Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 1-50 - Bùi Quốc Vương

I. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức: Khái niệm thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức XH đầu tiên của loài người. Mốc thời gian xuất hiện CCLD kim loại và hệ quả XH của công cụ kim loại.

 2. Gi¸o dôc: Giáo dục học sinh tính cộng đồng, tương thân, tương ái.

 3. Kü n¨ng: Rèn luyện kỹ năng đánh giá, phân tích sự kiện lịch sử.

 II. Vấn đáp, thảo luận nhóm, giải thích, miêu tả.

 III. Phương tiện dạy học

 - Tài liệu tham khảo: Đại cương lịch sử thế giới cổ đại ( T1), NXBGD, HN, 1998.

 - Trực quan: Các hình ảnh trong sách giáo khoa.

D. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Giới thiệu bài mới

 Người tinh khôn xuất hiện cuộc sống con người tốt hơn, đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn. Trong sự phát triển đó cho thấy sự hợp quần của bầy người nguyên thủy - một tổ chức xã hội quá độ. Tổ chức xã hội ấy còn mang tính giản đơn, dấu ấn bầy đàn cùng sự tự hoàn thiện của con người. Bầy đàn phát triển tạo nên sự gắn kết và định hình của một tổ chức xã hội loài người khác hẳn với tổ chức bầy đàn. Để hiểu tổ chức ấy, ta tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 126 trang cucpham 21/07/2022 5640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 1-50 - Bùi Quốc Vương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 1-50 - Bùi Quốc Vương

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 1-50 - Bùi Quốc Vương
Tiết PP: 01 Ngày giảng: 3/ 9/ 2007
Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
Chương I
XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
Bài 1 Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
 I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS nắm những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.
 2. Gi¸o dôc: vai trò và tác dụng của lao động trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Giáo dục lòng yêu lao động.
 3. Kü n¨ng: Rèn kỹ năng trình bày nội dung lịch sử kết hợp với sử dụng mô hình tranh ảnh.
 II. Phương pháp d¹y häc: Vấn đáp, thảo luận nhóm, trực quan, phân tích.
 III. Phương tiện dạy học
	- Tài liệu tham khảo: Đại cương lịch sử thế giới cổ đại ( T1), NXBGD, HN, 1998.
	- Trực quan: Các hình ảnh trong sách giáo khoa.
IV. Tiến trình dạy học
 1. Giới thiệu bài mới: 
	Lịch sử loài người cho ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện trên trái đất. Khoa học đặc biệt là khảo cổ học đã tìm ra nhiều bằng chứng nói lên sự phát triển lâu dài từ động vật bậc thấp lên động vật bậc cao, đỉnh cao là quá trình chuyển biến từ vượn thành người. 
 2.Tæ chøc d¹y häc:
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
* Kiến thức: Nguồn gốc loài người.
* Tổ chức:
- HS: kể chuyện Sự tích trăm trứng ->Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- HS thảo luận, GV nhận xét, bổ xung và chốt ý:
+ Câu chuyện phản ánh con người giải thích nguồn gốc của mình, do chưa đủ khoa học nên gửi vào chuyện thần thánh.
+ Ngày nay khảo cổ học tìm được bằng chứng nói lên sự phát triển của sinh giới lâu dài từvượn thành người.
- PV: Nguồn gốc loài người? Căn cứ cơ sở nào? Thời gian? Nguyên nhân quan trọng quyết định sự chuyển biển đó?
- HS quan sát hình 1 SGK, nhận xét người tối cổ
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Kiến thức: đời sống vật chất của người nguyên thuỷ.
* Tổ chức: 
- GV dùng ảnh NTC, CCLĐ bằng đá cho HS xem.
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:
Nhóm 1: Thời gian tìm được di tích người tối cổ? địa điểm? tiến hóa cấu tạo trong cơ thể?
Nhóm 2: Đời sống vật chất và quan hệ xã hội của người tối cổ?
- HS thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả của mình.
- PV: Thế nào là bầy người nguyên thuỷ
- PV: Phát minh ra lửa có ý nghĩa như thế nào?
- PV: Sự khác nhau giữa BNNT với các bầy động vật? 
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
* Kiến thức: NTK và sáng tạo cải tiến công cụ đồ đá và chể tác thêm nhiều công cụ mới.
* Tổ chức:
+ GV chia lớp thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Thời đại NTK xuất hiện thời gian? Sự hoàn thiện về hình dạng và cấu tạo cơ thể ntn?
- Nhóm 2: Sự sáng tạo của NTK trong việc chế tạo CCLĐ bằng đá?
- Nhóm 3: Những tiến bộ khác trong cuộc sống LĐ và vật chất?
+ HS: thảo luận và trình bày kết quả của mình, nhóm khác bổ sung, GV chốt ý.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá nhân.
* Kiến thức: đời sống vật chất và tinh thần NNT.
* Tổ chức:
- GV giải thích cuộc cách mạng đá mới là những tiến bộ trong cuộc sống 
- PV: Đá mới là công cụ đá có điểm khác ntn so với công cụ đá cũ?
- PV: Thời đá mới đời sống con người thay đổi ntn?
- Đồ trang sức làm bằng: vỏ ốc, xương thú, cành cây... biết làm trống bằng da thú, làm đàn đá...
- Giới thiệu sơ về bộ đàn đá của Khánh Hoà.
1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thuỷ.
 - Khoảng 6 triệu năm trước đây, loài người do loài Vượn cổ (Hominid) chuyển biến thành. 
- Khoảng 4 triệu năm trước đây, Người tối cổ xuất hiện ở một số nơi như Đông Phi, TQ, VN, Inđônêxia.
- Đời sống vật chất của người nguyên thủy:
+ Sử dụng CCLĐ bằng đá cũ (sơ kỳ)
+ Kiếm sống bằng lao động tập thể, với phương thức hái lượm và săn bắt.
+ Biết dùng lửa và tạo ra lửa.
- Quan hệ xã hội:
 + Quan hệ hợp quần XH: có người đứng đầu phân công LĐ giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái.
 + Sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5 - 7 gia đình
 + Chưa có qui định XH nên gọi là bầy người nguyên thuỷ. 
2. Người tinh khôn và óc sáng tạo:
- Khoảng 4 vạn năm trước đây Người tinh khôn ra đời. Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay nên gọi là người hiện đại.
- óc sáng tạo là sự sáng tạo của NTK trong việc cải tiến công cụ đồ đá và chể tác thêm nhiều công cụ mới: biết ghè, mài nhẵn, đục lỗ tra cán như rìu, dao, mác... -> cung tên, lao, đan lưới đánh cá, làm đồ gốm.
3. Cuộc cách mạng thời đá mới.
- 1 vạn năm trước đây thời đá mới bắt đầu.
- Cuộc sống con người có thay đổi lớn lao, đã biết: 
+ Con người đã biết mài nhẵn công cụ bằng đá, khoan lỗ để tra cán.
+ Trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy. Như vậy con người đã biết chuyển từ kinh tế thu lượm sang kinh tế sản xuất. 
+ Đan lưới đánh cá, làm đồ gốm, làm sạch tấm da thú để che thân cho ấm và “ cho có văn hóa”
+ Làm đồ trang sức, làm nhạc cụ để sinh hoạt nghệ thuật...
+ Biết làm nhà để ở.
 3. Củng cố
	- GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS 
	- Nguồn gốc loài người? Nguyên nhân quan trọng quyết định sự chuyển biển đó?
	- Thế nào là NTC? Đời sống vật chất của người tối cổ?
	- Những tiến bộ về kỹ thuật khi NTK xuất hiện?
4. Dặn dò. 
	- Bài tập về nhà: Lập bảng so sánh giữa Vượn cổ, Người tối cổ, Người tinh khôn thời đá cũ và thời đá mới: Thời gian, chủ nhân, CCLĐ đá, nơi tìm thấy di cốt
Chủ nhân
Niên đại
Hình dáng
Công cụ lao động
Nơi tìm di cốt
Vượn cổ
6 triệu năm
có thể đứng và đi bằng hai chân, tay cầm nắm, ăn hoa, quả, lá..
Chưa sử dụng công cụ lao động.
Đông Phi, Tây Á, VN
Người tối cổ
4 triệu năm
Đã hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, ngôn ngữ xuất hiện.
Bằng đá, sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ
Đông Phi, Giava, Bắc Kinh, Thanh Hóa ( VN )
Người tinh khôn
4 vạn năm
Có cấu tạo cơ thể như người ngày nay, xương cốt nhỏ hơn, lớp lông trên người không còn nữa
Bằng đá, nhưng gọn và sắc cạnh hơn do được ghè hai rìa 
Châu Á, châu Âu, châu Phi, 
	- Chuẩn bị bài 2: Xã hội nguyên thủy:
	+ Khái niệm thị tộc và bộ lạc.
	+ Sự xuất hiện tư hữu giai cấp và nhà nước.
5. Rút kinh nghiệm.
Tiết PP: 02 Ngày giảng:10 / 9/ /2006 
 Bài 2 Xã hội nguyên thuỷ 
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức: Khái niệm thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức XH đầu tiên của loài người. Mốc thời gian xuất hiện CCLD kim loại và hệ quả XH của công cụ kim loại.
 2. Gi¸o dôc: Giáo dục học sinh tính cộng đồng, tương thân, tương ái. 
 3. Kü n¨ng: Rèn luyện kỹ năng đánh giá, phân tích sự kiện lịch sử. 
 II. Phương pháp d¹y häc: Vấn đáp, thảo luận nhóm, giải thích, miêu tả.
 III. Phương tiện dạy học
	- Tài liệu tham khảo: Đại cương lịch sử thế giới cổ đại ( T1), NXBGD, HN, 1998.
 - Trực quan: Các hình ảnh trong sách giáo khoa.
D. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới
	 Người tinh khôn xuất hiện cuộc sống con người tốt hơn, đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn. Trong sự phát triển đó cho thấy sự hợp quần của bầy người nguyên thủy - một tổ chức xã hội quá độ. Tổ chức xã hội ấy còn mang tính giản đơn, dấu ấn bầy đàn cùng sự tự hoàn thiện của con người. Bầy đàn phát triển tạo nên sự gắn kết và định hình của một tổ chức xã hội loài người khác hẳn với tổ chức bầy đàn. Để hiểu tổ chức ấy, ta tìm hiểu bài hôm nay. 
3. Tæ chøc d¹y häc:
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung
 Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
* Kiến thức: Khái niệm thị tộc, bộ lạc, quan hệ trong thị tộc.
* Tổ chức: GV chia lớp thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Thế nào là thị tộc? mối quan hệ trong thị tộc?
- Nhóm 2: Thế nào là bộ lạc? nêu điểm giống và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc?
- Nhóm3: Quan hệ XH của NNT? Vì sao có sự hưởng thụ công bằng?
- HS: thảo luận và trình bày kết quả của mình, nhóm khác bổ sung, GV chốt ý:
+ Khái niệm thị tộc. Mối quan hệ trong thị tộc là lớp trẻ tôn kính cha mẹ, ông bà và cha mẹ yêu thương chăm sóc con cái.
+ Điểm giống và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc:
( Giống: Cùng chung dòng máu; khác: Tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị tộc) Mối quan hệ trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau chứ không có quan hệ hợp sức lao động kiếm ăn.
+ Tính cộng đồng thị tộc.
+ Nguyên nhân sự hưởng thụ công bằng: Của cải làm ra chỉ đủ ăn, TLSX thừa, CCLĐ thô sơ, dân ít nên con người không có nhu cầu chiếm giữ đất làm của riêng, do quan hệ huyết thống
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- PV: Tìm mốc thời gian con người tìm thấy kim loại ? sự chuyển biến ?
- PV: Công cụ bằng kim loại ra đời có tác dụng gì trong sản xuất?
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá nhân
* Kiến thức: Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
* Tổ chức:
- GV: Sự phá vỡ của “nguyên tắc vàng” bình đẳng của XHNT: Công cụ bằng kim loại ra đời sản xuất phát triển -> của thừa xuất hiện -> một số người có chức quyền chiếm đoạt của thừa làm của riêng -> tư hữu xuất hiện 
- PV: Việc chiếm của thừa đã tác động đến XHNT ntn?
- HS đọc SGK rồi trả lời, HS khác bổ sung, GV nhận xét và chốt ý:
+ Của thừa tạo cơ hội cho người dùng thủ đoạn chiếm làm của riêng -> xã hội bắt đầu phân chia giàu – nghèo.
+ Gia đình thay đổi theo, sản xuất phát triển, vai trò người đàn ông ngày càng tăng trong đời sống kinh tế và gia đình người đàn ông nắm vai trò quyết định -> chế độ phụ quyền thay thế.
- Xã hội nguyên thuỷ tan rã -> con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại mới: thời cổ đại.
1. Thị tộc - bộ lạc.
- Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình và có cùng chung một dòng máu. Đứng đầu là tộc trưởng.
- Bộ lạc là tập hợp những thị tộc sống gần nhau, có quan hệ họ hàng, có ngôn ngữ, tài sản chung... đứng đầu là tù trưởng.
- Quan hệ XHNT con người cùng “hợp tác LĐ”, hưởng thụ bằng nhau và tính “cộng đồng” rất cao
2. Buổi đầu của thời đại kim khí
- Con người tìm và sử dụng kim loại: khoảng 5500 năm trước đây - đồng đỏ -> khỏang 4000 năm trước đây - đồng thau -> khoảng 3000 năm trước đây-sắt.
- Ý nghĩa: khai thác thêm đất đai trồng trọt, năng xuất lao động tăng, thêm nhiều ngành nghề mới, tạo ra của dư thừa. 
3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
- Người có chức quyền chiếm đoạt của chung làm của riêng -> tư hữu xuất hiện.
- Gia đình phụ hệ thay thế thị tộc.
 - Xã hội phân chia giai cấp.
 ... hi hành nhiều chính sách tiến bộ : Công nhân làm chủ những xí nghiệp chủ bỏ trốn, kiểm soát chế độ tiền lương, giảm lao động ban đêm, cấm án phạt công nhân, đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc...
-> Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới do dân và vì dân.
- Công xã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho giai cấp vô sản: Tổ chức lãnh đạo các tầng lớp nhân dân
4. Củng cố
- Hoàn cảnh sự ra đời, qúa trình hoạt động và tác dụng của quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân. 
- Nguyên nhân diễn biến cuộc cách mạng ngày 18-3-1871 và sự thành lập công xã.
- Những việc làm chứng tỏ công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài mới Quốc tế thứ hai.
6. Rút kinh nghiệm 
 Tiết PP: 49 Ngày giảng: 10/ 05/ 2008
 Bài 39 Quốc tế thứ hai
A. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Nắm được sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX. Nắm và hiểu được hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ 2 và những đóng góp của tổ chức này đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của ăng-ghen. Hiểu được cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong quốc tế thứ 2 phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai luồng tư tưởng : Mác xít và phi Mác xít trong phong trào công nhân quốc tế.
- Tư tưởng: Giúp HS hiểu rõ công lao to lớn của Ph.ăng ghen và người kế tục là V.I.Lênin đối với phong trào Cộng sản và công nhân Quốc tế.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định các sự kiện và vai trò của cá nhân trong tiến trình lịch sử.
B. Phương pháp giảng dạy:
	Đàm thoại, thảo luận, phân tích, trực quan
C. Phương tiện dạy học
- Chân dung những Đại biểu nổi tiếng trong phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX: Ăng -ghen, La-phác-gơ (Pháp), Be-ben, Rô-da Lúc-xem-bua (Đức).
- Tài liệu về phong trào công nhân thế giới thời nay.
D. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu quá trình thành lập, hoạt động và vai trò của Quốc tế thứ nhất?
- Chứng minh rằng Công xã Pa-ri là Nhà nước kiểu mới?
2. Giới thiệu bài mới: Sự phát triển của phong trào Cách mạng thế giới trong những thập niên 70-80 của thế kỷ XIX với sự ra đời của Cách mạng chính Đảng công nhân có tính chất quần chúng ở nhiều nước đòi hỏi phải có một tổ chức Quốc tế mới để lãnh đạo phong trào công nhân thế giới. Quốc tế thứ hai đựơc thành lập. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX phát triển như thế nào? Hoạt động và vai trò của tổ chức Quốc tế thứ hai này ra sao. Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi trên.
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Cá nhân và tập thể:
- PV: Nguyên nhân bùng nỏ phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX?
- GV cho HS đọc đoạn chữ nho trong SGK nói về phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động ở Đức, Pháp, Anh đồng thời nêu câu hỏi: Qua đoạn đọc trên hãy cho biết phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra như thế nào?
- PV: Kết quả phong trào đấu tranh của công nhân?
- PV: Từ thực tế nhiều tổ chức Đảng ra đời đặt theo yêu cầu gì?
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
* Kiến thức: Hoàn cảnh ra đời, hoạt động và vai trò của Quốc tế thứ hai.
* Tổ chức: GV chia nhóm và giao nội dung thảo luận
 - Nhóm 1: Hoàn cảnh Quốc tế thứ hai ra đời?
- Nhóm 2: Hoạt động của Quốc tế thứ 2?
- Nhóm 3: Vai trò Quốc tế thứ hai?
- HS thảo luận nhóm, GV hướng dẫn HS thảo luận, HS trình bày kết quả thảo luận, GV chốt ý.
- GV nhấn mạnh đến vai trò của Ăng-ghen đối với hoạt động của Quốc tế thứ 2 khi người còn sống.
- PV: Cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế thứ 2 diễn ra như thế nào?
- PV: Vì sao quốc tế thứ hai tan rã?
1. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX.
- Nguyên nhân:
+ Đội ngũ công nhân tăng về số lượng và chất lượng, sống tập trung.
+ Do sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản, chính sách chạy đua vũ trang làm đời sống công nhân cực khổ ® công nhân đấu tranh.
- Phong trào công nhân đồi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt ở các nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp, Đức Mĩ.
+ Tiêu biểu gần 40 vạn công nhân Chi-ca-gô ngày 1-5-1886 đòi lao động 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Ngày đó đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động.
+ Nhiều Đảng công nhân, Đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập: Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng công nhân xã hội Mĩ (1876), Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883).
- Yêu cầu thành lập một tổ chức Quốc tế mới để đoàn kết lực lượng công nhân các nước càng trở lên cấp thiết.
2. Quốc tế thứ hai.
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, giai cấp tư sản tăng cường bốc lột nhân dân lao động.
+ Chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị phân chia lại thế giới dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ.
+ Nhiều Đảng và tổ chức công nhân tiến bộ ra đời 
- Ngày 14-7-1889 Quốc tế thứ 2 thành lập ở Pa-ri.
- Hoạt động Quốc tế thứ 2:
+ Thông qua các Đại hội và nghị quyết: sự cần thiết thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị.
+ Hạn chế ảnh hưởng các trào lưu cơ hội chủ nghĩa vô chính phủ.
+ Đoàn kết công nhân các nước thúc đẩy thành lập chính đảng vô sản ở nhiều nước.
- Diễn ra cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.
- Do thiếu nhất trí về đường lối chia rẽ về tổ chức, các Đảng trong Quốc tế 2 xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản ® Quốc tế 2 tan rã.
4. Củng cố 
- Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX diễn ra như thế nào? 
- Hoàn cảnh lịch sử, hoạt động và vai trò của Quốc tế thứ hai?
5. Dặn dò
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước bài mới Lênin và phong trào công nhân Nga nửa đầu thế kỷ XX.
6. Rút kinh nghiệm
 Tiết PP: 50 Ngày giảng: 8/ 05/ 2008
 Bài 40 LÊNIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỶ XX
A. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Nắm vững những hoạt động của Lê-nin trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội, qua đó hiểu được nhờ những hoạt động đó của Lê-nin, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga ra đời đã triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân lao động. Nắm được tình hình Nga trước cách mạng; diễn biến của cách mạng, tính chất và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 - 1907.
- Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng kính yêu và biết ơn những lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, những người cống hiến cả cuộc đời và sức lực cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lao động bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới.
- Kỹ năng: Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, chuyên chính vô sản.
B. Phương pháp giảng dạy
	Đàm thoại, trực quan, kể chuyện
C. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh về cuộc Cách mạng 1905-1907 ở Nga, chân dung Lê-nin.
- Tư liệu về tiểu sử của V.I. Lê-nin.
D. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu những nét nổi bật của phong trào công nhân Quốc tế cuối thế kỷ XIX?
- Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã? 
2. Giới thiệu bài mới: Đầu thế kỷ XIX, kế tục sự nghiệp của Mác và Ăng-ghen, V.I Lê-nin đã tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống các trào lưu tư tưởng cơ hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa Mác ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong phogn trào công nhân Nga và phogn rào công nhân Quốc tế. Để hiểu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hộ dưới sự lãnh đạo của Lê-nin nhưu thế nào? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc Cách mạng 1905-1907 ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân:
- GV sử dụng chân dung của Lênin và tóm tắt tiểu sử của Lênin.
- PV: Trình bày những hoạt động tích cực của Lênin thành lập Đảng vô sản kiểu mới?
- HS đọc đoạn chử nhỏ in trong SGK nói về việc Lênin viết hàng loạt tác phẩm của mình phê phán chủ nghĩa cơ hội, khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong.
- PV: Cuộc đấu tranh chống lại cơ hội đầu thé kỷ XX ở Nga diễn ra như thế nào?
Hoạt động 1: Cá nhân 
- PV: Tình hình nước Nga trước cách mạng? 
Hoạt động 1: Cả lớp. 
- GV sử dụng bảng niên biểu kết hợp trình bày nhũng nét chính về diển biến :
- GV kết hợp giới thiệu hình 75 SGK "Cuộc biểu tình ngày 09 - 1- 1905".
- PV: Hãy cho biết tính chất, ý nghĩa của Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga?
- PV: Tại sao nói đây là cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới? 
- Ý nghĩa?
I. HOẠT ĐỘNG BƯỚC ĐẦU CỦA V.I.LÊNIN TRONG PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA
- Mùa thu năm 1895 Lênin thống nhất các nhóm Mác xít ở Pê-téc-bua
- Năm 1900 Lênin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga.
- Năm 1903 Đại hội Đảng công nhân xã hội Nga được triệu tập ở Luân đôn dưới sự chủ trì của Lênin để bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng. Hình thành 2 phái Bôn-sê-vích đa số và phái Men-sê-vích thiểu số.
- Đầu thế kỷ XX các phái cơ hội trong quốc tế 2 ủng hộ chính phủ tư sản, ủng hộ chiến tranh. Đảng Bôn-sê-vích do Lênin lãnh đạo là kiên quyết chống chiến tranh đế quốc, trung thành với sự nghiệp vô sản.
- Lênin có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận thông qua những tác phẩm của mình.
II. CÁCH MẠNG 1905-1907 Ở NGA.
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng 
- Kinh tế : Công thương nghiệp phát triển, các công ty độc quyền ra đời.
- Chính trị: Chế độ Nga hoàng kìm hãm sản xuất, bóp nghẹt tự do dân chủ -> đời sống nhân dan, công nhân khổ cực.
- Xã hội: Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật -> xã hội mâu thuẫn sâu sắc đẫn đến bùng nổ cách mạng.
2. Cách mạng bùng nổ
* Diễn biến:
- Ngày 09/01/1905
- Mùa thu năm 1905 
- Tháng 12 – 1905 tại Matxcơva 
- Tính chất: Là cuộc Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga. Đây là một cuộc Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Ý nghĩa:
+ Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hòang, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đồi dân chủ ở các nước đế quốc.
 + Thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh.
4. Củng cố
	- Vai trò của Leenin đối với phong trào công nhân Nga và phong trào cách mạng thế giới?
	- Trình bày diễn biến và ý nghĩa cách mạng Nga 1905-1907?
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Ôn tập toàn bộ học kỳ.
6. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_tiet_1_50_bui_quoc_vuong.doc