khoa học hợp lí.
+ Tựa đề giới thiệu kết hợp trình bày 5 điểm: giới thiệu và làm nổi bật được nội dung sản phẩm về đề tài .
+ Nội dung 10 điểm: đầy đủ các nội dung như 
 Tên nhân vật
 Tiểu sử của nhân vật.
 Hoạt động của nhân vật.
 Các hoạt động của nhân dân ta để ghi nhớ công lao của nhân vật.
Lần lượt các nhóm lên trình bày báo cáo sản phẩm trước lớp và nạp sản phẩm.
Các nhóm bám vào biểu mẫu để đánh giá, nhận xét, so sánh lẫn nhau.
Giáo viên kết luận, nhận xét chung và cho điểm.
Lưu ý: giáo viên phát cho học sinh biểu điểm chấm để đảm bảo sự công bằng: 
Cá nhân tự đánh giá/ đánh giá đóng góp của các thành viên trong các nhóm theo mức độ 0, 1, 2, 3, 4
Họ và tên thành viên
Mức độ đóng góp
Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn vào các mức độ A, B, C, D.
Nội dung
Tinh thần làm việc nhóm
Hiệu quả làm việc nhóm
Trao đổi, thảo luận trong nhóm
Mức độ
A
B
C
D
A
B
C
D
A
B
C
D

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam.doc