Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Nguyễn Văn Triểu
I. Con đường dẫn đến chiến tranh
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931- 1937)
* Hành động của khối phát xít:
- Đầu những năm 30, các nước Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau thành lập khối liên minh phát xít.
- Từ 1931 đến 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng, xâm lược thị trường thế giới.
+ Nhật chiếm vùng Đông Bắc, rồi mở rộng xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc(1931- 1937).
+ Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936- 1939).
+ Đức công khai xóa bỏ Hòa ước Véc- xai, âm mưu thành lập một nước Đại Đức ở Châu Âu.
Thái độ của các nước lớn đối với những hành động quân sự của khối phát xít như thế nào?
* Thái độ của các nước lớn:
- Liên Xô: Kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Mĩ, Anh, Pháp: Từ chối đề nghị của Liên xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách dung dưỡng, nhượng bộ bọn phát xít, hòng đẩy phát xít tấn công Liên xô.
2. Từ hội nghị Muy- ních đến chiến tranh thế giới.
* Hoàn cảnh của Hội nghị:
- Tháng 3- 1938, Hít- le thôn tính Áo, rồi gây ra vụ Xuy- đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc.
- Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược.
- Anh, Pháp tiếp tục thỏa hiệp, yêu cầu Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.
Ngày 22/ 9/ 1938, Hội nghị Muy- ních được triệu tập gồm đại diện 4 nước: Anh, Pháp, Đức và Italia.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Nguyễn Văn Triểu
Bài : chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) Người dạy: Nguyễn Văn triểu Giáo viên trường THPT Thanh Oai B Kiểm tra bài cũ: Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ? I. Con đường dẫn đến chiến tranh 1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931- 1937) * Hành động của khối phát xít: - Đầu những năm 30, các nước Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau thành lập khối liên minh phát xít. - Từ 1931 đến 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng, xâm lược thị trường thế giới. + Nhật chiếm vùng Đông Bắc, rồi mở rộng xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc(1931- 1937). + Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936- 1939). + Đức công khai xóa bỏ Hòa ước Véc- xai, âm mưu thành lập một nước Đại Đức ở Châu Âu. Thái độ của các nước lớn đối với những hành động quân sự của khối phát xít như thế nào? * Thái độ của các nước lớn: - Liên Xô: Kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. - Mĩ, Anh, Pháp: Từ chối đề nghị của Liên xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách dung dưỡng, nhượng bộ bọn phát xít, hòng đẩy phát xít tấn công Liên xô. 2. Từ hội nghị Muy- ních đến chiến tranh thế giới. * Hoàn cảnh của Hội nghị: - Tháng 3- 1938, Hít- le thôn tính áo, rồi gây ra vụ Xuy- đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc. - Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược. - Anh, Pháp tiếp tục thỏa hiệp, yêu cầu Tiệp Khắc nhượng bộ Đức. đ Ngày 22/ 9/ 1938, Hội nghị Muy- ních được triệu tập gồm đại diện 4 nước: Anh, Pháp, Đức và Italia. * Kết quả của Hội nghị: Anh, Pháp kí hiệp định Muy- ních trao vùng Xuy- đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết sẽ tấn công Liên xô. Hỏi: Em có nhận xét gì về sự kiện các nước Anh, Pháp kí với Đức hiệp định Muy- ních ? * Nhận xét: Hội nghị Muy- ních là đỉnh cao về chính sách dung túng, nhượng bộ của Mĩ, Anh, Pháp đối với phát xít, âm mưu đẩy Đức tấn công Liên xô. Hỏi: Sau khi chiếm được Xuy- đét, phát xít Đức đã thực hiện hành động gì ? Hành động đó thể hiện âm mưu gì ? * Tình hình sau Hội nghị Muy- ních. - Tháng 3/ 1939, Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc, rồi gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan. - Ngày 23/ 8/ 1939, Đức kí với Liên xô “ Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau”. đ Như vậy, Đức đã phản bội lại Hiệp định Muy- ních, thực hiện mưu đồ thôn tính Châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên xô. II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở Châu Âu (từ 9/ 1939- 6/ 1941). Thời gian Chiến sự và kết quả 1. 9. 1939 Đức tấn công Ba Lan đ Ba Lan nhanh chóng bị thôn tính. 3. 9. 1939 Anh- Pháp tuyên chiến với Đức. Từ 9. 1939- 4. 1940 “ Chiến tranh kì quặc” Từ 4- 6. 1940 Đức thôn tính Bắc Âu, Đông Âu (gồm Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Lúcxămbua). Tháng 7. 1940 Đức tấn công Anh, nhưng không thực hiện được đ nên chuyển hướng chuẩn bị đánh Liên xô. Tháng 9. 1940 Đức, Italia, Nhật Bản kí “Hiệp ước Tam cường” tại Béc- lin, thừa nhận sự thống trị của Đức, Italia ở Châu Âu, của Nhật Bản ở Đại Đông á. Từ 10. 1940- 6. 1941 Đức thôn tính Đông Âu và Nam Âu (gồm Hunggari, Bungari, Rumani, Anbani, HiLạp, Nam Tư) bị thôn tính. Hỏi: Qua niên biểu, em có nhận xét gì tình hình chiến sự trong giai đoạn từ 9. 1939- 6. 1941 ? * Nhận xét: Giai đoạn đầu, Đức thực hiện chiến tranh chớp nhoáng, tấn công toàn bộ Châu Âu và hoàn toàn nắm quyền chủ động, giành thắng lợi và hầu như không bị tổn thất gì. Hỏi: Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai ? * Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh: - Nguyên nhân sâu xa: Do sự phát triển không dồng đều của chủ nghĩa tư bản về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước TBCN giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939). - Nguyên nhân trực tiếp: Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933), làm cho mâu thuẫn giữa các nước TB ngày càng thêm sâu sắc đ đưa tới sự cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản. Thủ phạm gây ra chiến tranh là bọn phát xít Đức, Italia, Nhật Bản và chính sách dung dưỡng thỏa hiệp của CNTB Phương Tây. Hỏi: Trong giai đoạn đầu, chiến tranh thế giới thứ hai có tính chất gì ? * Tính chất của chiến tranh. Trong giai đoạn đầu là một cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa với cả hai bên. Củng cố bài học: Vì sao các nước Tây Âu lại bị Đức đánh bại nhanh chóng ? (dùng đĩa) Trả lời câu hỏi 1 trong SGK
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_chien_tranh_the_gioi_thu_hai_1939.doc