Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình học kì 1- Trường THCS Võ Thị Sáu

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1 Kiến thức

Thông qua nội dung bài giảng giáo viên cần làm rõ: Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử. Học sinh cần phân biệt được các khái niệm Dương lịch, âm lịch và Công lịch. Biết cách đọc, ghi và tính năm tháng theo Công lịch chính xác.

2. T¬ư t¬ưởng

Giúp cho học sinh biết quý thời gian, biết tiết kiệm thời gian. Bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và tác phong khoa học trong mọi việc.

3. Kĩ năng

Bồi dưỡng cho HS cách ghi, tính năm tính khoảng cách giữa các thế kỉ chính xác.

B. NỘI DUNG

I. Ổn định lớp

II Kiểm tra bài cũ

1. Trình bày ngắn gọn Lịch sử là gì?

2. Tại sao chúng ta phải học Lịch sử?

III. Bài mới

 

doc 46 trang cucpham 23/07/2022 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình học kì 1- Trường THCS Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình học kì 1- Trường THCS Võ Thị Sáu

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình học kì 1- Trường THCS Võ Thị Sáu
Ngày soạn:5/9
Tiết 1
MỞ ĐẦU
Bài 1. SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Về kiến thức
Học sinh cần hiểu rõ học Lịch sử là học những sự kiện cụ thể, sát thực, có căn cứ khoa học. Học Lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử, học sinh cần có phương pháp học tập khoa học thích hợp.
2. Tư tưởng
Trên cơ sở những kiến thức khoa học, bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn Lịch sử và phương pháp học tập, khắc phục quan niệm sai lầm, lệch lạc trước đây là: Học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng. Bằng nội dung cụ thể, gây hứng thú cho các em trong học tập, để học sinh yêu thích môn Lịch sử.
3. Kĩ năng
Giúp học sinh có khả năng trình bày và lý giải các sự kiện lịch sử khoa học, rõ ràng, chuẩn xác và xác định phương pháp học tập tốt, có thể trả lời được những câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài.
B. NỘI DUNG
GV: Ở cấp tiểu học, các em đã học các tiết Lịch sử ở môn "Tự nhiên và Xã hội" thường nghe và sử dụng từ "Lịch sử" vậy "Lịch sử là gì?
GV cho HS xem băng hình về: Bầy người nguyên thủy.
- Tích luỹ tư bản nguyên thủy và sự phát triển của xã hội tư bản. Những thành tựu mới nhất về khoa học kĩ thuật hiện nay.
?- Con người và mọi vật trên thế giới này đều phải tuân theo qui luật gì của thời gian?
GV gợi ý để HS trả lời:
- Con người đều phải trải qua một quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu.
?- Em có nhận xét gì về loài người từ thời nguyên thủy đến nay ?
1)Lịch sử là gì?
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
2. Học Lịch sử để làm gì?
Học Lịch sử để hiểu được cội nguồn dân tộc biết quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông. Biết quá trình đấu
tranh anh dũng với thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giữ gìn độc lập dân tộc.
Biết lịch sử phát triển của nhân loại để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
Căn cứ vào tư liệu 
truyền miệng (truyền thuyết). Hiện vật người xa
xưa để lại (trống đồng, bia đá).
Tài liệu chữ viết (văn bia), tư liệu thành văn đại Việt sử ký toàn thư).
HS trả lời:
Đó là quá trình con người xuất hiện và phát triển không ngừng.
GV kết luận:
- Tất cả mọi vật sinh ra trên thế giới này đều có quá trình như vậy: đó là quá trình phát triển khách quan ngoài ý muốn của con người theo trình tự thời gian của tự nhiên và xã hội, đó chính là Lịch sử.
- Tất cả những gì các em thấy ngày hôm nay con người và vạn vật) đều trải qua những thay đổi theo thời gian, có nghĩa là đều có lịch sử.
GV: Nhưng ở đây, chúng ta chỉ giới hạn học tập Lịch sử xã hội loài người từ khi loài người xuất hiện trên Trái Đất này (cách nay mấy triệu năm) trải qua các giai đoạn dã man, nghèo khổ, vì áp bức bóc lột dần dần trở thành văn minh tiến bộ và công bằng.
?- Sự khác nhau giữa lịch sử con người và lịch sử xã hội loài người ?
GV gợi ý để HS trả lời:
- Lịch sử của một con người là quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu, chết.
-Lịch sử xã hội loài người là không ngừng phát triển, là sự thay thế của một xã hội cũ bằng xã hội mới tiến bộ và văn minh hơn.
GV kết luận:
GV hướng dẫn HS xem hình 1 SGK và yêu cầu các em nhận xét:
So sánh lớp học trường làng thời xa và lớp học hiện nay của các em có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
GV hướng dẫn HS trả lời: 
- Khung cảnh lớp học, thầy trò, bàn ghế có sự khác nhau rất nhiều, sở dĩ có sự khác nhau đó là do xã hội loài người ngày càng tiến bộ điều kiện học tập tốt hơn, trường lớp khang trang hơn:
GV kết luận:
Như vậy, mỗi con người, mỗi xóm làng, mỗi quốc gia, dần tộc đều trải qua những thay đổi theo thời gian mà chủ yếu do con người tạo nên.
GV đặt câu hỏi:
Các em đã nghe nói về Lịch sử, đã học Lịch sử, vậy tại sao học lịch sử là một nhu cầu không thể thiếu được của con người?
GV gợi ý để HS trả lời:
- Con người nói chung, người Việt Nam và dân tộc Việt Nam nói riêng rất muốn biết về tổ tiên và đất nước của mình, để rút ra những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, trong lao động, trong đấu tranh để sống với hiện tại và hướng tới tương lai.
- Giúp ta tiếp thu những tinh hoa của nền văn minh thế giới.
GV kết luận yêu cầu HS ghi nhớ.
GV nhấn mạnh: Các em phải biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người đã làm ra nó và xác định cho mình cần phải làm gì cho đất nước, cho nên học Lịch sử rất quan trọng.
GV gợi ý cho HS nói về truyền thống gia đình, ông bà, cha, mẹ, có ai đỗ đạt cao và có công với nước; quê hương em có những danh nhân nào nổi tiếng (hãy kể một vài-nét về danh nhân đó).
GV: Đặc điểm của bộ môn Lịch sử là sự kiện lịch sử đã xảy ra không được diễn lại, không thể làm thí nghiệm như các môn khoa học khác. Cho nên lịch sử phải dựa vào các tài liệu là chủ yếu để khôi phục lại bộ mặt chân thực của quá khứ.
GV hướng dẫn các em xem hình 2 SGK 
sBia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám làm bằng gì?
HS trả lời: Đó là bia đá.
GV nói thêm: Đó là hiện vật người xa để lại.
sTrên bia ghi gì?
HS trả lời :
- Trên bia ghi tên, tuổi, địa chỉ, năm sinh và năm đỗ của tiến sĩ.
GV khẳng định: Đó là hiện vật người xưa để lại, dựa vào những ghi chép trên bia chúng ta biết được tên, tuổi, địa chỉ và công trạng của các tiến sĩ.
GV yêu cầu HS kể chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, và Thánh Gióng. Qua câu chuyện đó GV khẳng định: Trong lịch sử cha ông ta luôn phải đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm ví dụ như thời các vua Hùng, để duy trì sản xuất, bảo đảm cuộc sống và giữ gìn độc lập dân tộc.
GV khẳng định: Câu chuyện này là truyền thuyết, được truyền từ đời này qua đời khác (từ khi nước ta chưa có chữ viết). Sử học gọi đó là tư liệu truyền miệng.
?Căn cứ vào đâu mà người ta biết được lịch sử?
III. Củng cố bài
GV gọi HS trả lời những câu hỏi cuối bài:
1 Trình bày một cách ngắn gọn: Lịch sử là gì?
2. Lịch sử giúp em hiểu biết những gì?
3. Tại sao chúng ta cần phải học Lịch sử?
GV giải thích danh ngôn: "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống" (Xi xê-rông - nhà chính trị Rôm cổ).
Các nhà sử học xa xưa đã nói: "Sử để ghi chép việc, mà việc thì hay hoặc dở đều làm gương răn dạy cho đời sau. Các nước ngày xưa nước nào cũng đều có sử; sử phải tỏ rõ được sự phải - trái, công bằng, yêu ghét, vì lời khen của sử còn vinh dự! (hơn áo đẹp của vua ban, lời chê của sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, sử thực sự là cái cân, cái gương của muôn đời).
(Theo ĐVSKTT tập I, NXB KHXH, Hà Nội, 1972)
IV. Dặn dò học sinh:
Sau khi học, các em trả lời 3 câu hỏi cuối bài.
Ngày soạn
....10/9....
Tiết 2
Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1 Kiến thức
Thông qua nội dung bài giảng giáo viên cần làm rõ: Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử. Học sinh cần phân biệt được các khái niệm Dương lịch, âm lịch và Công lịch. Biết cách đọc, ghi và tính năm tháng theo Công lịch chính xác.
2. Tư tưởng
Giúp cho học sinh biết quý thời gian, biết tiết kiệm thời gian. Bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và tác phong khoa học trong mọi việc.
3. Kĩ năng
Bồi dưỡng cho HS cách ghi, tính năm tính khoảng cách giữa các thế kỉ chính xác.
B. NỘI DUNG
I. Ổn định lớp
II Kiểm tra bài cũ
1. Trình bày ngắn gọn Lịch sử là gì?
2. Tại sao chúng ta phải học Lịch sử?
III. Bài mới
1. Tại sao phải xác định thời gian?
Cách tính thời gian là nguyên tắc cơ bản của môn lịch sử. Thời cổ đại, người nông dân luôn phụ thuộc vào thiên nhiên, cho nên, trong canh tác họ luôn phải theo dõi và phát hiện qui luật của thiên nhiên.
Họ phát hiện ra qui luật của thời gian: hết ngày rồi lại đến đêm;
Mặt Trời mọc ở đằng Đông, lặn đằng Tây (1 ngày).
Nông dân Ai Cập cổ đại theo dõi và phát hiện ra chu kì hoạt động của Trái Đất quay xung quanh Mặt
Trời (1 vòng) là 1 năm (360 ngày).
2. Người xa đã tính thời gian như thế nào?
Âm lịch: Căn cứ vào sự di chuyển của Mặt trăng xung quanh Trái Đất (1 vòng) là 1 năm (từ 360 ® 365 ngày), 1 tháng (từ 29 ® 30 ngày).
Dương lịch: Căn cứ vào sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời (1 vòng) là 1 năm (365 ngày+1/4 ngày) nên họ xác định 1 tháng có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.
3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
Xã hội loài người ngày càng phát triển, sự giao
lưu giữa các quốc gia dân tộc ngày càng tăng, do vậy cần phải có lịch chung để tính thời gian.
Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giêsu ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên.
Những năm trước đó gọi là trước công nguyên (TCN).
Cách tính thời gian theo công lịch:
 CN 40 248 542
179 TCN
GV: Bài trước chúng ta đã khẳng định : Lịch sử là những sự vật, hiện tượng xảy ra trong quá khứ, muốn hiểu rõ những sự kiện trong quá khứ, cần phải xác định thời gian chuẩn xác. Từ thời nguyên thủy, con người đã tìm cách ghi lại sự việc theo) trình tự thời gian.
GV hướng dẫn HS xem hình 2 SGK:
?- Có phải các bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được lập cùng một năm không.
HS trả lời: - Không.
GV sơ kết: Không phải các bia tiến sĩ được lập cùng một năm. Có người đỗ trước, người đỗ sau, cho nên có người được dựng bia trước, người được dựng bia sau khá lâu. Như vậy, người xa đã có cách tính và ghi thời gian. Việc tính thời gian rất quan trọng, nó giúp chúng ta hiểu nhiều điều.
?- Dựa vào đâu, bằng cách nào, con người sáng tạo ra thời gian?
HS đọc SGK đoạn "Từ xưa, con người.... thời gian được bắt đầu từ đây".
GV giải thích thêm và sơ kết.
Các em biết trên thế giới hiện nay có những cách tính lịch chính nào?
HS trả lời: Âm lịch và Dương lịch.
?- Em cho biết cách tính của âm lịch và dương lịch?
HS trả lời:
- Âm lịch: dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất 1 vòng) là 1 năm (360 ngày).
- Dương lịch: dựa vào sự di chuyền của Trái Đất xung quanh Mặt Trời 1 vòng) là 1 năm (365 ngày).
GV sơ kết:
GV giải thích thêm:
- Lúc đầu người phương Đông cho rằng: Trái Đất hình cái đĩa.
- Người La Mã (trong quá trình đi biển) đã xác định: Trái Đất hình tròn. Ngày nay chú ... c năm gần đây chúng ta mới phục chế được trống đồng bằng phương pháp thủ công (đúc đồng ở làng Ngũ Xá).
sTheo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở nước ngoài
thể hiện điều gì?
HS trả lời : 
- Điều đó chứng tỏ rằng: Đây là thời kì đồ
đồng và nghề luyện kim rất phát triển.
- Cuộc sống định cư của người dân ổn định hơn, no đủ hơn.
- Họ có cuộc sống văn hóa đồng nhất.
GV giải thích thêm:
- Trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước ta, và ở Inđônêxia,
Malaixia cũng tìm thấy những trống đồng có nét giống như trống đồng Đông Sơn nước ta.
GV gọi HS đọc mục 2 trang 39 SGK, sau đó GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
- Đời sống vật chất thiết yếu của con người là gì?
HS trả lời: ăn, mặc, ở, đi lại.
sNgười Văn Lang ở như thế nào?
HS trả lời:
sVì sao người Văn Lang ở nhà sàn?
HS trả lời: Để chống thú dữ; tránh ẩm thấp.
sThức ăn chủ yếu của người Văn Lang là gì?
HS trả lời:
GV: Người Văn Lang mặc như thế nào?
HS trả lời:
sNgười Văn Lang đi lại chủ yếu bằng gì?
HS trả lời:
GV giải thích thêm:
Bởi vì địa bàn của họ sinh sống rất lầy lội,
sông ngòi chằng chịt, cho nên dùng phương tiện bằng thuyền là thuận lợi hơn
cả Ngoài ra họ còn sử dụng voi, ngựa làm phương tiện đi lại.
GV :
- Đời sống tinh thần là sự phản ánh của cuộc sống vật chất, với điều kiện cuộc sống vật chất đơn giản, thấp nhưng cũng rất đa dạng, phong phú.
Đời sống tinh thần của họ cũng có những phát triển phù hợp với cuộc sống vật chất.
GV gọi 1 HS đọc mục 3 trang 40 SGK và đặt câu hỏi để HS trả lời.
- Xã hội Văn Lang chia thành mấy tầng lớp địa vị của mỗi tầng lớp trong xã hội ra sao? (Kiểm tra lại kiến thức cũ)
HS trả lời: Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp khác nhau:
Vua quan (quý tộc là những người có thế lực giàu có).
- Nông dân tự do lực lượng chủ yếu nuôi sống xã hội).
- Nô tì những người hầu hạ trong nhà quý tộc.
Tuy vậy sự phân biệt giữa các tầng lớp còn chưa sâu sắc.
sSau những ngày lao động mệt nhọc dân Văn Lang làm gì?
HS trả lời:
GV: Cư dân Văn Lang rất thích lễ hội, trong các buổi lễ hội họ thường ca hát, nhảy múa đua thuyền, săn bắn.
sNhạc cụ điển hình của cư dân Văn Lang là gì?
HS trả lời:
GV giải thích thêm:
Trống đồng là hiện vật tiêu biểu của văn minh Văn Lang, trên trống đồng có nhiều hoa văn thể hiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của c dân Lạc Việt.
- Chính giữa mặt trống đồng là một ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho Mặt Trời (về tín ngưỡng, lúc đó người Việt cổ thờ thần Mặt Trời).
Trống đồng còn được coi là "trống sấm" người ta đánh trống đồng để cầu nắng, cầu ma, đó là những nghi lễ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
sNhìn vào hình 38 SGK em thấy gì?
HS trả lời:
- Em thấy cách ăn mặc của người Văn Lang.
Họ đang múa hát rất vui vẻ. Cầu cho mưa thuận gió hoà.
- Có những người cầm vũ khí để chống giặc ngoại xâm...
s- Các truyện Trầu cau, và Bánh chưng, bánh dày cho ta biết thời Văn Lang có những phong tục gì?
HS trả lời:
GV sơ kết:
Người Văn Lang có khiếu thẩm mỹ khá cao
IV. Củng cố bài
Giáo viên gọi học sinh trả lời những câu hỏi cuối bài:
1. Điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng?
2. Em hãy mô tả trống đồng thời kì Văn Lang?
3. Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?
Bài tập tại lớp: Quan sát mặt trống đồng, em có nhận xét gì về cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ? Cho ví dụ cụ thể?
V. Dặn dò học sinh
Các em về học theo những câu hỏi cuối bài.
Tiết 15
Soạn..................
Bài 14
NƯỚC ÂU LẠC
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
Qua bài giảng, HS thấy rõ tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước.
Học sinh hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước dới thời An Dương Vương.
2. Tư tưởng
Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù cho HS.
3. Kĩ năng
Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bớc đầu tìm hiểu về bài học lịch Sử
B. NỘI DUNG
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
1. Em hãy điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, tín ngưỡng, lễ hội.
2. Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?
III. Bài mới
1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
Người Việt đã trốn vào rừng để kháng chiến, ban ngày ở yên, ban đêm tiến ra đánh quân Tần, họ bầu người tuấn kiệt lên làm chủ tướng. Đó là Thục Phán.
Sau 6 năm, người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu uý Đồ Thư.
Nhà Tần phải rút về nước. Người Tây Âu và Lạc Việt đã chiến đấu kiên cường để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền dân tộc
2. Nước Âu Lạc ra đời?
Năm 207 TCN, Thục Phán đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. Hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt 
được hợp nhất với nhau thành một nước mới có tên là Âu Lạc.
An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê, bởi vì Phong Khê lúc đó là một vùng đất đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, vừa gần sông Hồng, vừa có sông Hoàng chảy qua giao thông thuận tiện.
Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.
Giúp vua cai trị nước là các Lạc hầu, Lạc
tướng. Cả nước được chia thành nhiều bộ, đứng đầu các bộ là Lạc tướng.
Đứng đầu các làng, chạ là Bồ chính.
3. Đất nước âu Lạc có gì thay đổi ? 
Trong nông nghiệp
- Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến hơn.
- Lúa gạo, khoai, đậu, rau củ nhiều hơn.
- Chăn nuôi gia súc, đánh cá săn bắn đều phát triển
Thủ công nghiệp có nhiều tiến bộ: đồ gốm, dệt, làm trang sức...
Nghề luyện kim phát triển.
- Giáo, mác, mũi tên đồng, rìu đồng, cuốc sắt, được sản xuất.
Trong xã hội có sự phân biệt giàu nghèo,
mâu thuẫn giai cấp xuất hiện.
GV trong suốt thế kỉ IV - thế kỉ III TCN, cư dân Văn Lang sống yên bình, nhưng ở
Trung Quốc, đây là thời kì chiến quốc (thời kì hỗn chiến), kết quả là nhà Tần đã đánh bại được 6 nước, thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN và họ tiếp tục bành trướng xuống phía Nam. Một biến đổi lớn đã xảy ra, đó là sự ra đời của nhà nước Âu Lạc.
GV dùng bản đồ nước Văn Lang và Âu Lạc để HS xác định rõ nước Văn Lang cuối thế kỉ III TCN không còn được yên bình, đang đứng trước sự đe dọa xâm lược của quân Tần ở phương Bắc.
GV gọi HS đọc mục 1 trang 41 SGK và đặt câu hỏi :
Tình hình nước Văn Lang cuối thế kỉ III TCN như thế nào?
HS trả lời:
Đời Hùng Vương thứ 18, đất nước Văn Lang không còn bình yên như trước.
- Bởi vì “Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ
ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra liên tiếp đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn".
sTrong cuộc tiến quân xâm lược phương Nam (năm 218 - 214 TCN) nhà Tần đã chiếm được những nơi nào?
GV yêu cầu HS chỉ trên bản đồ những nơi quân Tần chiếm đóng.
HS trả lời:
- Chúng chiếm vùng Bắc Văn Lang, địa bàn cư trú của người Lạc Việt và Tây âu sinh sống. Hai bộ lạc này còn có quan hệ gần gũi lâu đời với nhau.
GV giải thích thêm: Bộ lạc Tây âu hay Âu Việt sống ở phía Nam Trung Quốc (vùng Quảng Đông, Quảng Tây hiện nay).
s
- Khi quân Tần xâm lược lãnh thổ của người Lạc Việt và người Tây âu, hai bộ lạc này đã làm gì?
HS trả lời :
- Khi quân Tần xâm lược, họ đã đứng lên kháng chiến.
Khi thủ lĩnh của người Tây âu bị giết, người Tây âu và Lạc Việt vẫn không chịu
đầu hàng, họ tiếp tục kháng chiến.
sNgười Việt làm thế nào để kháng chiến chống Tần?
HS trả lời:
sCác em có biết vị tướng đó là ai không?
HS trả lời:
GV giải thích thêm:
Trước đây một số người cho rằng Thục Phán là người Trung Quốc, gần đây giới sử học đã có đầy đủ cứ liệu để khẳng định Thục Phán là người nước ta nếu có điều kiện GV minh họa thêm bằng truyền thuyết (Chín chúa tranh vua) của người Tày thì vấn đề này rất rõ).
s- Kết quả của cuộc kháng chiến chống Tần ra sao?
HS trả lời:
Cuộc kháng chiến kiên cường, anh dũng quyết liệt của cư dân Tây âu và Lạc Việt đã làm cho quân Tần "tiến thoái lưỡng nan".
sEm nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu và Lạc Việt?
HS trả lời:
GV gọi HS đọc mục 2 trang 41, 42 SGK, sau đó đặt câu hỏi:
- Trong cuộc kháng chiến chống Tần ai là
người có công nhất?
HS trả lời: Thục Phán.
GV giải thích thêm:
- Âu Lạc là sự kết hợp giữa 2 thành tố âu (Tây Âu) và Lạc (Lạc Việt).
- Do nhu cầu của cuộc kháng chiến chống Tần, 2 bộ lạc này đã hợp nhất với nhau để bảo vệ lãnh thổ.
s: Em biết gì về An Dương Vương?
HS trả lời:
- Sau kháng chiến chống Tần thắng lợi, Thục Phán tự xưng là An Dương Vương. Ông tổ chức lại nhà nước.
- Đóng đô ở Phong Khê nay là vùng Cổ
Loa, Đông Anh, Hà Nội.
sTại sao An Dương Vương lại đóng đô ở Phong Khê?
HS trả lời:
GV giải thích thêm:
- Vùng đất Phong Khê (Cổ Loa) có song Hoàng chảy qua. Sông Hoàng nhỏ nhưng là đường nối giữa sông Hồng và sông Cầu đây là đầu mối giao thông đường thủy của nước ta lúc đó.
- Nếu có chiến sự thì từ sông Hoàng ra sông Hồng, ngược sông Lô, sông Đà có thể lên Tây Bắc. Hoặc từ sông Hoàng, ra sông Hồng, xuôi sông Đáy có thể xuống đồng bằng và ra biển. Từ sông Hoàng, ra sông Hồng, tiến đến sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam có thể lên Đông Bắc.
sBộ máy nhà nước âu Lạc được tổ chức như thế nào?
HS trả lời: Bộ máy nhà nước âu Lạc không có gì thay đổi so với bộ máy nhà nước Văn Lang.
GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ nhà nước Âu Lạc.
GV giải thích thêm: Tuy sơ đồ nhà nước Âu Lạc không có gì khác nhà nước Văn Lang những uy quyền của vua lớn hơn nhiều.
GV gọi HS đọc mục 3 trang 42, 43 SGK s- Đất nước ta, cuối thời Hùng Vương, đầu thời kì An Dương Vương có những biến đổi gì?
HS trả lời:
- Nông nghiệp dùng cày (đồng và sắt) thay cho nông nghiệp dùng cuốc.
sKhi sản phẩm xã hội tăng, của cải dư thừa nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng gì trong xã hội?
HS trả lời:
GV dành ít thời gian để HS thảo luận câu hỏi nguyên nhân nào dẫn đến sự phân biệt
giàu nghèo và mâu thuẫn giai cấp trong xã
hội? 
IV. Củng cố bài
GV gọi HS trả lời câu hỏi:
1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt diễn ra như thế nào?
2. Nước Âu Lạc được ra đời trong hoàn cảnh nào?
V. Dặn dò học sinh
Các em học theo những câu hỏi cuối bài.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_1_truong_thcs_vo_t.doc