Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Chương trình học kì 1 - Trường THCS Vĩnh Bình Bắc
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật phát triển sang gia đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của GCVS cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao CNĐQ thường gắn với chiến tranh.
3. Về kĩ năng: Nắm vững và biết giải thích các khái niệm “cải cách”, biết sử dụng lược đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
- Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Ổn định lớp
2.Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11
+ Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo
+ Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945
+ Lịch sử Việt Nam 1858 – 1918
3.Bài mới.
Trong bối cảnh chung của các nước phương Đông vào giữa thế kỉ XIX đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây nhưng với Nhật Bản lại thoát ra số phận của một nước thuộc địa và phụ thuộc rồi trở thành một đế quốc hùng mạnh ở khu vực Châu á .Vậy xuất phát từ nguyên nhân nào mà Nhật Bản có được điều đó ?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Chương trình học kì 1 - Trường THCS Vĩnh Bình Bắc
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI ( tiếp theo ) Chương I: CÁC NƯỚC CHÂU Á ,CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) Tuần 1 Ngày soạn: Tiết 1 Ngày dạy: Bài 1. NHẬT BẢN I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - Hiểu rõ những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật phát triển sang gia đoạn đế quốc chủ nghĩa. - Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của GCVS cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao CNĐQ thường gắn với chiến tranh. 3. Về kĩ năng: Nắm vững và biết giải thích các khái niệm “cải cách”, biết sử dụng lược đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. II. Thiết bị, tài liệu dạy – học. - Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1.Ổn định lớp 2.Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11 + Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo + Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945 + Lịch sử Việt Nam 1858 – 1918 3.Bài mới. Trong bối cảnh chung của các nước phương Đông vào giữa thế kỉ XIX đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây nhưng với Nhật Bản lại thoát ra số phận của một nước thuộc địa và phụ thuộc rồi trở thành một đế quốc hùng mạnh ở khu vực Châu á .Vậy xuất phát từ nguyên nhân nào mà Nhật Bản có được điều đó ? Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm GV: Giới thiệu khái quát về nước Nhật cuối TK XIX và chế độ Mạc Phủ. Vị trí của NB : Một quần đảo ở Đông Bắc Á trải dài theo hình cánh cung bao gồm các đảo lớn nhỏ trong đó có 4 đảo lớn : Honsu, Hocai đo, Kyusu, và Sikôku. NB nằm giữa vùng biển NB và nam TBD ,Phía Đông giáp Bắc Á và Nam Triều Tiên .Diện tích : 374.000 km2 .Vào nữa đầu thế kỉ XIX chế độ phong kiến NB khủng hoảng suy yếu GV: Giải thích chế độ Mạc Phủ ? Vua Nhật được tôn là Thiên Hoàng có vị trí tối cao song quyền lực thực tế nằm trong tay tướng quân (Sôgun) đóng ở phủ chúa –Mạc Phủ . 1603 dòng họ TôKưgaoa nắm chức vụ tướng quân ,vì thế thời kì này ở NB gọi là chế độ Mạc Phủ GV:Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản cuối TK XIX NTN ? Tại sao lại như vậy. GV: Sự suy yếu của NB nữa đầu thế kỉ XIX trong bối cảnh thế giới lúc đó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gì ? Vì sao các nước đế quốc bắt đầu tấn công xâm lược Nhật Bản ? GV:Yêu cầu đặt ra cho Nhật Bản lúc này là gì ? Tại sao lại như vậy ? Trước nguy cơ bị Xâm lược Nhật Bản đã lựa chọn con đường nào ? Bảo thủ hay cải cách ? GV: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ chế độ Mạc Phủ Việc Mạc Phủ kí với các nước ngoài các hiệp ước bất bình đẳng làm cho các tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ. Phong trào chống SôGun nổ ra sôi nổi .Vào những năm 60 của TK XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc Phủ .1.1868 chế độ Mạc Phủ sụp đổ,Thiên hoàng Minh Trị Meiji trở lại nắm quyền Những cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi ? GV: Việc chính phủ cho phép mua bán ruông đất có tác hại gì đối với nông dân ? Ruộng đất rơi vào tay địa chủ mới và phú nông GV:Vì sao trong lĩnh vực quân sự Nhật bản chú ý hiện đại hóa theo kiểu phương Tây ? GV:Vì sao Nhật Bản coi giáo dục là chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa ? Vì: Nâng cao dân trí ,đáp ứng nhu cầu tiếp thu kĩ thuật cùng với sự phát triển của xã hội GV:Em có nhận xét gì về những cải cách của Thiên Hoàng ? GV :Qua các nội dung của cuộc cải cách Minh Trị tính chất của cuộc cải cách là gì ? Tại sao nói như vậy ? GV :Ý nghĩa lớn nhất của cuộc cải cách Minh Trị là gì ? Những biểu hiện nào chứng tỏ Nhật Bản đang dần chuyển sang một nước đế quốc ? Những biểu hiện của nền kinh tế TBCN ở Nhật Bản sau cải cách ? Do tiềm lực kinh tế mạnh, Nhật Bản thực hiện chính sách bành trướng hiếu chiến không thua kém các nước phương Tây nào -Uy hiếp Bắc Kinh ,chiếm cửa biển Lữ Thuận ,nhà Thanh phải nhượng Đài Loan và Liêu Đông cho Nhật. 1904-1905 gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa biển Lữ Thuận ,đảo Xakhalin, thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên GV:Tại sao nói Nhật Bản có đặc điểm chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt ? Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước 1868. Đến giữa TK XIX chế độ Mạc Phủ ở N Bản đứng đầu là tướng quân( SôGun) lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng. - Kinh tế: + NN: Lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa, đói kém . + CN: Kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiệnngày càng nhiều, k tế tư bản phát triển nhanh chóng nhưng bị phong kiến cản trở. - Xã hội: Nhân dân + Tư sản >< Phong kiến - Chính trị: Thiên Hoàng >< Tướng quân Sôgun. - Các nước đế quốc Âu –Mĩ bắt đầu tấn công Nhật Bản + Trước tiên là Mĩ dùng vũ lực buộc N Bản phải “mở cửa”sau đóAnh,Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật kí các hiệp ước bất bình đẳng +Trước nguy cơ bị Xâm lược Nhật Bản hoặc duy trì chế độ PK trì trệ, bảo thủ hoặc phải cải cách. Cuộc Duy tân Minh Trị Tháng 1.1868 sau khi lên ngôi Thiên Hoàng Minh trị tiến hành cải cách đất nước trên tất cả các lĩnh vực * Nội dung cuộc cải cách: - Chính trị: +Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chế độ mới (TS đóng vai trò quan trọng). Ban hành Hiến pháp mới. +Thực hiện quyền bình đẳng ban bố các quyền tự do - Kinh tế: + Thống nhất tiền tệ, thị trường, chú trọng phát triển công thương nghiệp TBCN... +Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, cho phép mua bán ruộng đất - Quân sự: +Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh,chú trọng sản xuất vũ khí, đóng tàu chiến - Văn hóa – giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng KHKT, tiếp thu trình độ phương Tây.Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây * Tính chất: Cuộc cải cách Minh Trị mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản. * Ý nghĩa: - Đưa nước Nhật từ một nước PK trở thành nước đế quốc. - Làm cho nước Nhật thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa. 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. * Kinh tế: - Kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ sau cải cách 1868. - Các công ty độc quyền ra đời Mitxui, mitsubisi. Chi phối đời sống kinh tế chính trị của Nhật Bản * Chính trị: - Đối nội: + Bần cùng hóa nhân dân lao động. + Bóc lột công nhân nặng nề => 1901 Đảng XHDC của công nhân được thành lập - Đối ngoại: + Xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây. + Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX Nhật Bản thực hiện chính sách bành trướng xâm lược (năm 1874 NB xâm lược Đài Loan,Năm 1894-1895 chiến tranh với Trung Quốc ,Năm 1904-1905 chiến tranh với Nga) Kl: Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc 4. Sơ kết bài học. - Củng cố: Nguyên nhân nào làm cho Nhật Bản từ một nước PK lạc hậu trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa, thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa ? - Dặn dò: Học bài cũ, đọc và soạn trước bài Ấn Độ . - Bài tập: Liên hệ tình hình Nhật Bản cuối thế kỷ XIX với tình hình Việt Nam ? RÚT KINH NGHIỆM: Tuần 2 Ngày soạn: Tiết 2 Ngày dạy: Bài 2. ẤN ĐỘ I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: Làm cho học sinh thấy được sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối TK XIX đầu TK XX.Hiểu được nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ. Hiểu được vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ, đặc biệt Đảng Quốc Đại. Nắm được khái niệm “ Chấu Á thức tỉnh “ và phong trào giải phóng dân tộc thời kì đế quốc chủ nghĩa 2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Lên án sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ; đồng tình với tinh thần đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống đế quốc. 3. Về kĩ năng: Biết sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêu biểu. II. Thiết bị, tài liệu dạy – học. Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tranh ảnh về đất nước Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Các nhận vật lịch sử cận đại Ấn Độ III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1.Ổn định lớp 2.Kiểm ra bài cũ: Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng Tư sản ? Tại sao trong hoàn cảnh lịch sử Châu Á, Nhật Bản thoát khỏi thân phận thuộc địa trở thành một nước đế quốc . Những sự kiện nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX N Bản chuyển sang giai đoạn ĐQCN? 3. Bài mới. Cuối thế kỷ XIX Nhật Bản nhờ cuộc cải cách Duy tân Minh Trị từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một nước Đế quốc. Các nước Châu Á khác thì sao ? chúng ta tiếp tục nghiên cứu về một nước ở Châu Á: Ấn Độ. Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân K.quát tình hình Ấn Độ từ nửa sau thế kỷ XIX ? Ấn Độ là một đất nước rộng lớn ,giàu đẹp đa dạng về điều kiện tự nhiên Trải qua nhiều thế kỉ những dòng người du mục , những thương nhân những tín đồ hành hương đã cố gắng vượt qua những khó khăn và mạohiểm để xâm nhập vào đất nước này Sự du nhập này đã góp phần làm nên sự phong phú đa dạng về văn hóa ,dân tộc, ngôn ngữ của Ấn Độ Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân GV: Anh đã thi hành chính sách cai trị nhân dân Ấn Độ như thế nào? 1873- 1888 thương mại giữa Anh và Ấn Độ tăng 60%. Ấn Độ phải cung cấp ngày càng nhiều nguyên liệu , lương thực cho chính quốc .Ở nông thôn chính quyền thực dân tăng thuế cưỡng đoạt ruộng đất lập đồn điền ,người nông dân phải chịu lĩnh canh với mức 60% GV:Những chính sách thống trị của TD Anh dẫn đến hậu quả ntn đối với Ấn Độ ? Nhân dân Ấn Độ bần cùng đói khổ, TCN bị suy sụp nền văn minh lâu đời bị phá hoại.Quyền dân tộc thiêng liêng của người dân Ấn Độ bị chà đạp.Vì vậy phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh ,giải phóng dân tộc bùng nổ quyết liệt tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa XiPay Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân Gv giải thích “XiPay”:tên gọi những đơn vị binh lính người Ấn Độ trong quân đội thực dân Anh ( nằm trong âm mưu dùng người bản xứ đánh người bản xứ) GV:Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa(tại sao binh lính Ấn Độ nằm trong quân đội thực dân Anh lại đứng lên khởi nghĩa chống thực dân Anh) ? Họ bị đối xử tàn tệ lương của sĩ quan Ấn chỉ bằng 1/3 sĩ quan An ... ộc thông qua tổ chức Đại hội toàn Mã Lai để đấu tranh đòi dùng tiếng ML trong trường học, đòi tự do kinh doanh. - Tháng 4.1930 ĐCS Mã Lai ra đời đã tác động mạnh mẽ đến phong trào buộc thực dân phải thỏa thuận tăng lương cho công nhân. * Ở Miến Điện, đầu thế kỷ XX các nhà sư trẻ tuổi đã khởi xướng phong trào bất hợp tác, tẩy chay hàng Anh, không đóng thuế đã được đông đảo nhân dân ủng hộ. Trong những năm 30, học sinh, sinh viên đã phát động phong trào Thakin được nhân dân ủng hộ và giành được thắng lợi bước đầu. Năm 1937 Miến Điện tách khỏi Ấn Độ. V. CÁCH MẠNG NĂM 1932 Ở XIÊM. - Là nước độc lập nhưng phải phụ thuộc vào Anh và Pháp đã làm cho sự bất mãn trong xã hội tăng lên => bùng nổ phong trào. - Năm 1932 một cuộc cách mạng nổ ở thủ đô Băng Cốc dưới sự lãnh đạo của g/c TS đứng đầu là Priđi Phamyông. - Cách mạng 1932 đã chuyển Xiêm từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. 4. Sơ kết bài học. - Cũng cố: - Dặn dò: - Ra bài tập: GIÁO ÁN SỐ 17 SOẠN DẠY Ngày .. tháng .. năm 200. Ngày .. tháng .. năm 200. Bài 17 Tiết PPCT: . CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945). I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: Học sinh nắm được nguyên nhân, những nét lớn về diễn biến và kết cục của chiến tranh. 2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Nhận thức đúng về cuộc chiến tranh và hậu quả của nó đối với nhân loại. 3. Về kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đánh giá, nhận định về tính chất một cuộc chiến. II. Thiết bị, tài liệu dạy – học. Lược đồ diến biến chiến tranh thế giới II, tranh ảnh, tư liệu phục vụ bài dạy. III. Tiến trình tổ chức dạy học. Tiết 1: Mục I và II. Tiết 2: Mục III đến V. 1.Kiểm tra bài cũ. Trình bày tình hình kinh tế, chính trị, xã hội các nước ĐNA sau CTTG I? 2.Dẫn dắt vào bài mới. 3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm I.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾ CHIẾN TRANH 1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 – 1937). - Trong những năm 1930 của TK XX các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản đẩy mạnh xâm lược nhiều khu vực trên thế giới. - Liên xô chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít. - Giới cầm quyền Anh. Pháp, Mĩ không liên kết với Liên xô, ngược lại thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy chiến tranh về Liên Xô. => Các nước phát xít lợi dụng tình hình đó để gây chiến tranh xâm lược. 2. Từ hội nghị Muy-nich đến chiến tranh thế giới. - Sau khi sát nhập Áo vào Đức, Hít-le gay ra vụ Xuy-đét để thôn tính Tiệp Khắc. - Ngày 29.9.1938 Hội nghị Muy-ních được triệu tập, Anh, Pháp kí hiệp định trao cho Đức vùng Xuy-đét (Tiệp Khắc) để đổi lấy việc Đức cam kết không tấn công châu Âu. - Ngày 23-8-1939 để thuận lợi trong việc xâm lược châu Âu Đức đã kí với Liên xô hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau. II. CHIẾN TRANH TG II BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở CHÂU ÂU (TỪ 9.1939 ĐẾN 6.1941) 1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (9.1939 – 9.1940). - Sáng ngày 1.9.1939 Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới bùng nổ - Tháng 4.1940 Đức chuyển hướng tấn công từ phía Đông sang phía Tây và chiếm hầu hết các nước châu Âu. - Tháng 7.1940 Đức thực hiện kế hoạch tấn công Anh nhưng do ưu thế không quân và hải quân của Anh mạnh nên Đức không thực hiện được. 2. Phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam Âu (9.1940 – 6.1941) - Tháng 9.1940 Đức, Italia và Nhật Bản kí hiệp ước tam cường nhằm giúp đỡ nhau và công khai phân chia thế giới. - Từ 10.1940 Đức chuyển tấn công sang hướng Đông và hoàn thành xâm lược các nước Đông và Nam Âu. - Đức đã chuẩn bị xong mọi điều kiện để tấn công Liên Xô. III. CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP THẾ GIỚI (Từ 6.1941 đến 11.1942) Phát xít Đức tấn công Liên xô. Chiến sự ở Bắc Phi. - Sáng 22.6.1941 với kế hoạch “chớp nhoáng” vạch ra từ trước, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. - Tháng 12.1941 Hồng quân LX dưới sự chỉ đạo của tướng Giu-cốp đã đẩy lùi quân Đức khỏi Mát-xcơ-va, làm thất bại kế hoạch “chớp nhoáng” của Đức. - Không chiếm được Mát-xcơ-va, Đức chuyển hướng tấn công xuống phía Nam, mục tiêu là Xta-lin-grát. Sau 2 tháng chiến đấu Đức vẫn không chiếm được thành phố này. - Ở Bắc Phi 9.1940 quân Italia tấn công Ai Cập nhưng không giành được thắng lợi. - 10.1942 liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En A-la-men giành lại ưu thế ở Bắc Phi và bắt đầu phản công. 2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. - Tháng 9.1940 Nhật nhảy vào Đông Dương và quyết định chiến tranh với Mĩ. - 7.12.1941 không tuyên chiến quân Nhật bất ngờ tấn công căn cứ hải quân Mĩ ở Trân Châu cảng mở đầu cuộc chiến tranh Châu Á - Thái Bình Dương. - Sau thắng lợi ở Trân Châu cảng Nhật Bản chiếm toàn bộ Đông Nam Á, một phần Đông Á và Thái Bình Dương. 3. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành. - Nguyên nhân. + Hành động xâm lược của chủ nghĩa phát xít. + Liên Xô tham gia chiến tranh đã làm thay đổi tính chất cuộc chiến. + Anh – Mĩ đã thay đổi thái độ đối với Liên Xô. - Ngày 1.1.1942 tại Oa-sinh-tơn 26 quốc gia kí tuyên bố chung Tuyên ngonn Liên hopự quốc cam kết cùng nhau chống PX. IV. QUÂN ĐỒNG MINH CHUYỂN SANG PHẢN CÔNG. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI KẾT THÚC (11.1942 – 8.1945) 1. Quân Đồng minh phản công (11.1942 – 6.1944). - Mặt trận Xô - Đức: + Trận phản công Xta-lin-grát (11.1942-2.1943) là bước ngoặt của cuộc chiến tranh, phe đồng minh bắt đầu phản công trên toàn mặt trận. + Sau cuộc phản công ở Cuốc-xcơ (5.7 – 23.8.1942) Hồng quân liên tục tấn công đến 6.1944 giải phóng phần lớn lãnh thổ LX. - Mặt trận Bắc Phi: + Từ tháng 3 đến 5.1943 Liên quân Anh – Mĩ tấn công quét sạch quân Đức – Italia khỏi châu Phi. + Tháng 7.1943 quân đồng minh chiếm đảo Xixilia, bắt giam Mút-xô-li-ni, phát xít Italia sụp đổ. - Ở Thái Bình Dương: + Từ 8.1942 đến 1.1943 Mĩ đánh bại quân Nhật ở Đảo Gu-a-đan-ca-nan, chiếm một số đảo ở TBD. 2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc. - Ở Châu Âu: + Đầu năm 1944 Hồng quân Liên Xô tổng phản công trên các mặt trận quét sạch quân xâm lược khỏi lãnh thổ, giải phóng các nước Đông Âu và tiến sát biên giới Đức. + Hè 1944 Anh – Mĩ mở mặt trận phía Tây, giải phóng nước Pháp và một số nước Tây Âu. + Tháng 1.1945 Hồng quân Liên Xô bắt đầu tấn công Đức ở phía Đông. + Tháng 2.1945 Anh – Mĩ tấn công Đức ở phía Tây đến tháng 4.1945 quân Anh – Mĩ và Liên Xô gặp nhau ở Toóc – gâu. + Ngày 30.4.1945 Hồng quân Liên xô chiếm tòa nhà Quốc hội Đức, ngày 9.5.1945 Đức kí văn bản đầu hàng Đồng minh, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu. - Ở Châu Á – Thái Bình Dương. + Đầu 1944 liên quân Anh – Mĩ chiếm Miến Điện, Phi-lip-pin tấn công Nhật Bản. + Ngày 6.8.1945 Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người chết. + Ngày 8.8.1945 Hông quân Liên xô tấn công tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật Ở Trung Quốc. + Ngày 9.8.1945 Mĩ tiếp tục ném bom nguyên tử xuống Na-ga-xa-ki làm 2 vạn người chết. + Ngày 15.8.1945 Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới II kết thúc. V. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI. - Chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia và Nhật Bản.. - Thắng lợi này thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường đấu tranh chống phát xít, trong đó Anh, Mĩ, Liên xô đóng vai trò trụ cột trong vấn đề tiêu diệt CNPX. - Chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại, chiến tranh kết thúc mở ra thời kỳ mới trong lịch sử thế giới 4. Sơ kết bài học. - Cũng cố: Vai trò của Liên Xô trong việc tấn công tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ? - Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK, đọc bài 18. - Ra bài tập: Lập bảng sự kiện chiến tranh thế giới II ? DẠY Ngày .. tháng .. năm 200. Ngày .. tháng .. năm 200. Bài 19 Tiết PPCT: . NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (Từ 1858 đến 1873) I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: Học sinh nắm được ý đồ xâm lược của tư bản phương Tây. Quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ 1858 đến 1873. Cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta. 2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước cuối thế kỷ XIX. 3. Về kĩ năng: Rèn luyện kỷ năng phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề l.sử. II. Thiết bị, tài liệu dạy – học. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1.Kiểm ra bài cũ. 2.Dẫn dắt vào bài mới. 3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm I. LIÊN QUÂN PHÁP – TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM. CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG NĂM 1858. 1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỷ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược. - Kinh tế: Gặp nhiều khó khăn, nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn. - Chính trị, xã hội: mất ổn định nội bộ mâu thuẫn, đòn kết dân tộc bị rạn nứt, phong trào đấu tranh chống triều đình nổ ra khắp nơi 2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta. - Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII các nước tư bản phương Tây đã nhòm ngó nước ta. - Tư bản Pháp đã lợi dụng việc truyền đạo Thiên chúa giáo để xâm lược nước ta. - Để đối phó với phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh cầu cứu Pháp, tạo điều kiện cho Pháp can thiệp vào nước ta. - Giữa thế kỷ XIX với sự phát triển mạnh mẽ của mình Pháp tìm cách xâm lược Việt Nam. 3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858. - Chiều 31.8.1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận ở của biển Đà Nẵng. - Ngày 1.9.1858 Pháp gửi tối hậu thư cho nhà Nguyễn sau đó tấn công chiếm bán đảo Sơn Trà. - Quân dân ta đã chống trả quyết liệt cầm chân địch suốt 5 tháng. - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ NĂM 1859 ĐẾN 1862. Kháng chiến ở Gia Định. - Ngày 2.9.1858 Pháp tới Vũng Tàu theo sông Cần Giờ vào Sài Gòn. - Quân dân ta chống cự quyết liệt làm cho Pháp không giữ được thành Gia Định buộc chúng phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói”. - Đầu 1860 tình hình chiến sự thay đổi, Pháp phải rút quân từ Đà Nẵng vào Gia Định nhưng triều đình nhà Nguyễn vẫn chủ trương nghị hòa.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_chuong_trinh_hoc_ki_1_truong_thcs_vin.doc