Giáo án Kỹ thuật may - Tuần 13-17
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
- Tính được các kích thước thiết kế.
- Vẽ và cắt được tay áo, cổ áo, túi áo của áo sơ mi nam cơ bản.
2. Kỹ năng:
- Vẽ và cắt các chi tiết sơ mi nam cơ bản trên giấy đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Sử dụng dụng cụ đo, vẽ và cắt đúng thao tác.
3. Thái độ:
Say mê công việc, làm việc nghiêm túc, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Bảng hệ thống công thức thiết kế sơ mi nam cơ bản.
- Bản vẽ thiết kế các chi tiết của sơ mi nam cơ bản.
- Các chi tiết sơ mi nam cơ bản cắt trên giấy.
- Thước dây, thước dẹt, phấn (hoặc bút chì).
2. Học sinh chuẩn bị:
- Nghiên cứu nội dung bài 16. Thực hành: Vẽ và cắt sơ mi nam cơ bản (SGK) (tt).
- Dụng cụ học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Kỹ thuật may - Tuần 13-17
Bài: 16 Tuần: 13 Tiết thứ: 37 Tên bài dạy thực hành VẼ VÀ CẮT SƠ MI NAM CƠ BẢN (tt) Số tiết: 1 tiết Ngày soạn: 27/11/2011 Ngày thực hiện: 28/11/2011 I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Tính được các kích thước thiết kế. - Vẽ và cắt được tay áo, cổ áo, túi áo của áo sơ mi nam cơ bản. 2. Kỹ năng: - Vẽ và cắt các chi tiết sơ mi nam cơ bản trên giấy đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật. - Sử dụng dụng cụ đo, vẽ và cắt đúng thao tác. 3. Thái độ: Say mê công việc, làm việc nghiêm túc, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên chuẩn bị: - Bảng hệ thống công thức thiết kế sơ mi nam cơ bản. - Bản vẽ thiết kế các chi tiết của sơ mi nam cơ bản. - Các chi tiết sơ mi nam cơ bản cắt trên giấy. - Thước dây, thước dẹt, phấn (hoặc bút chì). 2. Học sinh chuẩn bị: - Nghiên cứu nội dung bài 16. Thực hành: Vẽ và cắt sơ mi nam cơ bản (SGK) (tt). - Dụng cụ học tập. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: Thời gian: 1 phút - Kiểm tra sĩ số. - Ghi tên học sinh vắng. 2. Kiểm tra bài cũ: Thời gian: 4 phút. - Câu hỏi: Hãy tính các kích thước: hạ nách, rộng ngang ngực, rộng vai, rông ngang gấu thân trước sơ mi nam cơ bản theo số đo mẫu sau: Da 60 – Des 36 – Rv 36 – Xv 4 – Vn 84 – Vc 36 – Dt 45 ?(10đ) - Đáp án: + Hạ nách = Vn/4 + 2 = 84/4 = 23 (cm). (2đ) + Rộng ngang ngực = Vn/4 + Cđ (4) = 84/4 + 4 = 25 (cm). (3đ) + Rộng vai = Rv/2 = 36/2 = 18 (cm). (2đ) + Rộng ngang gấu = Rộng ngang ngực – 1 = 25 - 1 = 24 (cm). (3đ) 3. Hướng dẫn thực hành: - Nội dung: + Nghiên cứu nội dung bài 16. Thực hành: Vẽ và cắt sơ mi nam cơ bản (SGK) (tt). - Đồ dùng dạy học: - Bảng hệ thống công thức thiết kế sơ mi nam cơ bản. - Bản vẽ thiết kế các chi tiết của sơ mi nam cơ bản. - Các chi tiết sơ mi nam cơ bản cắt trên giấy. - Thước dây, thước dẹt, phấn (hoặc bút chì). - Hình thức tổ chức: Học ở lớp. - Sản phẩm ứng dụng: Sơ mi nam cơ bản. * Giới thiệu bài: - Gv sử dụng vật mẫu các chi tiết áo cắt trên giấy để đưa ra mục tiêu của bài. - Yêu cầu một vài học sinh nhắc lại mục tiêu của bài. * Các quá trình hướng dẫn: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ DẪN NHẬP: 2/ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: - Vẽ và cắt tay áo. - Vẽ và cắt cổ áo, túi áo. 3/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: A. Hướng dẫn ban đầu: I. Chuẩn bị: 1. Nguyên liệu: Giấy khổ A0, 2 tờ/1 hs. 2. Dụng cụ: Thước dẹt, thước cong, phấn, tẩy, bút chì, kéo cắt giấy. II. Nội dung thực hành: 1. Trình tự thực hành (tt): Bước 4: Vẽ và cắt tay áo: - Vẽ tay áo: + Đường dọc (đường sống tay). + Các đường ngang (đầu tay, mang tay, cửa tay). + Vẽ các đường mang tay sau, mang tay trước, bụng tay, cửa tay. - Kiểm tra các kích thước. - Cắt tay áo: + Vẽ gia đường may các đường bao. + Cắt theo thứ tự các đường. Bước 5: Vẽ và cắt cổ áo, túi áo: - Cổ áo: + Vẽ: lá cổ, chân cổ. + Cắt: lá cổ, chân cổ. - Kiểm tra các kích thước. - Túi áo: + Vẽ túi theo thiết kế trên thân. + Vẽ gia đường may miệng túi, thân túi và cắt. III. Đánh giá: 1. Chuẩn bị: - Dụng cụ: đủ thước, bút, tẩy, kéo - Vật liệu: Giấy khổ A0. 2. Thực hiện quy trình và thao tác kỹ thuật: - Tính các kích thước thiết kế. - Trình tự và thao tác vẽ và cắt các chi tiết. 3. Sản phẩm thực hành: - Kết quả các kích thước. - Mức độ đạt được so với yêu cầu kỹ thuật. 4. Thời gian thực hiện: Cắt trên giấy được một sơ mi nam cơ bản. 5. Thái độ thực hành: - Ý thức làm việc. - Chấp hành các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. B. Hướng dẫn thường xuyên: Vẽ và cắt tay áo. Vẽ và cắt cổ áo, túi áo. C. Hướng dẫn kết thúc: 1.Thu sản phẩm. 2. Nhận xét: - Việc chấp hành giờ giấc. - Ý thức tổ chức kỹ luật. - Kết quả học tập. 3. Kiểm tra dụng cụ. 4. Vệ sinh phòng học. 4/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ: - Nêu trình tự các bước vẽ và cắt tay áo? 5/ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Điền công thức và kích thước vào bản vẽ thiết kế chi tiết thân trước sơ mi nam cơ bản: - Gv sử dụng vật mẫu giới thiệu bài học mới. * Gv chuyển ý mục I. - Hđ 1: giới thiệu một số nguyên liệu và dụng cụ cần thiết cho tiết thực hành. - Hđ 2: ghi bảng. * Gv chuyển ý mục II. - Hđ 1: yêu cầu hs trình bày cách gấp vải, vẽ và cắt tay áo. - Hđ 2: thao tác mẫu vẽ đường vòng nách tay và hướng dẫn cho 1 hs vẽ lại. - Hđ 3: nhận xét bổ sung ý kiến. - Hđ 1: yêu cầu hs trình bày cách gấp vải, vẽ và cắt cổ áo, túi áo. - Hđ 2: thao tác mẫu vẽ và cắt cổ áo, túi áo. * Gv chuyển ý mục III. - Hđ 1: hướng dẫn hs dựa vào các gợi ý đánh giá ở cuối bài, tự nhận xét đánh giá kết quả bài thực hành của mình. - Hđ 2: ghi bảng. - Hđ 1: quan sát và kiểm tra hs gấp vải, vẽ tay áo. - Hđ 2: chỉnh sửa cho những hs gấp vải và vẽ chưa đúng. - Hđ 3: nhắc nhở hs kiểm tra hình vẽ trước khi cắt. Lưu ý hs kiểm tra vòng nách tay và thân trước khi cắt. - Hđ 4: quan sát hs cắt, chỉnh sửa cho những hs cắt chưa đúng. - Hđ 1: tổng kết bài. - Hđ 2: hướng dẫn hs tự đánh giá sản phẩm thực hành bằng cách đối chiếu với mẫu chi tiết cắt trên giấy. - Hđ 3: hướng dẫn hs đánh giá sản phẩm thực hành theo nhóm. - Hđ 4: trước khi thu bài, gv đánh giá chung , có thể chọn 1 hoặc 2 bài tốt để biểu dương. Gv nêu những sai sót để hs tự kiểm tra lại trước khi nộp bài cho gv. - Hđ 1: nêu câu hỏi. - Hđ 2: nhận xét. - Hđ 1: cho bài tập về nhà. - Hđ 2: dặn dò hs chuẩn bị bài cho tiết học sau. - Hs quan sát và nghe giảng. - Hđ 1: chuẩn bị dụng cụ. - Hđ 2: ghi bài. - Hđ 1: trình bày cách gấp vải, vẽ và cắt tay áo. - Hđ 2: lớp quan sát gv thao tác mẫu vẽ đường vòng nách tay, 1 hs khác lên vẽ lại theo chỉ dẫn của gv. - Hđ 3: lớp quan sát và nhận xét thao tác của bạn. - Hđ 1: trình bày cách gấp vải, vẽ và cắt cổ áo, túi áo. - Hđ 2: lớp quan sát gv thao tác mẫu vẽ và cắt cổ áo. - Hđ 1: nghe gv trình bày và dựa vào các gợi ý để khi kết thúc bài thực hành tự đánh giá kết quả bài thực hành của mình. - Hđ 2: ghi bài. - Hđ 1: tiến hành gấp vải và vẽ tay áo, cổ áo. - Hđ 2: chỉnh sửa lại cho đúng nếu gấp vải và vẽ có sai sót. - Hđ 3: kiểm tra lại kích thước trước khi cắt. - Hđ 4: tiến hành cắt. - Hđ 1: nghe gv tổng kết bài. - Hđ 2: tự đánh giá sản phẩm thực hành theo hướng dẫn của gv. - Hđ 3: tự đánh giá sản phẩm thực hành theo nhóm. - Hđ 4: nghe gv đánh giá chung, nhận biết một số sai sót để kịp chỉnh sửa trước khi nộp bài cho gv. - Hđ 1: đại diện lớp trả lời. - Hđ 2: nghe gv nhận xét. - Hđ 1: ghi bài tập về nhà làm. - Hđ 2: lắng nghe gv dặn dò. 1ph 1ph 6ph 25ph 5ph 1ph 1ph IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên (Ký tên) LêVănPhúc Nguyễn Thị Phúc Bài: 17 Tuần: 13 Tiết thứ: 38 Tên bài dạy lý thuyết QUY TRÌNH MAY SƠ MI NỮ, NAM. MAY TÚI ỐP Số tiết: 1 tiết Ngày soạn: 22/11/2011 Ngày thực hiện:28/11/2011 I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Biết được quy trình chung may sơ mi nữ, nam. - Biết được đặc điểm kiểu mẫu của túi ốp ngoài. - Hiểu được quy trình, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may túi ốp ngoài sơ mi. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được đặc điểm kiểu mẫu và các chi tiết cấu tạo túi ốp ngoài của sơ mi. - Nhận biết được yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may túi ốp. 3. Thái độ: Hứng thú tìm hiểu về phương pháp may. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên chuẩn bị: - Sơ mi quy trình may sơ mi nữ, sơ mi nam. - Tranh hoặc ảnh chụp một số kiểu túi ốp, tranh phương pháp may túi ốp ngoài. - Áo mẫu: sơ mi nam (có may túi). - Mẫu vải: các chi tiết cấu tạo túi ốp và mẫu các bước may. - Phiếu học tập để củng cố bài. 2. Học sinh chuẩn bị: - Nghiên cứu nội dung bài 17: Quy trình may sơ mi nữ, nam. May túi ốp (SGK). - Vở, bút. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: Thời gian: 1 phút. - Kiểm tra sĩ số. - Ghi tên học sinh vắng. 2. Kiểm tra bài cũ: Thời gian: 2 phút. - Câu hỏi: Để dựng các đường: ngang cổ, ngang vai, ngang ngực, ngang eo, ngang gấu thân trước sơ mi nam cơ bản, ta cần xác định những kích thước nào? (10đ) - Đáp án-Biểu điểm Câu Đáp án Biểu điểm Để dựng các đường: ngang cổ, ngang vai, ngang ngực, ngang eo, ngang gấu thân trước sơ mi nam cơ bản, ta cần xác định những kích thước: - Dài áo. (2đ) - Hạ xuôi vai. (2đ) - Hạ sâu cổ. (2đ) - Hạ nách. (2đ) - Hạ eo. (2đ) (2đ) (2đ) (2đ) (2đ) (2đ) 3. Thực hiện bài học: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ DẪN NHẬP: 2/ GIẢNG BÀI MỚI: A. Quy trình may sơ mi nữ, nam: 1. Sơ mi nữ: May thân May cổ áo May tay áo May gấu Tra tay vào thân Tra cổ vào thân Là sản phẩm Thùa khuyết đính khuy 2. Sơ mi nam: May tay áo May cổ áo May thân Tra tay vào thân, may sườn áo và bụng tay. Tra cổ vào thân May gấu Tra măng sét vào tay Là sản phẩm Thùa khuyết đính khuy. B. May túi ốp sơ mi. I. Đặc điểm kiểu mẫu, cấu tạo: 1. Đặc điểm: Túi ốp ngoài không nắp, miệng túi may viền gấp, đáy túi vắt góc. 2. Cấu tao: Túi ốp ngoài sơ mi gồm các chi tiết: thân túi và thân áo. II. Yêu cầu kỹ thuật: - Đúng quy cách và kích thước. - Êm phẳng về canh sợi. - Miệng túi và thân túi ôm khít thân sản phẩm. - Các đường may đúng quy định, đều, chắc. - Đảm bảo vệ sinh công nghiệp. III. Phương pháp may: 1. Chuẩn bị: - Sang dấu vị trí túi lên thân trước bên trái từ mặt trái sang mặt phải vải. 2. May miệng túi: - Gấp vải: gập miệng túi theo dấu phấn vào mặt trái thân túi. - Là chết nếp miệng túi. - May một đường cách mép gấp miệng túi từ 2,0 -> 2,5cm trên mặt phải thân túi. 3. May túi vào thân áo: - Đặt túi trên thân áo, miệng túi trùng với đường phấn. - May: gấp cạnh túi, may mí vòng quanh thân túi từ miệng túi bên này sang miệng túi bên kia, lại mũi chỉ 2 đầu. 3/ CỦNG CỐ KIẾN THỨC: Nhóm: PHIẾU HỌC TẬP: Điền vào ô trống cho đầy đủ quy trình may sơ mi nữ: May tay áo May thân Thùa khuyết đính khuy 4/ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - GV giới thiệu áo mẫu. ? Nêu các công đoạn trong quy trình may sơ mi nữ và nam. - GV ghi lên bảng các công đoạn may do hs nêu. - Gợi ý hs trả lời các câu hỏi: Các công đoạn may nếu không theo một trình tự nhất định khi may ... u. Tháo ra, vuốt các lớp cho êm phẳng, tra lại chân cổ với vòng cổ thân áo. III. Đánh giá: 1. Chuẩn bị: - Dụng cụ: Đủ thước, phấn may, kéo, mẫu đậu, mẫu sang dấu. - Vật liệu: Đủ một bộ các chi tiết cổ đứng có chân cắt trên vải, chỉ may. 2. Thực hiện theo quy trình và thao tác kỹ thuật: - Theo trình tự may cổ đứng có chân. - Đúng thao tác và phương pháp may. 3. Sản phẩm thực hành: - Kết quả các kích thước, đường may - Mức độ đạt được so với yêu cầu kỹ thuật may cổ đứng có chân. 4. Thời gian thực hiện: May hoàn chỉnh một cổ đứng có chân. 5. Thái độ thực hành: - Ý thức làm việc. - Chấp hành các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. B. Hướng dẫn thường xuyên: May lộn phần bẻ lật lá cổ. May viền chân cổ. May lá cổ với chân cổ. Tra cổ vào thân áo. C. Hướng dẫn kết thúc: 1. Thu sản phẩm. 2. Nhận xét: - Việc chấp hành giờ giấc. - Ý thức tổ chức kỹ luật. - Kết quả học tập. 3. Kiểm tra dụng cụ. 4. Vệ sinh phòng học. 4/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ: 5/ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Gv sử dụng vật mẫu giới thiệu bài học. - Gv xác định mục tiêu bài thực hành. - Yêu cầu hs nhắc lại mục tiêu bài. * Gv chuyển ý mục I. - Hđ 1: hỏi: Em hãy cho biết những nguyên liệu, dụng cụ và trang thiết bị cần thiết cho bài thực hành này? - Hđ 2: nhận xét, bổ sung. * Gv chuyển ý mục II. - Hđ 1: hướng dẫn hs làm việc cá nhân, nghiên cứu nội dung bài tập thực hành. - Hđ 2: giải thích thêm. - Hđ 1: giới thiệu quy trình may cổ đứng. - Hđ 2: ghi bảng. - Hđ 1: làm mẫu thao tác dán dựng mex Lên lá cổ và chân cổ. - Hđ 2: ghi bảng. - Hđ 1: yêu cầu hs nêu phương pháp may lộn phần bẻ lật lá cổ. - Hđ 2: thao tác mẫu may lộn lá cổ và may diễu lá cổ. - Hđ 3: lưu ý may diễu 1 chân vịt nhỏ (0,5cm), không lại mũi chỉ. - Hđ 1: thao tác mẫu may viền chân cổ kết hợp giảng giải, phân tích. - Hđ 2: ghi bảng. - Hđ 1: thao tác mẫu bấm dấu điểm giữa và điểm cặp lá ba. - Hđ 2: hướng dẫn hs cách xếp lá cổ và chân cổ để may cặp lá ba. Gv may mẫu để hs dễ hiểu. - Hđ 3: hướng dẫn hs lộn chân cổ và kiểm tra chân cổ. - Hđ 1: yêu cầu hs nêu phương pháp tra cổ vào thân áo. - Hđ 2: nhắc lại cho hs về thao tác bấm dấu và sang dấu các điểm vòng cổ thân áo, nẹp áo và chân cổ phải trùng nhau. - Hđ 1: sử dụng sản phẩm cổ áo may sai hỏng hướng dẫn hs nhận biết một số sai hỏng và hướng dẫn hs nêu nguyên nhân và cách khắc phục. - Hđ 2: ghi bảng. * Gv chuyển ý mục III. - Hđ 1: hướng dẫn hs dựa vào các gợi ý đánh giá ở cuối bài, tự nhận xét đánh giá kết quả bài thực hành của mình. - Hđ 1: hướng dẫn hs kiểm tra lẫn nhau việc chuẩn bị các chi tiết để may cổ áo (cắt đủ các chi tiết, cắt đúng, sai?) - Hđ 2: kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của hs. - Hđ 3: yêu cầu hs về vị trí máy được phân công, chuẩn bị máy để tiến hành may. - Hđ 4: theo dõi và chỉnh sửa cho hs thao tác dán dựng mex lên lá cổ và chân cổ. - Hđ 5: làm mẫu thao tác may lộn lá cổ cho từng nhóm máy. - Hđ 6: quan sát và chỉnh sửa thao tác cho hs trong khi may viền chân cổ. - Hđ 7: thao tác mẫu cách may lá cổ với chân cổ và hướng dẫn hs cách lấy điểm giữa. - Hđ 8: làm mẫu thao tác may cổ vào thân cho từng nhóm máy. Để có đủ thời gian làm mẫu cho các nhóm, gv chỉ may một phần cổ áo. Lưu ý hướng dẫn kỹ các thao tác lấy điểm giữa, giữ các lớp vải thân áo khi may và cách may lại mũi chỉ hai bên cổ áo. - Hđ 1: tổng kết bài. - Hđ 2: hướng dẫn hs tự đánh giá sản phẩm thực hành bằng cách đối chiếu với mẫu chi tiết cắt trên giấy. - Hđ 3: hướng dẫn hs đánh giá sản phẩm thực hành theo nhóm. - Hđ 4: trước khi thu bài, gv đánh giá chung , có thể chọn 1 hoặc 2 bài tốt để biểu dương. Gv nêu những sai sót để hs tự kiểm tra lại trước khi nộp bài cho gv. - Hđ 1: nhận xét, đánh giá một số bài thực hành. - Hđ 2: đưa ra tranh hoặc ảnh một số kiểu cổ đứng tùy theo thiết kế đầu cổ có thể là vuông, nhọn hoặc lượn tròn, yêu cầu hs nêu quy trình và phương pháp may. - Hđ 1: dặn dò hs về nhà học bài. - Hđ 2: yêu cầu hs nghiên cứu trước nội dung bài học hôm sau. - Hs lắng nghe. - Hs lắng nghe. - Nhắc lại mục tiêu bài. - Hđ 1: trả lời. - Hđ 2: lắng nghe. - Hđ 1: đọc nội dung bài tập thực hành. - Hđ 2: lắng nghe. - Hđ 1: nghe giảng. - Hđ 2: ghi bài. - Hđ 1: quan sát. - Hđ 2: ghi bài. - Hđ 1: nêu phương pháp. - Hđ 2: quan sát gv may mẫu. - Hđ 3: nghe giảng. - Hđ 1: quan sát và nghe giảng. - Hđ 2: ghi bài. - Hđ 1: quan sát. - Hđ 2: quan sát và nghe gv hướng dẫn cách may cặp lá ba. - Hđ 3: nghe gv chỉ dẫn. - Hđ 1: nêu phương pháp. - Hđ 2: nghe giảng. - Hđ 1: quan sát mẫu may hỏng và nêu một số sai hỏng theo gợi ý của gv. - Hđ 2: ghi bài. - Hđ 1: nghe gv trình bày và dựa vào các gợi ý để khi kết thúc bài thực hành tự đánh giá kết quả bài thực hành của mình. - Hđ 1: kiểm tra số lượng các chi tiết cổ áo. - Hđ 2: kiểm tra vậy liệu và dụng cụ cần thiết. - Hđ 3: về vị trí máy đã phân công. - Hđ 4: dán dựng mex lên lá cổ và châ cổ. - Hđ 5: quan sát và tiến hành may. - Hđ 6: may sai cần chỉnh sửa thao tác lại cho đúng. - Hđ 7: quan sát và thực hiện lấy điểm giữa theo chỉ dẫn của gv. - Hđ 8: lưu ý lấy điểm giữa trước khi tra cổ vào thân áo, quan sát gv may mẫu và tiến hành may. - Hđ 1: nghe gv tổng kết bài. - Hđ 2: tự đánh giá sản phẩm thực hành theo hướng dẫn của gv. - Hđ 3: tự đánh giá sản phẩm thực hành theo nhóm. - Hđ 4: nghe gv đánh giá chung, nhận biết một số sai sót để kịp chỉnh sửa trước khi nộp bài cho gv. - Hđ 1: nghe gv nhận xét, đánh giá. - Hđ 2: quan sát và trả lời câu hỏi của gv. - Hđ 1: nghe gv dặn dò. - Hđ 2: ghi lại các nội dung cần chuẩn bị. 1ph 1ph 23ph 90ph 10ph 4ph 1ph IV. RÚT KINH NGHIỆM: . Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên (Ký tên) Lê Văn Phúc Nguyễn Thị ngọc Trinh Tuần: 17 Tiết thứ: 49 - 51 KIỂM TRA HỌC KỲ I (Lý thuyết + Thực hành) Số tiết: 3 tiết Ngày soạn: 25/12/2011 Ngày thực hiện: 26->31/12/2011 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản trong chương trình học kỳ I, qua đó giúp các em vận dụng tốt các kiến thức trong quá trình thực hành. 2. Kỹ năng: Rèn luyện học sinh kỹ năng thực hiện các đường may căn bản, kỹ năng vận dụng các công thức để tính toán và thiết kế một số sản phẩm đã học, kỹ năng sử dụng các dụng cụ nghề may. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cần cù, nhẫn nại trong lao động. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên chuẩn bị: - Đề thi. - Thước tỉ lệ. - Phôi liệu. - Máy may, kéo, thước, kim, chỉ, phấn vẽ, thuyền suốt. 2. Học sinh chuẩn bị: - Dụng cụ học tập cá nhân. - Giấy làm bài kiểm tra lý thuyết theo mẫu quy định. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: Thời gian: 1 phút. - Kiểm tra sĩ số. - Ghi tên học sinh vắng. 2. Kiểm tra: thu sách vở, tài liệu có liên quan đến nội dung thi. A. ĐỀ KIỂM TRA LÝ THUYẾT (45 phút) Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm: (4.0 điểm). Hãy khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng: Câu 1: Xếp vải may can rẽ: A. Áp mặt trái của hai lớp vải vào nhau. B. Úp mặt phải lớp vải trên lên mặt trái lớp vải dưới. C. Áp mặt phải của hai lớp vải vào nhau. D. Úp mặt trái lớp vải trên lên mặt phải lớp vải dưới. Câu 2: Khi may tra lật đè, xếp vải để may can chi tiết tra với chi tiết chính: A. Úp mặt trái lớp trong chi tiết tra lên mặt trái chi tiết chính. B. Úp mặt trái lớp ngoài chi tiết tra lên mặt phải chi tiết chính. C. Úp mặt phải lớp ngoài chi tiết tra lên mặt trái chi tiết chính. D. Úp mặt phải lớp trong chi tiết tra lên mặt trái chi tiết chính. Câu 3: Công thức hạ nách thân trước áo sơ mi nữ cơ bản là: A. Vc/4 + 1. C. Ve/4 + 1. B. Vn/4 + 1. D. Vm/4 + 1. Câu 4: Công thức rộng ngang cổ thân trước áo sơ mi nữ cơ bản là: A. Vc/6 + 0,5. C. Vn/6 – 0,5. B. Vc/6. D. Vn/6 + 1. Phần II: Thiết kế. (6.0 điểm). Cho số đo mẫu: Da = 60cm; Des = 35cm; Xv = 4cm; Rv = 38cm. Dt = 50cm; Vc = 36cm; Vn = 84cm; Vm = 88cm. a/ Em hãy tính các kích thước của thân trước áo sơ mi nữ cơ bản? b/ Sử dụng các nét vẽ kỹ thuật đã học, thước tỉ lệ 1/5. Em hãy vẽ thiết kế thân trước áo sơ mi nữ cơ bản? .***.. B. ĐỀ KIỂM TRA THỰC HÀNH (90 phút) Cho số đo mẫu: Vòng cổ = 36cm; Rộng bản lá cổ = 4cm: Rộng bản chân cổ = 3cm. Câu 1: (4 điểm) Em hãy vẽ, cắt hoàn chỉnh phần lá cổ, phần chân cổ trên keo (1 lớp) và trên vải (2 lớp) theo tỉ lệ 1:1? Câu 2: (6 điểm) Em hãy may hoàn chỉnh kiểu cổ đứng có chân trên các chi tiết đã cắt? * Yêu cầu kỹ thuật: - Vẽ và cắt sản phẩm đúng kích thước. - May hoàn chỉnh sản phẩm theo yêu cầu. - Đường may đúng quy cách. - Đảm bảo vệ sinh công nghiệp. * Phôi liệu: - Vải Kate trắng, keo ép vải, phấn may, chỉ trắng, kim tay, kim máy đủ cho một thí sinh thực hành. .***. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM MÔN: LÝ THUYẾT – NGHỀ MAY – KHỐI 11 THỜI GIAN: 45 phút Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm: (4.0 điểm). Học sinh trả lời đúng mỗi câu hỏi được 1.0 điểm. Câu 1: Đáp án C. Câu 2: Đáp án D. Câu 3: Đáp án B. Câu 4: Đáp án A. Phần II: Thiết kế. (6.0 điểm). 1/ Tính kích thước (3.0 điểm). - Nẹp áo = 4cm - Rộng ngang cổ = 6,5cm. - Giao khuy = 1,5cm. - Rộng vai = 19cm. - Dài áo = 60cm. - Rộng ngang ngực = 23cm. - Hạ xuôi vai = 5cm. - Rộng ngang eo = 21cm. - Hạ sâu cổ = 7cm. - Rộng ngang gấu = 24cm. - Hạ nách = 22cm. - Sa vạt = 2cm. - Hạ eo = 35cm. 2/ Vẽ hình (3.0 điểm) - Vẽ đúng kích thước theo tỉ lệ 1/5. (1.0 điểm) - Vẽ đúng các nét vẽ kỹ thuật. (1.0 điểm) - Ghi đủ, đúng các kích thước trên hình vẽ. (0.5 điểm) - Bản vẽ đạt yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ. (0.5 điểm) .*** ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM MÔN: THỰC HÀNH – NGHỀ MAY – KHỐI 11 THỜI GIAN: 90 phút Câu 1: Vẽ, cắt * Vẽ: - Dài lá cổ = 18,5cm (1đ) - Rộng bản lá cổ = 4cm (0,5đ) - Dài chân cổ = 21cm (1đ) - Rộng bản chân cổ = 3cm (0,5đ) * Cắt: - Đường sống cổ: 0,7cm (0,5đ) - Chân cổ: 0,7cm. (0,25) - Cạnh cổ: 0,7cm. (0,25đ) Câu 2: May * Mẫu may bán thành phẩm đúng theo yêu cầu sau: -Vẽ và cắt sản phẩm đúng kích thước. (2đ) - May hoàn chỉnh sản phẩm theo yêu cầu. (2đ) - Đường may đúng quy cách.. (1đ) - Đảm bảo vệ sinh công nghiệp. (1đ) *** IV. RÚT KINH NGHIỆM: . Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên (Ký tên) Lê Văn Phúc Nguyễn Thị ngọc Trinh
File đính kèm:
- giao_an_ky_thuat_may_tuan_13_17.doc