Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây

I. Mục tiêu kiến thức

Học xong bài này HS có khả năng:

1. Nêu được thời gian, địa điểm ra đời của các quốc gia cổ đại phương Tây

2. Nêu được 2 thuận lợi và khó khăn cơ bản về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây

3. Trình bày được ý nghĩa của việc xuất hiện công cụ bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải

4. Trình bày được 5 thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Tây (Lịch và Thiên văn học, chữ viết, toán học, khoa học, nghệ thuật kiến trúc)

Bậc 2:

1. Lập sơ đồ giải thích khái niệm “nền dân chủ chủ nô”.

3. Giải thích được khái niệm “thị quốc” dựa vào đặc điểm về: thời gian, cơ sở kinh tế, thể chế chính trị và cơ cấu xã hội.

Bậc 3:

1. Nhận xét được điểm nổi bật của xã hội phương Tây về cơ sở kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế chính trị

2. Phân tích được 4 cơ sở hình thành của văn hóa cổ đại phương Tây

II. Mục tiêu kỹ năng:

1. Trình bày, so sánh, giải thích sự kiện, hiện tượng lịch sử

 2. Ghi nhớ nhanh sự kiện lịch sử

 

doc 8 trang cucpham 4840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây
Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
A. Mục tiêu của bài học:
I. Mục tiêu kiến thức
Học xong bài này HS có khả năng:
1. Nêu được thời gian, địa điểm ra đời của các quốc gia cổ đại phương Tây
2. Nêu được 2 thuận lợi và khó khăn cơ bản về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây
3. Trình bày được ý nghĩa của việc xuất hiện công cụ bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải
4. Trình bày được 5 thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Tây (Lịch và Thiên văn học, chữ viết, toán học, khoa học, nghệ thuật kiến trúc)
Bậc 2:
1. Lập sơ đồ giải thích khái niệm “nền dân chủ chủ nô”.
3. Giải thích được khái niệm “thị quốc” dựa vào đặc điểm về: thời gian, cơ sở kinh tế, thể chế chính trị và cơ cấu xã hội.
Bậc 3:
1. Nhận xét được điểm nổi bật của xã hội phương Tây về cơ sở kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế chính trị
2. Phân tích được 4 cơ sở hình thành của văn hóa cổ đại phương Tây
II. Mục tiêu kỹ năng:
1. Trình bày, so sánh, giải thích sự kiện, hiện tượng lịch sử
 2. Ghi nhớ nhanh sự kiện lịch sử
III. Mục tiêu thái độ
1. Trân trọng giá trị của văn hóa của loài người
B. Tài liệu tham khảo
Nghiêm Đình Vỳ (cb), Lịch sử thế giới cổ trung đại, Nxb. Đại học Sư phạm, H. 2004.
Lương Ninh (cb), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb. Giáo dục, H. 2006.
Nguyễn Xuân Trường, Trần Thái Hà, Tư liệu dạy và học môn Lịch sử 10, Nxb. Hà Nội, H. 2007.
Phạm Hồng Việt, Dạy – Học Lịch sử qua các nhân vật (phần lịch sử thế giới), Nxb. Giáo dục Việt Nam, H. 2009
C. Phương tiện dạy học:
1. Phiếu học tập, bài tập
2. Bảng viết, phấn
3. Tranh ảnh, bản đồ
D. Tiến trình bài dạy
Thời gian
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động dạy học 
Ghi chú
5’
Mở đầu bài học
GV: 
- Dẫn dắt vào bài mới
- Giới thiệu mục tiêu bài học
1. Thiên nhiên và đời sống của con người
- Hy Lạp, Rô-ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng
+ Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển
+ Khó khăn: đất ít và xấu, chỉ thích hợp với các loại cây lâu năm à thiếu lương thực phải nhập từ các nơi khác.
- Ý nghĩa của công cụ bằng sắt: 
+ S trồng trọt tăng
+ Sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển
2. Thị quốc Địa Trung Hải
- Nguyên nhân ra đời:
+ Tình trạng đất đai phân tán nhỏ
+ Cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp
- Khái niệm: 
Là 1 nước, trong đó phần chủ yếu là thành thị với 1 vùng đất trồng trọt ở xung quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, nhà thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng nhất là bến cảng.
- Thể chế chính trị:
+ Quyền lực nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500 Mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.
à Bản chất của nền dân chủ cổ đại Hy Lạp – Rô ma: là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô với nô lệ.
- Cơ sở kinh tế:
+ Thủ công nghiệp: làm đồ gốm, chế tác kim loại, làm rượu nho, dầu ôlưu, có xưởng thủ công quy mô lớn..
+ Thương nghiệp: chủ yếu thương mại đường biển, nhiều hải cảng, có thuyền lớn, xuất đi hàng thủ công. Nhập về lúa mì,thực phẩm, tơ lụa.
- Tổ chức xã hội:
+ Chủ nô:
+ Bình dân: (thị dân nghèo, thợ thủ công, buôn bán nhỏ và nông dân)
+ Nô lệ: bị bóc lột và khinh rẻ
3. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô –ma
a. Lịch và chữ viết
- Lịch: Cư dân cổ đại ĐTH đã tính được 1 năm có 365 ngày và 1//4 nên họ địn ra 1 tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. Dù chưa thật chính xác nhưng cũng rất gần với ngày nay
- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C Lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay
b. Sự ra đời của khoa học
- Chủ yếu trên các lĩnh vực: Toán, Lý, Sử, Địa
- Khoa học đến Hy Lạp, Rô – ma mới thật sự trở thành khoa học vì: có độ chính xác của khoa học; đạt tới trình độ khái quát, thành định lý, lý thuyết và được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi
c. Văn học
- Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát)
- Một số nhà viết kịch tiêu biểu: Sô – phốc, Ê-sin
- Giá trị: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và tính nhân đạo sâu sắc
d. Nghệ thuật
Nghệ thuật tạc tượng thần, xây dựng đến thờ thần đạt đến đỉnh cao
HS: Trả lời câu hỏi:
1. Nếu thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên đối với các quốc gia cổ đại phương Tây?
GV: Khái quát ý nghĩa của việc sử dụng công cụ sắt vào thiên niên kỉ I TCN của các quốc gia cổ đại phương Tây
HS: Trả lời câu hỏi:
2. Nguyên nhân ra đời của thị quốc Địa Trung Hải?
GV: Khái quát khái niệm “thị quốc”
GV:Mở rộng kiến thức về Đại hội nhân dân, Hội đồng 500
So sánh thể chế chính trị?
HS: Trả lời câu hỏi:
So sánh tổ chức xã hội phương Đông cổ đại và phương Tây?
GV: Mở rộng kiến thức về nguồn gốc, vai trò của nô lệ
Nguồn gốc nô lệ:
- Tù binh chiến tranh: Chiến tranh Punic lần 3 (với Các-ta-gô; Bắc Phi), Rô-ma bắt được 50.000 tù binh
- Nô lệ vì nợ
- Cướp biển bắt cóc người
- Con cái nô lệ cũng là nô lệ
HS: Trả lời câu hỏi:
Liệt kê 2 thành tựu cơ bản trên lĩnh vực lịch và chữ viết của người HI Lạp và Rô-ma cổ đại
GV: Mở rộng kiến thức về các nhà khoa học nổi tiếng thời cổ đại phương Tây: Ta-let; Pi-ta-go; Ác-si-mét
HS: Trả lời câu hỏi:
Trình bày thành tựu văn học: thể loại chính, nhà viết kịch nổi tiếng; giá trị?
GV: Giới thiệu khái quát về nghệ thuật cổ đại ĐTH
Câu hỏi cho HS khá giỏi: 
So sánh điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây và Đông. Giải thích lý do các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời sớm hơn phương Tây?
Đại hội nhân dân:
Quyền lực cao nhất thuộc Đại hội nhân dân. Công dân Aten 18 tuổi trở lên (nam giới) đều được tham gia: thảo luận về những vấn đề quan trọng của nhà nước như giảng hòa hay tuyên chiến, đề ra các dự luật, bầu chọn và cử các viên chức nhà nước: tư lệnh quân đội
Hội đồng 500: 
Cơ quan hành chính cao nhất – “quốc
Hội”
Vai trò của nô lệ:
- Lao động chính tham gia vào tất cả các ngành kinh tế
- Hàng hóa kinh doanh: chợ Xác-đen-nha (Rô-ma)
- Tạp dịch, hầu hạ
Lao động của nô lệ đã gạt bỏ lao động của tầng lớp bình dân đến nỗi ở Rô-ma những người bình dân ko có thói quen lao động chân tay và coi khinh lao động chân tay
Theo A-tê-nê, 1 nhà văn Hi Lạp, ở thế kỉ III cho rằng Aten có khoảng 40 vạn nô lệ, 2 vạn dân tự do, 1 vạn kiều dân. Nô lệ đông gấp 13 lần so với nô lệ và bình dân
Tượng mà rất “người”, rất sinh động, thanh khiết. Các công trình chủ yếu làm bằng đá cẩm thạch trắng: thanh thoátlàm say mê lòng ngườilà kiệt tác của muôn đời”
5’
Ôn tập
E. Ghi chép đánh giá cải tiến 
Thời gian
Lớp
Ưu điểm
Hạn chế
Giải pháp cải tiến
10 Anh 1
10 Anh 2
10 Toán 2
- Ai Cập cổ đại – khoảng giữa thiên niên kỉ IV TCN
- Lưỡng Hà – khoảng thiên niên kỉ IV TCN
- Ấn Độ - giữa thiên niên kỉ III TCN
- Trung Quốc – khoảng thế kỉ XXI TCN 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_bai_4_cac_quoc_gia_co_dai_phuong_tay.doc