Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử - Trần Minh Trí

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1/ Kiến thức:

Giúp học sinh hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quang trọng đối với mỗi con người; học lịch sử là cần thiết.

Kiến thức trọng tâm: lịch sử là gì? Có mấy loại tư liệu lịch sử

2/ Tư tưởng, thái độ, tình cảm;

Bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

3/ Kĩ năng:

Bước đầu giúp học sinh có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát.

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC

Tranh ảnh và bản đồ treo tường

Sách báo có liên quan đến nội dung bài học.

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1/ Ổn định và tổ chức : kiểm tra sỉ số

2/ Bài mới :

* Giới thiệu bài mới : “chương trình lịch sử lớp 6 gồm ba phần: phần mở đầu (sơ lược về môn Lịch sử); phần một- Lịch sử thế giới (từ khi loài người xuất hiện đến cuối thời cổ đại); phần hai – Lịch sử Việt Nam (từ thới nguyên thủy đến đầu thế kỉ X). Để đi vào học tập ta phải Biết lịch sử là gì? học Lịch sử để làm gì ? đó là nội dung bài học hôm nay. ”

 

doc 5 trang cucpham 21/07/2022 7420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử - Trần Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử - Trần Minh Trí

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử - Trần Minh Trí
Ngày soạn: 	04/9/2007 	Tuần: 1
Ngày dạy: 	06/9/2007	PPCT: 1
Bài 1. SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1/ Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quang trọng đối với mỗi con người; học lịch sử là cần thiết. 
Kiến thức trọng tâm: lịch sử là gì? Có mấy loại tư liệu lịch sử 
2/ Tư tưởng, thái độ, tình cảm;
Bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
3/ Kĩ năng:
Bước đầu giúp học sinh có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát. 
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
Tranh ảnh và bản đồ treo tường 
Sách báo có liên quan đến nội dung bài học. 
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1/ Ổn định và tổ chức : kiểm tra sỉ số 
2/ Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : “chương trình lịch sử lớp 6 gồm ba phần: phần mở đầu (sơ lược về môn Lịch sử); phần một- Lịch sử thế giới (từ khi loài người xuất hiện đến cuối thời cổ đại); phần hai – Lịch sử Việt Nam (từ thới nguyên thủy đến đầu thế kỉ X). Để đi vào học tập ta phải Biết lịch sử là gì? học Lịch sử để làm gì ? đó là nội dung bài học hôm nay. ”
* Dạy và học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cá nhân/ cảlớp
GV giới thiệu : ở Tiểu học các em đã được học môn Tự nhiên và Xã hội có tiết Lịch sử vậy Lịch sử là gì chúng ta sẽ tìm hiểu.
HS đọc đoạn 1 SGK 
GV nêu câu hỏi: con người và mọi vật quanh ta đều tuân theo qui luật gì của thời gian?
HS dựa vào đoạn 1 SGK trình bày. GV khẳng định đó là lịch sử 
Hoạt động 2: Nhóm/ cá nhân
GV nêu câu hỏi: em có nhận xét gì về loài người từ thời nguyên thủy đến nay ( có giống nhau không )?
HS dựa vào SGK trình bày kết quả. 
GV nêu câu hỏi: vậy Lịch sử là gì? 
HS trình bày, GV chốt ý 
GV nêu câu hỏi: có gì khác giữa lịch sử một con ngưởi và lịch sử xã hội loài người?
HS trình bày, GV chốt ý. 
Hoạt động 1 : Nhóm 
GV hướng dẫn HS xem hình 1 SGK
GV nêu câu hỏi: lớp học ở hình khác lớp học ở trường ta như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? 
HS trình bày kết quả, GV nhận xét và nhấn mạnh về sự thay đổi của lịch sử 
GV nêu câu hỏi: theo em chúng ta cần biết những thay đổi đó không? Tại sao lại có những thay đổi đó? 
HS trình bày kết quả GV chốt ý 
GV nhấn mạnh: biết ơn quí trọng những người đã làm nên cuộc sống ngày nay và phải làm tốt nhiệm vụ của mình để đư đất nước tiến lên 
( liên hệ thực tế gia đình học sinh )
Hoạt động 1: Cá nhân/ cả lớp 
GV nêu câu hỏi: dựa vào đâu để các em biết được cuộc sống ông bà, cha mẹ của em? 
GV yêu cầu HS: quan sát hình 1 và 2 cho biết đó là những tư liệu nào? 
HS dựa vào hình và nội dung SGK trình bày, GV gợi ý hướng dẫn HS trả lời 
GV chuẩn xác kiến thức 
1/ Lịch sử là gì ? 
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. 
- Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ. 
2/ Học lịch sử để làm gì ?. 
- Học lịch sử để biết cội nguồn dân tộc.
- Biết quá trình đấu tranh vối thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm để giữ gìn độc lập dân tộc.
- Học lịch sử để biết rút ra những bài học kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ của mình cho hiện tại và tương lai. 
3/ Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ? 
- Căn cứ vào tư liệu truyền miệng.
- Hiện vật người xưa để lại ( tư liệu hiện vật )
- Dựa vào tư liệu chữ viết 
3/ Sơ kết bài học: 
- Lịch sử là một khoa học dựng lại toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ.
- Mọi người chúng ta đều phải học và biết lịch sử.
- Để xây dựng lịch sử có ba loại tư liệu : truyền miệng, hiện vật và chữ viết. 
4/ Hướng dẫn học ở nhà: 
- Trả lời các câu hỏi trong SGK 
- GV gợi ý về câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” 
Ngày soạn: 	10/9/2007 	Tuần: 2
Ngày dạy: 	12/9/2007	PPCT: 2
Bài 1. CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1/ Kiến thức: Làm cho học sinh hiểu 
	Thế nào là âm lịch, dương lịch và Công lịch 
Biết cách đọc, ghi và tính năm tháng theo Công lịch 
* Kiến thức trọng tâm : Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử 
2/ Tư tưởng, thái độ, tình cảm;
Giúp cho HS biết quý thời gian và bồi dưỡng ý thức về tính chính xác khoa học. 
3/ Kĩ năng:
Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ với hiện tại 
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
Tranh ảnh và lịch treo tường 
Có thể sử dụng Quả địa cầu 
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1/ Ổn định và tổ chức : kiểm tra sỉ số 
2/ kiểm tra bài cũ : 
1/ Lịch sử là gì ? 
ĐA: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. 
2/ Tại sao chúng ta phải học Lịch sử ? 
ĐA : 	- Học lịch sử để biết cội nguồn dân tộc.
- Biết quá trình đấu tranh vối thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm để giữ gìn độc lập dân tộc.
- Học lịch sử để biết rút ra những bài học kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ của mình cho hiện tại và tương lai. 
2/ Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : “ở bài trước chúng ta đã khẳng định lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ và theo trình tự thời gian có trước có sau. Từ thời nguyên thủy con người đã tìm cách để ghi lại sự việc theo thời gian. Vậy họ tính như thế nào ? đó là nội dung bài học . ”
* Dạy và học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cá nhân/ cảlớp
GV nêu câu hỏi : xem lại hình 1 và 2 bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay bia đá dựng lên cách nay bao nhiêu năm không ? 
HS xem hình và trả lời 
GV nêu câu hỏi: vậy chúng ta có cần biết thời gian dựng một tấm bia đá nào đó không?
HS trình bày. GV giảng về việc dựng các bia đá và khẳng định về sự cần thiết phải biết cách tính thời gian 
GV nêu câu hỏi : dựa vào đâu, bằng cách nào con người tính được thời gian ?
HS đọc đoạn: “Từ xưa . . . . . . . thời gian bắt đầu từ đây” 
GV giải thích và sơ kết 
Hoạt động 2: Nhóm/ cá nhân
GV nêu câu hỏi: em có nhận xét gì về loài người từ thời nguyên thủy đến nay ( có giống nhau không )?
HS dựa vào SGK trình bày kết quả. 
GV nêu câu hỏi: vậy Lịch sử là gì? 
HS trình bày, GV chốt ý 
GV nêu câu hỏi: có gì khác giữa lịch sử một con ngưởi và lịch sử xã hội loài người?
HS trình bày, GV chốt ý. 
Hoạt động 1 : Nhóm 
GV hướng dẫn HS xem hình 1 SGK
GV nêu câu hỏi: lớp học ở hình khác lớp học ở trường ta như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? 
HS trình bày kết quả, GV nhận xét và nhấn mạnh về sự thay đổi của lịch sử 
GV nêu câu hỏi: theo em chúng ta cần biết những thay đổi đó không? Tại sao lại có những thay đổi đó? 
HS trình bày kết quả GV chốt ý 
GV nhấn mạnh: biết ơn quí trọng những người đã làm nên cuộc sống ngày nay và phải làm tốt nhiệm vụ của mình để đư đất nước tiến lên 
( liên hệ thực tế gia đình học sinh )
Hoạt động 1: Cá nhân/ cả lớp 
GV nêu câu hỏi: dựa vào đâu để các em biết được cuộc sống ông bà, cha mẹ của em? 
GV yêu cầu HS: quan sát hình 1 và 2 cho biết đó là những tư liệu nào? 
HS dựa vào hình và nội dung SGK trình bày, GV gợi ý hướng dẫn HS trả lời 
GV chuẩn xác kiến thức 
1/ Tại sao phải xác đinh thời gian ? 
- Xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản của môn lịch sử. 
- 
2/ Học lịch sử để làm gì ?. 
- Học lịch sử để biết cội nguồn dân tộc.
- Biết quá trình đấu tranh vối thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm để giữ gìn độc lập dân tộc.
- Học lịch sử để biết rút ra những bài học kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ của mình cho hiện tại và tương lai. 
3/ Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ? 
- Căn cứ vào tư liệu truyền miệng.
- Hiện vật người xưa để lại ( tư liệu hiện vật )
- Dựa vào tư liệu chữ viết 
3/ Sơ kết bài học: 
- Lịch sử là một khoa học dựng lại toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ.
- Mọi người chúng ta đều phải học và biết lịch sử.
- Để xây dựng lịch sử có ba loại tư liệu : truyền miệng, hiện vật và chữ viết. 
4/ Hướng dẫn học ở nhà: 
- Trả lời các câu hỏi trong SGK 
- GV gợi ý về câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_bai_1_so_luoc_ve_mon_lich_su_tran_minh.doc