Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 6: Văn hóa cổ đại
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Hiểu được qua hàng nghìn năm tồn tại, cư dân cổ đại đã để lại cho nhân loại một di sản văn hóa đồ sộ, quý giá.
- Trình bày được một số thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây trên các lĩnh vực: Lịch và thiên văn học, chữ viết, khoa học, nghệ thuật.
2. Kĩ năng:
- H/s tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật thời cổ đại qua tranh ảnh.
3. Thái độ:
- Yêu thích, trân trọng và có ý thức duy trì, bảo tồn các di sản văn hóa của nhân loại.
4. Hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi hợp tác, tự đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ khi hợp tác.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thu thập dữ liệu, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
+ Giao tiếp và hợp tác: Tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt ý tưởng, sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác.
- Năng lực đặc thù:
+ Tìm hiểu lịch sử: Khai thác, sử dụng tư liệu lịch sử, mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật thời cổ đại qua tranh ảnh.
+ Tìm hiểu và tư duy lịch sử: Trình bày được các thành tựu văn hóa cổ đại.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng: giới thiệu được một công trình văn hóa.
- Phẩm chất:
+ Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học
+ Trách nhiệm: Tôn trọng sự khác biệt giữa con người, nền văn hóa.
+ Yêu thiên nhiên, di sản. Tự hào và bảo vệ thiên nhiên, di sản.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 6: Văn hóa cổ đại
BÀI 6. VĂN HOÁ CỔ ĐẠI I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Hiểu được qua hàng nghìn năm tồn tại, cư dân cổ đại đã để lại cho nhân loại một di sản văn hóa đồ sộ, quý giá. - Trình bày được một số thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây trên các lĩnh vực: Lịch và thiên văn học, chữ viết, khoa học, nghệ thuật. 2. Kĩ năng: - H/s tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật thời cổ đại qua tranh ảnh. 3. Thái độ: - Yêu thích, trân trọng và có ý thức duy trì, bảo tồn các di sản văn hóa của nhân loại. 4. Hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi hợp tác, tự đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ khi hợp tác. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thu thập dữ liệu, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo nhằm đạt được kết quả tốt nhất. + Giao tiếp và hợp tác: Tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt ý tưởng, sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác. - Năng lực đặc thù: + Tìm hiểu lịch sử: Khai thác, sử dụng tư liệu lịch sử, mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật thời cổ đại qua tranh ảnh. + Tìm hiểu và tư duy lịch sử: Trình bày được các thành tựu văn hóa cổ đại. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng: giới thiệu được một công trình văn hóa. - Phẩm chất: + Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học + Trách nhiệm: Tôn trọng sự khác biệt giữa con người, nền văn hóa. + Yêu thiên nhiên, di sản. Tự hào và bảo vệ thiên nhiên, di sản. III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ - Hình thức đánh giá: Câu hỏi, quan sát - Công cụ đánh giá: nhận xét, cho điểm - Thời điểm đánh giá: Trong giờ dạy II. CHUẨN BỊ - GV: KHBH, SGK, máy chiếu, phiếu học tập, các tài liệu có liên quan - HS: Học bài, sgk, sưu tầm tranh ảnh... IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng nội dung kiến thức của bài - Phương pháp dạy học: Dạy học khám phá; sử dụng đồ dung trực quan - Hình thức: Cá nhân - Tổ chức thực hiện: + Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ? Em biết gì về những hình ảnh này? + Bước 2: Học sinh quan sát tranh, suy nghĩ tìm câu trả lời theo hiểu biết của mình + Bước 3: Học sinh trả lời theo sự hiểu biết của bản thân + Bước 4: Học sinh nhận xét, bổ sung, GV nhận xét, dẫn vào bài. GV: Thời cổ đại khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh Trong buổi bình minh lịch sử, các dân tộc phương Đông và phương Tây đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ và để lại cho loài người cả một di sản văn hóa đồ sộ, phong phú. Vậy những thành tựu văn hóa đó là gì? Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu các dân tộc Phương Đông thời cổ đại có những thành tựu văn hoá gì - Mục tiêu: Trình bày được thành tựu chính của nền văn hoá cổ đại phương Đông (lịch, chữ tượng hình, toán học, kiến trúc) - Phương pháp dạy học: Dạy học hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn. - Hình thức: Nhóm Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - Tổ chức thực hiện: + Bước 1. Giáo viên tổ chức thành lập nhóm làm việc, chuẩn bị giấy A0, bút dạ, chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh: ? Trình bày những thành tựu văn hóa của các cư dân cổ đại phương Đông?Những thành tự đó có ý nghĩa gì? + Bước 2. Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, chia giấy thành các phần và ngồi đúng vị trí, phân công nhiệm vụ cụ thể, tiến hành thảo luận. + Bước 3. HS Báo cáo kết quả/sản phẩm: Đại diện nhóm trình bày trước lớp. + Bước 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả/sản phẩm: Các học sinh khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, GV cùng HS tổng kết lại kiến thức cơ bản. - Dự kiến sản phẩm: - Sáng tạo thiên văn và lịch: dùng lịch âm( Một năm có 12 tháng, mỗi tháng 29 hoặc 30 ngày,) biết làm đồng hồ đo thời gian bằng bóng nắng mặt trời. - Sáng tạo chữ viết : chữ tượng hình( Vẽ mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người) - Toán học: Giỏi về số học, hình học, phát minh phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được số pi = 3,16 - Kiến trúc: Nhiều công trình đồ sộ: Kim tự tháp (Ai Cập) thành Ba- bi- lon( Lưỡng Hà)... GVKL: Người cổ đại phương Đông để lại cho chúng ta nhiều thành tựu còn lưu lại đến ngày nay 1. Các dân tộc Phương Đông thời cổ đại có những thành tựu văn hoá gì? - Sáng tạo thiên văn và lịch: dùng lịch âm, biết làm đồng hồ đo thời gian bằng bóng nắng mặt trời. - Sáng tạo chữ viết : chữ tượng hình - Toán học: Giỏi về số học, hình học, phát minh phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được số pi = 3,16- Kiến trúc: Nhiều công trình đồ sộ: Kim tự tháp (Ai Cập) thành Ba- bi- lon( Lưỡng Hà)... Hoạt động 2: Tìm hiểu người Hi Lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì về văn hóa - Mục tiêu: Trình bày được thành tựu chính của nền văn hoá cổ đại phương Tây (lịch, chữ cái a,b,c. Các thành tựu ở nhiều lĩnh vực khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc). - Phương pháp dạy học: Dạy học hợp tác; kĩ thuật phòng tranh - Hình thức: Nhóm - Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giáo viên chia nhóm chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, phát phiếu học tập cho các nhóm (mỗi nhóm 1 phiếu, phiếu học tập được in trên giấy A0) ? Trình bày những thành tựu văn hóa của cư dân Hi Lạp và Rô-ma? Theo em,những thành tựu nào còn sử dụng đến ngày nay? Bước 2. Học sinh đọc sgk, quan sát tranh ảnh trên máy chiếu, thảo luận, chọn ra thông tin để điền vào phiếu học tập. Bước 3. Sau khi hoàn tất phiếu học tập, HS dán lên bảng rồi tham quan. Bước 4. Kiểm tra, đánh giá kết quả/sản phẩm: HS bình chọn sản phẩm hoàn thiện nhất. - Dự kiến sản phẩm: - Biết làm lịch, dùng lịch dương: một năm có 365 ngày và 6 giờ. Chia thành 12 tháng. - Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c - Các ngành khoa học cơ bản: (Phát triển cao, đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này.) + Đạt trình độ cao về toán học, vật lí, triết học, sử học, địa lí + Có nhiều nhà KH lớn: -Ta lét, Pi ta go, Ơ cơ lít, ( toán học) - Ac si mét ( lí) , P la tôn , A ri x tốt ( Triết) Hê rô dốt , tu xi dít ( sử)... - Văn học Hi lạp phát triển rực rỡ với những bộ sử thi nổi tiếng thế giới: Ôđixê, Iliat của Hôme, kịch thơ độc đáo như Ôrexti của Etsin. - GV kết luận: Qua mấy nghìn năm tồn tại, thời cổ đại đã để lại cho loài người một di sản văn hoá đồ sộ, quí giá. Nó vừa nói lên năng lực vì đại của trí tuệ loài người, vừa đặt cơ sở cho sự PT của nền văn minh nhân loại sau này. 2. Người Hi Lạp và Rô – ma đã có những đóng góp gì về nền văn hóa? - Biết làm lịch, dùng lịch dương - Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c - Các ngành khoa học cơ bản: (Phát triển cao, đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này.) + Đạt trình độ cao về toán học, vật lí, triết học, sử học, địa lí + Có nhiều nhà KH lớn. - Nghệ thuật: kiến trúc, tạo hình, điêu khắc đạt tới trình độ thẩm mĩ cao -> là những kiệt tác nghệ thuật. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút) - Mục tiêu: Giới thiệu được một công trình kiến trúc tiêu biểu thời cổ đại - Phương pháp dạy học: Phương pháp đóng vai - Hình thức: Cá nhân - Tổ chức thực hiện: + Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ H. Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu cho thầy cô giáo, các bạn trong lớp (đóng vai trò là khách tham quan) về Kim tự tháp (Ai Cập) hoặc Đền Pác-tê-nông (Hy Lạp)? + Bước 2: Bằng sự hiểu biết của mình HS chuẩn bị trong nhóm, tổ + Bước 3: HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu (Giới thiệu hấp dẫn, lôi cuốn) + Bước 4: HS, GV nhận xét, đánh giá, cho điểm đối với phần trình bày - Dự kiến sản phẩm: Người Ai Cập cổ đại quan niệm: “Cuộc sống trên Trái Đất này là ngắn ngủi và ngôi nhà vĩnh cửu là nhà mồ, nơi mà sau khi đó, xác ta nằm ở đó”. Xuất phát từ quan niệm đó, các Pha-ra-ông đã xây dựng những ngôi mộ vĩ đại, kiên cố để gìn giữ xác của họ sau khi chết. Người ta sử dụng hàng triệu tảng đá mài nhẵn rồi chở qua sông Nin, qua sa mạc, kéo lên cao, xếp thành hình tháp. Trải qua nhiều biến động thăng trầm của thời gian và lịch sử, trên bãi cát trắng của tả ngạn sông Nin vẫn sừng sững những Kim tự tháp hình chóp nhọn. Trong đó, nổi bật là Kim tự tháp Khê-ốp được xây dựng vào khoảng năm 2700TCN. Kim tự tháp Khê-ốp cao khoảng 146,6m, tương đương tòa nhà 50 tầng. Để xây dựng công trình này, người ta ước tính phải dùng 2,6 triệu tảng đá, trong đó có những tảng đá năng tới 55 tấn. Cửa vào kim tự tháp cách mặt đất khoảng 12m. Trên đường đi vào trong, trước khi đến trung tâm, nơi đặt xác nhà vua, có rất nhiều ngách trống. Chôn cất theo nhà vua còn có nhiều nô lệ và của cải. Việc khảo sát Kim tự tháp đem lại nhiều điều kì thú về xây dựng, kiến trúc và những nguồn sử liệu vô cùng quý giá để đưa chúng ta về với thế giới Ai-cập cổ xưa. Kim tự tháp một mặt là sự kết tinh những nỗi đau khổ hy sinh khủng khiếp của chục vạn nô lệ, nhưng mặt khác nó là bản hùng ca ca ngợi thành quả lao động của nhân dân. Vì thế người dân Ai-cập tự hào nói rằng: “Bất cứ thứ gì cũng sợ thời gian nhưng thời gian sợ kim tự tháp”. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 phút) - Mục tiêu: Liên hệ kể tên các kì quan thế giới cổ đại. - Phương pháp/ kĩ thuật: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Hình thức: Cá nhân, giao về nhà - Tổ chức thực hiện: + Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: Kể tên 7 kì quan của thế giới cổ đại. Kì quan nào còn tồn tại đến ngày nay? + Bước 2: HS tìm hiểu, ghi chép lại + Bước 3: HS trình bày hiểu biết của mình + Bước 4: HS, GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS - Dự kiến sản phẩm: 7 kì quan của thế giới cổ đại: 1.Tượng thần Zeus ở Olympia (Hy Lạp) 2. Tượng thần Mặt trời Rhodes (Hy Lạp) 3. Đại kim tự tháp Giza (Ai Cập) 4. Lăng mộ Mausoleum (Thổ Nhĩ Kỳ) 5. Ngọn hải đăng Alexandria (Ai Cập) 6. Vườn treo Babylon (Iraq) 7. Đền Artemis (Thổ Nhĩ Kỳ)
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_bai_6_van_hoa_co_dai.doc