Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình cả năm (Chuẩn kiến thức)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS hiểu:
- Lịch sử là một môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người.
- Vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người .Học lịch sử rất cần thiết .
2.Kĩ năng:
- HS có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát thực tế.
- Tìm hiểu và thấy được vài trò của môn lịch sử.
3.Thái độ:
- Tìm hiểu nghiên cứu về bộ môn lịch sử.
- Bước đầu bồi dưỡng HS có ý thức về tính chính xác và sự ham thích học tập bộ môn(Giáo dục môi trường)
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của GV: Tranh lớp học thời xưa, bia tiến sĩ (Văn Miếu – Quốc Tử Giám)
2.Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị những nội dung đã dặn.
III.PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC
-Nêu vấn đề ,
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
1. Ổn định tổ chức : 1p
2.-Kiểm tra bài cũ(không kiểm tra)2p
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình cả năm (Chuẩn kiến thức)
Tuần : 1 Ngày soạn: Tiết PPCT: 1 Ngày dạy: BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS hiểu: - Lịch sử là một môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. - Vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người .Học lịch sử rất cần thiết . 2.Kĩ năng: - HS có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát thực tế. - Tìm hiểu và thấy được vài trò của môn lịch sử. 3.Thái độ: - Tìm hiểu nghiên cứu về bộ môn lịch sử. - Bước đầu bồi dưỡng HS có ý thức về tính chính xác và sự ham thích học tập bộ môn(Giáo dục môi trường) 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip II. CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của GV: Tranh lớp học thời xưa, bia tiến sĩ (Văn Miếu – Quốc Tử Giám) 2.Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị những nội dung đã dặn. III.PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC -Nêu vấn đề , IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học) 1. Ổn định tổ chức : 1p 2.-Kiểm tra bài cũ(không kiểm tra)2p 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Qua bức tranh trên, em thấy lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại có sự khác nhau không? Vì sao? - Dự kiến sản phẩm Lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại có sự khác nhau. Vì do thời xưa điều kiện sống nghèo nàn,lạc hậu so với ngày nay. Ngày nay đất nước đang phát triển, nhà nước xem giáo dục là quốc sách hàng đầu nên quan tâm đầu tư phát triển như vậy có sự thay đổi theo thời gian. Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Con người, cây cỏ, mọi vật sinh ra, lớn lên và biến đổi theo thời gian đều có quá khứ, nghĩa là có Lịch sử. Vậy học Lịch sử để làm gì và dựa vào đâu để biết Lịch sử. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung này trong tiết học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: Lịch sử là một môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. - Vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người .Học lịch sử rất cần thiết . Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử GV gọi học sinh đọc đoạn: ”Con ngườilịch sử “ GV : Con người, cây cỏ, loài vật từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay không ? Tại sao ? GV : Em có nhận xét gì về loài người từ thời nguyên thủy đến nay ? GV kết luận : Tất cả mọi vật sinh ra và lớn lên đều có quá trình như vậy . Đó là quá trình phát triển ngoài ý muốn của con người theo trình tự thời gian của tự nhiên và xã hội , đó chính là lịch sử . GV : Vậy theo em lịch sử là gì ? GV : Nhưng ở đây, chúng ta chỉ giới hạn học tập lịch sử xã hội loài người ( Từ khi con người xuất hiện cho đến nay ). GV : Vậy Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người ? GV : Làm thế nào để có hiểu biết rộng về xã hội loài người ? GV kết luận : _ Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ . HS: Không, mà phải trải qua quá trình biến đổi theo thời gian ( sinh ra, lớn lên, già yếu ) HS: Đó là quá trình con người phát triển không ngừng. -HS : Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ . HS :Lịch sử một con người rất hẹp chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định ( sinh ra,lớn lên, già yếu, chết ). _ Lịch sử xã hội loài ngừơi là tất cả loài người sống trên trái đất , là sự thay thế một xã hội cũ bằng một xã hội mới tiến bộ và văn minh hơn . -HS: Cần phải có khoa học , đó là khoa học lịch sử. 1. Lịch sử là gì? -Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, không kể thời gian ngắn hay dài. _ Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ . 1 Vậy học lịch sử để làm gì ? Chúng ta sang phần 2. GV hướng dẫn HS xem hình : “Một lớp học ở trường làng xưa”. & HS thảo luận nhóm : So sánh lớp học ở trường làng xưa và lớp học hiện nay có gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó ? GV kết luận : Như vậy mỗi con người, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có sự thay đổi theo thời gian mà chủ yếu là do con người tạo nên . GV: Theo em, chúng ta cần biết những đổi thay đó không ? Tại sao có những đổi thay đó ? GV : Vậy cuộc sống mà chúng ta có ngày hôm nay có liên quan đến ai và những sự việc gì? GV sơ kết: Tất cả những việc làm của chúng ta, của tổ tiên, của cha ông và của cả loài người trong quá khứ chính là lịch sử. GV : Vậy học lịch sử để làm gì và việc đó cần thiết như thế nào ? HS: ( đại diện nhóm trình bày kết quả ) - Khung cảnh lớp học, bàn ghế có sự khác nhau, sở dĩ có sự khác đó là vì xã hội loài người ngày càng tiến bộ, điều kiện học tập tốt hơn. HS : Rất cần, vì tất cả không phải tự nhiên mà thay đổi, do đó chúng ta cần tìm hiểu để biết và quý trọng. HS : Do những việc làm của cha ông cha ta tạo nên. HS : Học lịch sử giúp ta hiểu cội nguồn giữ nước _ Học lịch sử giúp ta hiểu cội nguồn dân tộc, biết được công lao, sự hi sinh to lớn của người xưa trong quá trình dựng nước và giữ nước. _ Nhờ học lịch sử mà chúng ta thêm quý trọng, gìn giữ những gì mà tổ tiên ta để lại _ Rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. Vậy dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử, chúng ta sang phần 3. GV : Đặc điểm của bộ môn lịch sử là sự kiện lịch sử đã xảy ra không diễn lại được, không thể làm thí nghiệm như các môn khoa học khác. Cho nên lịch sử phải dựa vào các dữ kiện là chủ yếu để khôi phục lại bộ mặt chân thật của quá khứ. GV cho HS xem hình : Bia tiến sĩ Văn Miếu- Quốc Tử Giám . GV : Bia tiến sĩ đựơc làm bằng gì ? GV : Đó là tư liệu hiện vật, đó là đồ vật của người xưa để lại . GV : Trên bia ghi gì ? GV : Dựa vào những ghi chép trên bia mà chúng ta biết thêm công trạng của các tiến sĩ. *GD môi trường:Tư liệu hiện vật tìm được ở đâu?chúngta phải có ý thức như thế nào để bảo vệ tư liệu này? GV : Các em có thể kể lại các tư liệu mà em biết ? GV : Tóm lại có mấy loại tư liệu giúp chúng ta dựng lại lịch sử ? GV tích hợp: Các di tích, đồ vật người xưa còn giữ lại được ,đâ là nguồn tư liệu chân thật dể khôi phục và dựng lại lịch sử. Do đó chúng ta cần đấu tranh chống các hành động phá hủy và tôn tạo “hiện đại hóa” các di tích lịch sử. (HS : Đó là bia đá ) HS : Ghi tên, tuổi, năm sinh, năm đỗ của các tiến sĩ . HS:Tìm đươc ở trong lòng đất hay ở trện mặt đất.Phải biết giữ gìn và chống các hành động phá huỷ nó. HS : Truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh ,Thánh Gióng. Giáo viên cho học sinh kể tóm tắt về truyện Thánh Gióng ( Trong lịch sử cha ông ta luôn phải đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm để duy trì cuộc sống và giữ gìn độc lập dân tộc. Đây là những câu truyện truyền thuyết được lưu từ đời này – đời khác, sử học gọi là truyền miệng). HS : Dựa vào 3 loại tư liệu: Tư liệu truyền miệng, Tư liệu hiện vật, Tư liệu chữ viết. 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử. Dựa vào 3 loại tư liệu: + Tư liệu truyền miệng + Tư liệu hiện vật + Tư liệu chữ viết HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Câu 1. Lịch sử là A. những gì đã diễn ra trong quá khứ. B. những gì đã diễn ra hiện tại. C. những gì đã diễn ra . D. bài học của cuộc sống. Câu 2. Để đảm bảo được độ tin cậy của lịch sử, cần yếu tố nào sau đây? A. Số liệu. B.Tư liệu. C. Sử liệu. D.Tài liệu. Câu 3. Lịch sử với tính chất là khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại A. những gì con người đã trải qua từ khi xuất hiện đến ngày nay. B. qúa khứ của con người và xã hội loài người. C. toàn bộ hoạt động của con người. D. sự hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi xuất hiện cho đến ngày nay. Câu 4. Người xưa để lại những chứng tích có tác dụng gì? A. Giúp chúng ta hiểu về lịch sử. B. Giúp chúng ta hiểu về nguồn gốc và quá trình phát triển của xã hội loài người. C. Giúp chúng ta hiểu và dựng lại lịch sử. D. Giúp chúng ta nhìn nhận về đúng lịch sử. Câu 5. + Truyện “ Thánh Gíong” thuộc nguồn tư liệu nào? A.Truyền miệng . B. Chữ viết. D. Hiện vật. D. Không thuộc các tư liệu trên. Câu 6. Tại sao chúng ta biết đó là bia Tiến sĩ? A. Nhờ có tên tiến sĩ. B. Nhờ những tài liệu lịch sử để lại. C. Nhờ nghiên cứu khoa học . D. Nhờ chữ khắc trên bia có tên tiến sĩ. + Phần tự luận Câu 7. Em hiểu gì về câu nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”? - Dự kiến sản phẩm: + Phần trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 ĐA A B B C A D HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử ? Giải thích khái niệm âm lịch, dương lịch, công lịch ? Vì sao trên tờ lịch chúng ta ghi thêm ngày tháng âm lịch. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải ... . III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng: 4’. (10đ) + Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? - Nhà Đường suy yếu Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy. - Năm 905 Độc Cô Tổn bị giáng chức, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đen quân đánh chiếm Tống Bình, tự xưng là tiết độ xứ, xây dựng chính quyền tự chủ. 3. Tiến trình bài học: 33’. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: Học sinh định hướng được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hãy quan sát một số hình ảnh (hoặc video clip) về diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng và trình bày được kết quả của trận chiến. Hình 56. Trận chiến trên sông Bạch Đằng Tượng Ngô Quyền ( năm 938 ) Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - HS biết: Bối cảnh quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2. Công cuộc chuẩn bị chống giặc của Ngô Quyền. Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoaị xâm nhân dân ta giành thắng lợi tận dụng 3 yếu tố ‘ Thiên thời, địa lợi, nhân hoà” - HS hiểu: Ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng đến lịch sử dựng nước. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ. NỘI DUNG. Hoạt động 1.. + Ngô Quyền là người ntn? - Giáo viên: Năm 937 Dương Đình Nghệ bị viên tướng của mình Kiều Công Tiễn giết đoạt chức hay tin đó Ngô Quyền kéo quân ra Bắc. + Ngô Quyền kéo quân ra Bắc làm gì? . + Được tin Ngô Quyền kéo quân ra Bắc Kiểu Công Tiễn đã làm gì? + Vì sao Kiều Công Tiễn cầu cứu Nam Hán? Hành động này cho thấy điều gì? + Kế hoạch của quân Nam Hán xâm lược nước ta như thế nào? + Ngô Quyền chuẩn bị cuộc kháng chiến như thế nào? Chuyển ý. Hoạt động 2.. - Quan sát bản đồ chiến thắng Bạch Đằng. - Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng. * Nhóm 1: Nêu diễn biến chiến thắng Bạch Đằng? * Nhóm 2: Kết quả như thế nào? * Nhóm 3: Vì sao nói trận Bạch Đằng 938 là chiến thắng vĩ đại của dân tộc? TL: Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của đất nước. ?GDMT? GV liên hệ đến địa điểm nơi diễn Ra khởi để liên hệ và giáo dục ý thức bảo vệ ? + Giaó dục tư tưởng.HS TL: Phần in nghiêng sách giáo khoa. TL: - Diệt Kiều Công Tiễn trừ hoạ lớn. - Bảo vệ quyền tự chủ TL: Cho người sang cầu cứu quân Nam Hán nhân cơ hội đó quân Nam Hán mang quân sang xâm lược nước ta. TL: Dùng thế lực Nam Hán đoạt bằng được chức tiết độ sứ, hành động phản phúc “ cõng rắn cắn gà nhà” TL: Năm 938 vua Hán cử em là Hoàng Tháo chỉ huy đạo quân thuỷ vaò Việt Nam, bản thân đóng quân ở Hai Môn ( Quảng Tây).tiếp ứng. TL: Nhanh chóng đưa quân vào thành Đại La ( Tống Bình) bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đánh giặc ở sông Bạch Đằng. HS hoạt động nhóm Nhóm 1: TL: Năm 938 Hoằng Tháo kéo quân sang nước ta Ngô Quyền cho người ra nghênh chiến nhử địch vào sâu trong bãi cọc ngầm chờ thuỷ triều rút thì phản công. Nhóm 2: TL: Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán được tin bại trận và con trai tử trận hoảng hốt thu quân về nước. Nhóm 3: TL: Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán được tin bại trận và con trai tử trận hoảng hốt thu quân về nước. 1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào? - Năm 938 nghe tin quân Nam Hán vào nước ta Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La ( Tống Bình) bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh giặc ở của sông Bạch Đằng. 2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938: - Diễn biến: Năm 938 Hoằng Tháo kéo quân sang nước ta Ngô Quyền cho người ra nghênh chiến nhử địch vào sâu trong bãi cọc ngầm, khi đó thuỷ triều lên nên cọc ngập nước khi thuỷ triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại. - Kháng chiến giành thắng lợi. - ý nghĩa: Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc mở ra thời kì độc lập lâu dài. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Câu 1: Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để làm gì? Ra gần quê Mở rộng vùng kiểm soát Trừng trị Kiều Công Tiễn phản bội Chuẩn bị đánh quân xâm lược Câu 2: Cách đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở những điểm nào? Bố trí trận địa bãi cọc ngầm Chọn sông Bạch Đằng Có quân mai phục 2 bên bờ Tất cả các câu trên đểu đúng. Câu 3: Vì sao nói: trận Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử + trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn những di tích lịch sử ở địa phương. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học HS tự sưu tầm các hình ảnh liên quan đến trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền. - Học bài. - Tự xem lại các kiến thức đã học. - Chuẩn bị bài mới: Ôn tập. Tuần :34- Tiết:33 Ngày dạy: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Tuần:35- Tiết: 34 ND: ÔN TẬP. 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam. - Các giai đoạn của lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang –Au Lạc. - Những thành tựu tiêu biểu. - Những cuộc kháng chiến, anh hùng tiêu biểu của dân tộc thời kì này. 1.2. Kỹ năng: Hệ thống hoá kiến thức. 1.3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: Thời kí đấu tranh chống Bắc Thuộc 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Giáo an, sách giáo khoa, bảng phụ. 3.2. Học sinh: Sách giáo khoa, Chuẩn bị bài. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định lớp và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: 4’. + Chọn ý đúng: Người giết Dương Đình Nghệ đoạt chức là: @. Kiều Công Tiễn. b. Lưu Hoằng Tháo. + Nêu Chiến thắng Bạch Đằng năm 938? - Diễn biến: Năm 938 Hoằng Tháo kéo quân sang nước ta Ngô Quyền cho người ra nghênh chiến nhử địch vào sâu trong bãi cọc ngầm, khi đó thuỷ triều lên nên cọc ngập nước khi thuỷ triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại. - Kháng chiến giành thắng lợi. - ý nghĩa: Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc mở ra thời kì độc lập lâu dài. 4. 3. Tiến trình bài học: 35’. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. Giới thiệu bài mới. ** Hệ thống hoá kiến thức toàn bài. Hoạt động 1. - Giáo viên: lịch sử nước ta đã học từ khi hình thành – thế kỉ X đây là giai đoạn quan trọng đối với chúng ta. + Lịch sử thời kì này đã trải qua những giai đoạn nào? TL: Chuyển ý. Hoạt động 2. +Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào thời gian nào? TL: Từ thế kỉ VII. + Tên nước đầu tiên là gì? TL: Văn Lang. + Vị vua đứng đầu là ai? TL: Hùng Vương. Chuyển ý. Hoạt động 3 + Nêu ý nghĩa khởi nghĩa Hai Bà Trưng? TL: + Ý nghĩa khởi nghã Bà Triệu? TL: + Nêu ý nghĩa lịch sử khởi nghĩa Lí Bí? TL: + Nêu ý nghĩa khởi nghĩa Mai Thúc Loan? TL: + Nêu ý nghĩa cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ? TL: + Nêu ý nghĩa khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ? TL: + Nêu ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng? TL: Chuyển ý. Hoạt động 4. + Sự kiện nào chứng tỏ thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc? TL: Chuyển ý. Hoạt động 5 + Kể tên những vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc? TL: 1. Những giai đoạn lớn của lịch sử nước ta: - Thời kì nguyên thuỷ. - Thời kì dựng và giữ nước. - Thời kì đấu tranh chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc. 2. Thời kì dựng nước đầutiên diễn ra vào thời gian nào? Tên nước? - Thời kì dựng nước bắt đầu từ thế kỉ VII TCN. - Tên nước là Văn Lang. - Hùng Vương là vị vua đầu tiên. 3. Nêu ý nghĩa những cuộc khởi nghĩa lớn - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng báo hiệu các thế lực phong kiến không thể vĩnh viễn cai trị nước ta. - Khởi nghĩa Bà Triệu tiếp tục đấu tranh giành độc lập. - Khởi nghĩa Lí Bí dựng nước Vạn xuân và xưng đế. - Khởi nghĩa Mai Thúc Loan thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường cho độc lập dân tộc. - Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ. - Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán lần thứ 1. - Chiến thắng Bạch Đằng 938 mở đầu thời kì độc lập lâu dài của dân tộc. 4. Sự kiện chứng tỏ thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp ganh lại độc lập cho tổ quốc: - Chiến thắng Bạch Đằng 938. 5. Kể tên những vị anh hùng dân tộc: - Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan, Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền. 4.4. Tổng kết: 4 phút - Giáo viên đánh giá tiết ôn tập. - Gọi học sinh lên trình bày một số cuộc khởi nghĩa trên bản đồ. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1 phút .- Tự xem lại các kiến thức đã học. - Chuẩn bị giờ sau thi học kì II.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_chuan_kien_thuc.doc