Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình cả năm (Bản hay)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp HV hiểu Lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, học Lịch sử là cần thiết.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu giúp HV có kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát.

3. Tư tưởng, tình cảm:

- Bước đầu bồi dưỡng cho HV ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

II. Thiết bị dạy học:

- Sách giáo khoa, tranh ảnh và bản đồ treo tường.

- Sách báo có liên quan đến nội dung bài học.

III. Tiến trình thực hiện bài học:

1. Ổn định tổ chức :(1/)

2. Giới thiệu:(1/) GV nói qua về chương trình Lịch sử năm học mới và các năm tiếp theo. GV khẳng định: Để học tốt và chủ động trong các bài học Lịch sử cụ thể, các bạn phải hiểu lịch sử là gì, học lịch sử để làm gì.

 

doc 79 trang cucpham 21/07/2022 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình cả năm (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình cả năm (Bản hay)

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chương trình cả năm (Bản hay)
Tuần 1/ Tiết 1 	 Ngày soạn: 16/09/2008
Bài 1:	SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp HV hiểu Lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, học Lịch sử là cần thiết.
Kĩ năng:
Bước đầu giúp HV có kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát.
Tư tưởng, tình cảm:
Bước đầu bồi dưỡng cho HV ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
Thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa, tranh ảnh và bản đồ treo tường.
Sách báo có liên quan đến nội dung bài học.
Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức :(1/)
Giới thiệu:(1/)	GV nói qua về chương trình Lịch sử năm học mới và các năm tiếp theo. GV khẳng định: Để học tốt và chủ động trong các bài học Lịch sử cụ thể, các bạn phải hiểu lịch sử là gì, học lịch sử để làm gì..
Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV cho HV đọc mục 1 trong SGK.
H: Cây cỏ, loài vậtcó phải ngay từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay ?
Cho HV trả lời, nhận xét, bổ sung. GV giảng giải theo SGK.
H: Vậy lịch sử là gì ?
HV trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác.
H: Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử một xã hội loài người ?
HV trả lời. GV lấy ví dụ trong lớp học giữa 1 cá nhân với tập thể lớp học và chuẩn xác: 1 con người thì chỉ có hoạt động của riêng mình, còn xã hội loài người thì liên quan đến tất cả.
Lịch sử chúng ta sẽ học là lịch sử xã hội loài người, là hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
H: Vậy lịch sử giúp bạn biết những gì ?
HV trả lời. GV chuẩn xác và chuyển ý.
Hoạt động 2:
H: Nhìn lớp học ở hình 1, bạn thấy khác với lớp học ở trường bạn như thế nào ? Bạn có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không ?
HV trả lời, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác: Xưa và nay khác nhau (nhiều hay ít tuỳ từng địa phương).
H: Chúng ta có cần biết hay không ? Tại sao lại có sự thay đổi đó ?
HV trả lời. GV giảng theo SGK và chuẩn xác.
H: Bạn hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình, quê hương bạn để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử?
HV trả lời. GV chuẩn xác.
H: Vậy học lịch sử để làm gì ?
HV trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác.
H: Mỗi chúng ta cần biết để làm gì ?
HV trả lời, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác: Quý trọng, biết ơn những người đã làm lên cuộc sống ngày nay và chúng ta phải làm tốt nhiệm vụ của mình để đưa nước nhà tiến lên hơn nữa.
GV nhấn mạnh tầm quan trọng của lịch sử.
Hoạt động 3:
GV cho HV xem hình 1 để HS so sánh lớp học xưa và nay.
H: Vậy nó thuộc tư liệu nào ?
HV trả lời. GV chuẩn xác.
GV nói về những câu chuyện truyền miệng để HV nắm.
H: Thử kể những câu chuyện truyền miệng mà bạn biết?
HV kể. GV chuẩn xác.
H: Quan sát hình 1 và 2 cho biết có những chứng tích hay tư liệu nào do người xưa để lại ?
HV trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác: Bia đá thuộc loại hiện vật.
H: Vậy đây là loại bia gì ?
HV trả lời. GV chuẩn xác : Bia Tiến sĩ.
H: Tại sao bạn biết đây là bia Tiến sĩ ?
HV trả lời, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác: Nhờ những chữ khắc trên bia nên người ta gọi đó là tư liệu chữ viết.
H: Vậy dựa vào đâu để dựng lại lịch sử ?
HV trả lời, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác: Để dựng lại lịch sử phải có những bằng chứng cụ thể thì chúng ta mới có thể tìm lại được. Đó là tư liệu. Như cha ông ta đã nói: “Nói có sách, mách có chứng”.
12/
13/
13/
1. Lịch sử là gì ?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử là một môn khoa học.
2. Học lịch sử để làm gì ?
- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn tổ tiên, cội nguồn của dân tộc mình.
- Học lịch sử còn để biết những gì mà loài người đã làm lên trong quá khứ.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?
- Dựa vào tư liệu truyền miệng, hiện vật, chữ viết để dựng lại lịch sử.
	4. Củng cố:(4/)	GV nêu những vấn đề cơ bản của bài học:
Lịch sử là 1 khoa học dựng lại toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ.
Mỗi chúng ta cần phải học và biết lịch sử.
Để xác định lại lịch sử phải có 3 tư liệu: Truyền miệng, hiện vật, chữ viết.
5. Dặn dò:(1/)	Học bài, trả lời các câu hỏi. Chuẩn bị trước bài 3.
Phần một:	LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Tuần 2/ Tiết 2 Ngày soạn: 23/09/2008
Bài 3:	XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
Mục tiêu:
Kiến thức: HV nắm, hiểu được:
Nguồn gốc loài người và những mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ thành người hiện đại.
Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ.
Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.
Kĩ năng:
Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát hình ảnh.
Tư tưởng, tình cảm:
Bước đầu hình thành ở HV ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người.
Thiết bị dạy học:
Tài liệu về đời sống của người nguyên thuỷ.
Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
Giới thiệu:(1/)	GV nêu: Con người chúng ta xuất hiện từ khi nào, cuộc sống lúc đó ra sao. Để hiểu vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu bài 3.
Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV giới thiệu: Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
H: Con người xuất phát từ loài gì ?
GV cho HV trả lời, nhận xét, bổ sung. GV giảng: Con người được xuất phát từ loài vượn cổ. Vượn cổ có dáng hình người (vượn nhân hình) sống cách đây khoảng 5 đến 15 triệu năm. vượn nhân hình là kết quả của quá trình tiến hoá từ động vật bậc cao.
H: Vượn cổ sống ở đâu ? Trong quá trình sống thì loài vượn cổ đã có những thay đổi như thế nào ?
HV trả lời, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung. giảng theo SGK và chuẩn xác.
15/
1. Con người đã xuất hiện như thế nào ?
- Vượn cổ sinh sống trong rừng rậm, cách đây hàng chục triệu năm.
 + Dần dần vượn cổ biết đi bằng 2 chi sau, 2 chi trước biết cầm nắm.
GV giảng: Những hài cốt của người tối cổ tìm
thấy ở nhiều nơi như ở miền Đông Châu Phi, đảo Giava ở In đô nê xi a, ở gần Bắc Kinh.
H: Cách sống của người tối cổ như thế nào ?
HV trả lời, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác: Sống theo bầy, họ hái lượm hoa quả và săn bắt thú để ăn.
Cho HV quan sát hình 3, 4 SGK.
H: Hình thức săn bắt lúc đó như thế nào ?
HV trả lời dựa vào hình 4, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn xác: Săn đuổi, tức sử dụng đông người bao vây lấy bầy thú và dồn cho chúng chạy xuống vực sâu để chúng chết hay bị thương, sau đó ném đá, phóng lao cho chúng chết hẳn.
H: Sau khi săn bắt được thú, người ta còn biết làm gì ?
HV trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác.
GV chuyển ý: Trải qua hàng triệu năm, người tối cổ dần dần trở thành người tinh khôn. Vậy để biết được cuộc sống của người tinh khôn như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu mục 2.
Hoạt động 2:
Cho HV quan sát hình 5 SGK.
H: Em thấy người tinh khôn khác người tối cổ ở những điểm nào ?
GV hướng dẫn: Về hình dáng bên ngoài
HV trả lời, nhận xét, bổ sung. GV giảng: Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể giống như người ngày nay, xương cốt nhỏ hơn người tối cổ, bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt, hộp sọ và thể tích não phát triển (1450 cm3), trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt.
H: Vậy về cuộc sống người tinh khôn khác cuộc sống của người tối cổ như thế nào ?
HV trả lời, nhận xét, bổ sung. GV giảng: Người tối cổ sống theo bầy, người tinh khôn sống theo thị tộc, nghĩa là có họ hàng gần gũi với nhau và mọi người trong thị tộc đều làm chung, ăn chung, giúp đỡ lần nhau trong mọi công việc.
GV: Đời sống con người trong thị tộc cao hơn, đầy đủ hơn. Từ đấy bắt đầu chú ý tới đời sống tinh thần.
GV chuyển ý: Từ cuộc sống như vậy để biết được nguyên nhân nào làm cho xã hội nguyên thuỷ tan rã, chúng ta sẽ tìm hiểu mục 3.
Hoạt động 3:
H: Trước kia người ta sử dụng nguyên liệu gì để chế tạo công cụ lao động ?
HV trả lời, nhận xét, bổ sung. GV giảng giải và chuẩn xác: Chủ yếu là đá, cành câydẫn đến năng xuất lao động không cao.
H: Sau này người ta phát hiện ra nguyên liệu gì ?
HV trả lời. GV cho HV quan sát hình 6, 7 và giảng giải: Khoảng 4000 năm trước công nguyên, phát hiện ra đồng nguyên chất mềm. Sau đó biết pha đồng với thiếc và chì cho cứng hơn gọi là đồng thau, đúc ra các loại rìu, cuốc, thương, giáo, lao, mũi tên, trống đồng. Đến khoảng 1000 năm TCN, người ta biết tới đồ sắt để làm cuốc, liềm, kiếm dao găm
H: Công cụ làm bằng kim loại có tác dụng như thế nào?
HV trả lời, nhận xét, bổ sung. GV giảng theo SGK và chuẩn xác.
GV tổng kết toàn bài.
10/
10/
+ Biết sử dụng hòn đá, cành cây làm công cụ.
Þ Đó là người tối cổ.
- Họ sống theo bầy, gồm vài chục người, sống dựa vào săn bắt, hái lượm.
- Biết sử dụng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn, xua đuổi thú dữ.
2. Người tinh khôn sống như thế nào ?
- Người tinh khôn đã biết tổ chức thành thị tộc:
 + Là những nhóm người gồm vài chục gia đình.
 + Đều làm chung, ăn chung.
- Biết trồng trọt và cha ... ho HV thảo luận. GV quan sát và hướng dẫn. Các nhóm trình bày, nhận xét. GV bổ xung và chuẩn xác.
GV giới thiệu về sông Bạch Đằng theo SGK hoặc cho HV đọc đoạn in nghiêng về sông Bạch Đằng.
Hoạt động 2:
GV treo lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 lên bảng.
GV chỉ đường tiến công của quân giặc và đường tiến đánh của quân ta. GV tường thuật những nét diễn biến chính của trận đánh.
GV hướng dẫn HV xem tranh hình 56: Thuyền địch to lớn, kềnh càng không htể thoát khỏi trận địa bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút. Thuyền quân ta nhỏ nhẹ, dễ dàng luồn lách qua những hàng cọc, chủ động, dũng mãnh xông vào tiêu diệt quân thù.
GV cho HV lên bảng tường thuật lại trận đánh trên lược đồ.
Cho 1 số HVS khác nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác.
H: Trận chiến trên sông Bạch Đằng có kết quả như thế nào ?
HV trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác kiến thức.
H: Vì sao lại nói: Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta ?
HV trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác kiến thức.
H: Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2 ?
HV trả lời, nhận xét. GV bổ xung và chuẩn xác.
Cho HV đọc đoạn đóng khung ở cuối bài.
GV giới thiệu vài nét về lăng Ngô Quyền qua hình ảnh. GV tổng kết bài học.
20/
- Năm 938 Lưu Hoằng Tháo chỉ huy đạo quân thuỷ sang xâm lược nước ta. Vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn để tiếp ứng.
- Ngô Quyền tiến quân vào Đại La giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị chống quân xâm lược.
- Ngô Quyền chủ động đón đánh quân xâm lược.
- Ông cho bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng và đặt quân mai phục 2 bên bờ.
2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
a. Diễn biến.
- Cuối năm 938 thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.
- Lưu Hoằng Tháo cho quân đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết .
- Khi nước triều rút Ngô Quyền cho toàn lực lượng đánh trở lại. Quân Hán không chống cự nổi phải rút chạy ra biển .
- Đúng lúc nước triều rút nhanh thuyền quân Nam Hán xô vào bãi cọc nhọn vỡ tan tành.
- Số còn lại không thoát khỏi bãi cọc bị quân ta dùng thuyền nhỏ nhẹ luồn lách đánh cho tời bời.
b. Kết quả.
- Trận Bạch Đằng của Ngô quyền kết thúc thắng lợi hoàn toàn.
- Quân Nam Hán thiệt hại đến quá nửa. Lưu Hoằng Tháo bị thiệt mạng.
- Vua Nam Hán hốt hoảng vội thu quân về nước.
c. Ý nghĩa lịch sử.
- Đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của phong kiến phương Bắc.
- Khẳng định nền độc lập của dân tộc.
- Nhà Nam Hán không dám đem quân xâm lược nước ta.
- Khẳng định công lao của Ngô Quyền và nhân dân ta.
Công lao của Ngô Quyền là đã huy động được sức mạnh của toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm, làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
Củng cố:(4/)	GV cho HV trả lời các câu hỏi:
Quân Nam Hán xâm lược nước ta trong hoàn cảnh nào? Theo những hướng nào?
Diễn biến trận đánh trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền ?
Đánh giá chiến thắng Bạch Đằng và người anh hùng dân tộc Ngô Quyền ?
Dặn dò:(1/)	Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị trước bài ôn tập.
Nếu còn thời gian GV cho HV ghi nhớ các sự kiện chính trong toàn bộ chương trình.
Tuần 28/ Tiết 28 Ngày soạn: 01/03/2006
Bài 28:	ÔN TẬP
Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HV hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ thứ X:
Các giai đoạn phát triển từ thời nguyên thuỷ đến thời dựng nước Văn Lang –Âu Lạc.
Những thành tựu văn hoá cơ bản, tiêu biểu.
Những cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc giành lại độc lập cho dân tộc, Tổ quốc.
Những anh hùng dân tộc.
Kĩ năng:
Rèn luyện các kĩ năng hệ thống hoá các sự kiện, đánh gía nhân vật lịch sử.
Liên hệ thực tế. 
Tư tưởng, tình cảm:
Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước chân chính cho HV.
Yêu mến, biết ơn các anh hùng dân tộc, các thế hệ tổ tiên đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ý thức vươn lên xây dựng quê hương, đất nước.
 II. Thiết bị dạy học:
Tranh vẽ trống đồng Đông Sơn.
Tranh thành Cổ Loa.
 III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
Giới thiệu:(1/)	GV: Nêu mục tiêu tiết ôn tập.
Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HV lập bảng thống kê các giai đoạn.
Hoạt động 2:
H: Cơ sở ra đời của nghề nông trồng lúa nước và văn hoá Đông Sơn ?
GV hướng dẫn HV trả lời, dẫn dắt HS tìm ra những ý chính sau.
6/
6/
1. Thời nguyên thuỷ.
Giai đoạn
Di chỉ chính
Tối cổ (đá cũ)
Răng của người tối cổ ở Thẩm Hai (Lạng Sơn)
Rìu đá núi Đọ (Thanh Hoá)
Đá mới
Rìu đá Hoà Bình – Bắc Sơn
Vòng tay, khuyên đá
Rìu đá Hoa Lộc, Phùng Nguyên
Sơ kỳ kim khí
Mũi giáo, dao găm đồng Đông Sơn
Lưỡi cày, lưỡi liềm đồng
2. Nhà nước đầu tiên ra đời từ bao giờ và như thế nào ?
Hoạt động 3:
GV cho HV nêu lại kiến thức của bài 25 để HS ghi nhớ các cuộc khởi nghĩa lớn trong giai đoạn này và ý nghĩa của chúng.
H: Vai trò của 3 cuộc khởi nghĩa chính: Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ ?
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV chuẩn xác: Giành lại độc lập cho Tổ quốc trong 1 thời gian dàilàm cho phong kiến phương Bắc khiếp sợ
Hoạt động 4:
HV trả lời, nhận xét, bổ xung. GV chuẩn xác.
Hoạt động 5:
GV cho HV phát biểu. Sau đó GV nhắc lại tên các vị anh hùng dân tộc tiêu biểu thời kì này để HV ghi nhớ.
Hoạt động 6:
Cho HV tập trung vào 2 công trình .
GV cho HV nhắc lại câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các vua Hùng.
Cho HV nhắc lại 3 điểm trong phần đóng khung ở bài 25.
6/
6/
6/
6/
- Nước Văn Lang: Bộ máy nhà nước, kinh đô, các đơn vị hành chính (Bộ, chiềng chạ).
- Nước Âu Lạc: Điều kiện hình thành (cuộc kháng chiến chống Tần), danh hiệu vua: An Dương Vương.
3. Những cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc.
4. Sự kiện nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập ? Tại sao ?
- Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền. Vì đã đè bẹp ý đồ xâm lược của kẻ thù, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc.
5. Những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh giành độc lập.
- Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền
6. Các công trình nghệ thuật lớn của nhân dân ta thời đó.
- Trống đồng Đông Sơn.
- Thành Cổ Loa.
Củng cố:(3/)	GV cho HV nhắc lại toàn bộ nội dung ôn tập
Dặn dò:(1/)	Học bài, ôn tập để tuần sau thi học kì II.
Tuần 29/ Tiết 29 Ngày soạn: 08/03/2006
THI HỌC KÌ II
Mục tiêu:
- HV nắm lại các kiến thức đã học.
- Kiểm tra mức độ nắm, hiểu bài của HV.
Chuẩn bị:
1. GV:	Ra đề, đáp án trắc nghiệm.
2. HV:	Ôn tập, chuẩn bị thi.
Tiến trình tiết thi học kì:
Ổn định tổ chức lớp.
Phát đề và hướng dẫn cách làm.
Coi HV làm bài, nhắc HV làm bài nghiêm túc, cẩn thận.
Thu bài khi hết giờ, kiểm tra số lượng bài.
ĐỀ THI HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS:..; ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 NĂM HỌC 2005 - 2006
HỌ VÀ TÊN:.; LỚP:  THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) 
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ BÀI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 ĐIỂM)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Năm 111 TCN Nhà Hán chia Âu Lạc thành những quận nào ? (0,5đ)
Giao Chỉ, Tượng Lâm, Nhật Nam. c. Giao Chỉ, Cửu Chân, Hợp Phố.
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. d. Ái Châu, Cửu Chân, Nhật Nam.
Câu 2: Bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có đặc điểm gì ? (0,5đ)
Nắm quyền trị dân ở các huyện là các Lạc tướng người Việt.
Nắm quyền trị dân ở các huyện là các Lạc hầu người Việt.
Nắm quyền trị dân ở các huyện là các huyện lệnh người Hán.
Cả a, b, c đều sai.
Câu 3: Nước Vạn Xuân thành lập vào năm nào ? (0,5đ)
a. Năm 541 ;	 b. Năm 542 ;	 c. Năm 543 ;	 d. Năm 544 ;
Câu 4: Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc vào thời gian nào ? (0,5đ)
a. Năm 603 ; 	 b. Năm 604 ; 	 c. Năm 605 ;	 d. Năm 606 ;
Câu 5: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử như thế nào ? (0,5đ)
Đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của phong kiến phương Bắc.
Khẳng định nền độc lập của dân tộc.
Nhà Nam Hán không dám đem quân xâm lược nước ta.
Khẳng định công lao của Ngô Quyền và nhân dân ta.
Cả a, b, c, d đều đúng.
Nối một nội dung ở cột A với một nội dung ở cột B để có kết quả đúng.
Thời gian nổ ra các cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống phong kiến phương Bắc là ? (2,5đ)
A
B
Lý Bí
Năm 931
Mai Thúc Loan
Năm 542
Phùng Hưng
Năm 722
Khúc Thừa Dụ
Khoảng năm 776 – 791
Dương Đình Nghệ
Năm 905
TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (5 ĐIỂM). (Học sinh làm ở cả mặt sau của giấy thi)
Câu 1: Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có những thay đổi gì ? (2đ)
Câu 2: Nêu tình hình kinh tế, văn hoá của nước Chăm Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X ? (3đ)
Bài làm:
..

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_ban_hay.doc